7. Kết cấu khóa luận
2.1. Khái quát về Agribank chi nhánhMỹ Đình
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Ngân Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mỹ Đình là Ngân hàng Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thon Việt Nam Agribank được quyết định thành lập vào ngày 29/02/2008. Sau gần
tháng từ ngày quyết định thì ngày 18-03-2008, Agribank chi nhánh Mỹ Đình chính thức
được thành lập và đặt trụ sở chính đặt tại tòa nhà A9, tháp đôi The Manor, Mỹ Đình, thành phố Hà Nội.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Hiện nay, Chi nhánh Mỹ Đình có 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện ở biểu đồ 2.1 bên dưới và bốn phòng giao dịch trực thuộc gồm PGD số 01, 03, 04, 05. Năm 2020, Chi nhánh có 108 cán bộ sô với năm 2019 đã tăng 4 người, số lao động giảm
là 6 người, trong đó có 3 cán bộ chuyển sang Chi nhánh khác làm việc, 2 cán bộ chấm dứt hợp đồng lao động, 1 cán bộ chết do bệnh hiểm nghèo.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình
Ban Giám đốc 1 ____I— Phòng tổng I Phòng kế hoạch I Phòng kế toán Phòng khách hàng hộ Phòngtín Phòngđiện Phòng kinh doanh I — Phòng kiểm tra Phòng dịchvụ và
2.1.3. Tình hình hoạt động của Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Năm 2020, Agribank chi nhánh Mỹ Đình đặt kế hoặc thu hút 3.450 tỷ đồng bao gồm cả nguồn vốn nội tệ cũng như ngoại tệ. Cho đến hết năm 2020, chi nhánh đã hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Cụ thể, huy động được hơn 3.700 tỷ đồng vốn nội tệ và hơn 11
nghìn USD. Cao hơn kế hoạch đề ra ban đầu 115,1%.
Bảng 2.1. Ket quả thực hiện kế hoạch huy động vốn năm 2020 so với kế hoạch
Nguôn: Báo cáo tông kêt chi nhánh Mỹ Đình năm 2018, 2019, 2020
Nguồn vốn được chia làm ba loại chính là loại tiền, thời gian và đối tượng khách hàng. Đến 31/12/2020 Tổng nguồn vốn đạt 4.124 tỷ đồng, tăng 694 tỷ đồng (+20,2%) với thực hiện năm 2019 và tăng 1.524 (+17,93%) so với thực hiện năm 2018, cụ thể như
sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018-2020
Tổng số % so với 2017 Tổng số % sovới 2018 Tổng số % sovới 2019 1 Tổng nguồn vốn 3.497 -18,88 3.430 -1,9 4.12 4 22,2
2 Phân theo loại
tiền 3.497 -18,88 3.430 -1,9
4.12
- Nội tệ 3.412 -4,8 3.156 -7,5 3.850 22,0 - Ngoại tệ (quy
VNĐ) 85
-
88,31 274 222,4 274 -
3 Phân theo thời
gian 3.497 - 18,88 3.430 -1,9 4.124 22,2 - Không kỳ hạn 582 2,39 576 -1,0 483 -16,1 - < 12 tháng 1.693 - 36,61 1.486 -12,2 1.168 -21,4 - 12 tháng đến < 24 tháng 1.185 14,05 1.282 8,2 2.282 78,0 - > 24 tháng 37 14,02 86 132,4 191 122,1 4
Phân theo đối
tượng khách hàng 3.497 18,88- 3.430 -1,9 4.124 22,2
- Tiền gửi dân cư 1.846 -16,77 1.882 1,9 1.828 -2,9 - Tiền gửi TCKT 1.524 9,28 1.410 -7,5 2.150 52,5
-
Tiền gửi TCTD,TCTC,
Chỉ tiêu Đơn vị TH 2019 Kế hoạch 2020 Thực hiện đến 31/12/2020 Tổng số (+/-) so với 2019 Tổng số so với(+/-) 2019 % TH so KH 2020 Tổng DN cho vay (quy VND) Tỷ đồng 2.79 4 3.094 300 2.516 -278 81,3% Dư nợ KH pháp nhân ^Ty đồng 2.65 4 2.854 200 2.301 -353 80,6% Dư nợ KH cá nhân ^Ty đồng 140 240 100 215 75 89,6% Dư nợ VND ỷy đồng 2.30 6 2.559 253 2.013 -293 78,7% Tỷ lệ dư nợ TDH % 18% 27% 19,6%
Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Mỹ Đình năm 2018, 2019, 2020
Đầu tiên, về cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền. Năm 2020, nguồn vốn nội tệ là 3.850 tỷ đồng, tăng 694 tỷ đồng (+22,0%) so với thực hiện năm 2019 và nguồn vốn ngoại tệ quy VND đạt 274 tỷ đồng, bằng với thực hiện năm 2019 và tăng 189 tỷ đồng (222,4%) so với thực hiện năm 2018.
Thứ hai, về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian. Tiền gửi không kỳ hạn đạt 483 tỷ đồng, giảm 93 tỷ đồng (-16,1%) so với thực hiện năm 2019 và giảm 17% so với thực hiện năm 2018. Trong giai đoạn 2018 - 2020 tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng giảm dần,
trong năm 2020 đạt 1.168 tỷ đồng, giảm 21,4% so với thực hiện năm 2019 và 31% so với thực hiện năm 2018. Tuy vây, đối với hai loại tiền gửi còn lại thì lượng tiền gửi tăng
đều trong ba năm vừa qua.
Cuối cùng về cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng. Nguồn vốn huy động
từ dân cư năm 2020 đạt 1.828 tỷ đồng, giảm 54 tỷ đồng (-2,9%) so với thực hiện năm 2019. Nguồn vốn huy động từ các TCKT đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 740 tỷ đồng (52,5%) so với thực hiện năm 2019.
2.1.3.2. Tình hình cho vay tại Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Đến 31/12/2020, tổng dư nợ nền kinh tế quy đổi (bao gồm dư nợ ủy thác đầu tư) đạt 2.516 tỷ đồng, đạt 81,3% kế hoạch năm 2020 (Kế hoạch 2020: 3.094 tỷ đồng). Dự nợ nội địa đạt 2.031 tỷ đồng giảm 293 tỷ đồng so với năm 2019 và đạt 78,7% kế hoạch năm 2020. Dư nợ ngoại tệ đạt 21.665 tỷ đồng tăng 708 tỷ đồng so với cùng kì năm 2019
đạt hơn 90% kế hoạch đặt ra vào đầu năm. Nguyên nhân không đạt kế hoạch đề ra trong
năm 2020 là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, đối với các khách hàng hiện đang quan hệ tín dụng tại Chi nhánh đều rất thận trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn vay ở mức duy trì ổn định.
Dư nợ USD Nghìn
USD 20.957 23.090 2.133 21.665 708 93,8%
Tỷ lệ dư nợ
Nhóm nợ 31/12/2018 31/12/201 9 31/12/2020 Tổng số % so với tổng dư nợ % sovới 2019 % so với 2018 Nhóm 1 2.281.934 2.059.506 2.028.728 80,63% -1,49% -11,10%
Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Mỹ Đình năm 2018, 2019, 2020
Agribank Mỹ Đình thực hiện phân loại dư nợ thành 5 nhóm như sau:
Đầu tiên là dư nợ phân theo nguồn vốn. Đến 31/12/2020, dư nợ thông thường (đã
quy đổi) đạt 2.478 tỷ đồng, giảm 251 tỷ đồng so với 31/12/2019, tỷ lệ giảm 9,20% Dư nợ ủy thác đầu tư đạt 38 tỷ đồng, giảm 27 tỷ đồng so với 31/12/2019, tỷ lệ giảm 41,54%
Thứ hai là dư nợ phân theo thời gian. Đến 31/12/2020, dư nợ ngắn hạn đạt 2.045
tỷ đồng, giảm 228 tỷ đồng so với 31/12/2019, tỷ lệ giảm 10,03%. Dư nợ trung hạn đạt 69 tỷ đồng, giảm 37 tỷ đồng so với 31/12/2019, tỷ lệ giảm 34,9%. Dư nợ dài hạn đạt 402 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng so với 31/12/2019, tỷ lệ giảm 3,13%
Thứ ba là dư nợ phân theo tiền tệ. Dư nợ nội tệ đạt 2.013 tỷ đồng, đạt 80,71% kế
hoạch năm 2020 (Kế hoạch năm 2020: 2.494 tỷ đồng). Dư nợ ngoại tệ đạt 21,665 ngàn USD, đạt 93,83% kế hoạch năm 2020 (Kế hoạch năm 2020: 23,090 ngàn USD)
Thứ tư là dư nợ phân theo thành phần kinh tế: Dư nợ khách hàng pháp nhân đạt 2.301 tỷ đồng, đạt 80,62% kế hoạch năm 2020 (Kế hoạch 2020: 2.854 tỷ đồng). Dư nợ khách hàng cá nhân đạt 215 tỷ đồng, đạt 89,6% kế hoạch năm 2020 (Kế hoạch 2020: 240 tỷ đồng).
Cuối cùng là dư nợ phân theo nhóm nợ. Nhóm nợ loại 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dự nợ năm 2020 (chiếm 80,63%). Nợ nhóm 1 cũng giảm dần qua các năm, giảm 11% so với năm 2018 và 1,49% so với năm 2019. Trong giai đoạn năm 2018- 2020,
các nhóm nợ 2,3,4 đều có xu hướng giảm dần. Ngược lại với những nhóm nợ còn lại, nợ nhóm 5 sau khi giảm từ 190.329 triệu đồng vào năm 2018 xuống còn 66.404 triệu đồng năm 2019. Nợ nhóm 5 đã tăng hơn 500% vào năm 2020 đạt 417 tỷ đồng.
Bảng 2.4. Kết quả phân loại nợ 31/12/2020
Nhóm 2 269.970 667.830 69.606 2,77% -89,58% -74,22% Nhóm 3 246 204 11 0% -94,37% -95,53% Nhóm 4 28.959 219 14 0% -93,79% -99,95% Nhóm 5 190.379 66.404 417.829 16,61% 529,2% 119,5% Tổng 2.771.488 2.794.163 2.516.188 -9,95% -9,21%
Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Mỹ Đình năm 2018, 2019, 2020
2.1.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Năm 2019, tổng thu nhập đạt 476.478 triệu đồng giảm 188.074 triệu đồng và bằng 72% so với năm 2018 (664.552 triệu đồng). Tổng chi phí năm 2018-2019 mà chi nhánh Mỹ Đình bỏ ra lần lượt là 648.329 triệu đồng năm 2018 và 363.597 triệu đồng năm 2019 (giảm 284.732 triệu đồng tương đương bằng 56% so với năm 2018). Năm 2019 ghi nhân chênh lệch thu - chi chưa lương đạt 135.021 triệu đồng tăng 112.729 triệu
đồng so với năm 2018 (22.292 triệu đồng) tương ứng đạt 111% so với kế hoạch được giao (122 tỷ đồng).
Tuy nhiên, bối cảnh năm 2020 khủng hoảng khiến các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh gặp khó khăn trong việc trả nợ, Agribank Mỹ Đình đã chi tổng chi phí là 920 tỷ đồng tăng 556 tỷ đồng tương đương tăng 153% so với năm 2019 (363 tỷ đồng). Năm 2020 trích dự phòng rủi ro là 571 tỷ đồng đây là nguyên nhân chính làm tăng chi phí. Bên cạnh đó, tổng thu nhập đạt 393 tỷ đồng giảm 82 tỷ đồng và bằng 83% so với năm 2019 (476 tỷ đồng). Mức chi lớn khiến chênh lệch thu-chi chưa lương âm 521 tỷ đồng tăng 656 tỷ đồng so với năm 2019 và âm 474% so với kế hoạch giao (110 tỷ đồng).
Biểu đồ 2.2. Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Mỹ Đình giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: tỷ đồng
-600
Doanh thu Chi phí---Chênh lệch thu chi chưa lương
Nguồn: Báo cáo tổng kết chi nhánh Mỹ Đình năm 2018, 2019, 2020
2.2. Thực trạng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động chovay tại Agribank — chi nhánh Mỹ Đình vay tại Agribank — chi nhánh Mỹ Đình
2.2.1. Tổ chức công tác phân tích tại Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Công tác phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Agribank được thực hiện bởi các chuyên viên thẩm định tại phòng tín dụng Agribank chi nhánh Mỹ Đình. Công tác phân tích được thực hiện theo mẫu 02A/BCĐX-PN theo quy định. Sau đó, báo
cáo được phê duyệt cho vay qua hội đồng thẩm định và trình hội đồng tín dụng, Giám đốc Agribank chi nhánh Mỹ Đình chấp thuận cuối cùng trình Tổng Giám đốc Agribank.
Công tác phân tích được căn cứ theo các quyết định sau:
- Quyết định số 225/QĐ-HĐTV- TD ngày 09/4/2019 của Hội đồng thành viên về
việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank.
- Quyết định số 1225/QĐ-NHNo-TD ngày 18/6/2019 của Tổng Giám đốc về quy
2.2.2. Tài liệu phân tích:
Agribank chi nhánh Mỹ Đình yêu cầu khách hàng cung cấp ba bộ hồ sơ dưới đây:
- Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; Điều lệ và quyết định của Hội đồng quản trị liên quan đến thay đổi vốn cổ phần và ban điều hành; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và Giấy chứng nhận góp vốn, danh sách cổ đông công ty.
- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính được kiểm toán trong 2 năm gần nhất của doanh nghiệp, các tài liệu về quan hệ tín dụng từ trung tâm CIC và nguồn nội bộ ngân hàng về doanh nghiệp.
- Hồ sơ vay vốn: Phương án sử dụng vốn kèm tài liệu liên quan dự án kinh doanh.
Tài liệu do Trung tâm CIC cung cấp tại thời điểm thẩm định. Các hợp đồng kinh doanh,
tài liệu và chứng từ liên quan đến hoạt động vốn vay /Các chứng minh nguồn gốc trả nợ
của KHDN. Báo cáo đề xuất vay, thẩm định lại (nếu có), đề xuất giải ngân. Biên bản họp Hợp đồng tín dụng/Tờ trình gửi ngân hàng cấp trên/ Sổ vay vốn/ các loại biên bản liên quan khi vay vốn.
Ngoài những thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ phân tích còn phải thu thập những thông tin về môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường ngành, thông tin về doanh nghiệp để đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.
2.2.3. Quy trình phân tích:
Quy trình phân tích tài chính tại Agribank gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Thu thập và xử lý thông tin: Chuyên viên phân tích có nhiệm vụ thu thập
và kiểm tra đầy đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng để đảm bảo tính hợp lệ, chính xác của
hồ sơ. Nếu đã từng vay vốn tại ngân hành thì cần trích xuất lại các báo cáo để đánh giá khả năng vay vốn trước kia.
Bước 2: Thực hiện phân tích hồ sơ pháp lý và hồ sơ tài chính:
Căn cứ vào hồ sơ pháp lý và hồ sơ dân sự mà doanh nghiệp cung cấp, cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá và phân tích các nội dung sau:
- Đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Đánh giá về tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
- Đánh giá các tỷ số tài chính: khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động, đòn bẩy nợ và thu nhập.
Bước 3: Phân tích quan hệ với ngân hàng:
- Đánh giá quan hệ tín dụng của khách hành vay vốn từ thông tin của CIC và ngân hàng.
- Đánh giá quan hệ tín dụng của những người liên quan của doanh nghiệp với ngân hàng.
Từ đây thực hiện xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Bước 4: Kết luận và đánh giá:
- Cán bộ tín dụng thực hiện đánh giá và đưa ra quyết định cho vay hoặc không cho vay KHDN sau quá trình phân tích.
- Đề xuất cho vay được sẽ được trình lên hội đồng thẩm định để phê duyệt.
2.2.4. Phương pháp phân tích đang sử dụng
Ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp
so sánh và phương pháp tỷ lệ khi phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, Agribank cũng xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng để cán bộ tín dụng thực hiện phân tích trên máy tính đem lại hiệu quả và độ chính xác khi thực hiện phân tích.
2.2.5. Nội dung phân tích
- Phân tích bảng cân đối kế toán: Về tài sản tập trung đánh giá các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và khoản phải thu dài dạn. Qua các báo cáo thẩm định cho thấy khách hành doanh nghiệp của Agribank chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất liên quan đến nông nghiệp và thực phẩm nên hàng tồn kho là tiêu chí được phân tích kĩ tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình, Về tình hình nguồn vốn phân tích kĩ nợ ngắn hạn gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, phải trả ngắn hạn người bán.
TT TÀI SẢN 2019 2020 Tỷ trọng/ So sánh 2 năm
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: phân tích chủ yếu ở doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận kế toán trước thuế để đánh giá tình hình kinh doanh có ổn định qua các năm hay không để đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Đánh giá các tỷ số tài chính: khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động, đòn bẩy nợ và thu nhập.
2.2.6. Ví dụ minh họa về khách hàng vay vốn tại Agribank - Chi nhánh Mỹ Đình
Công ty CP Xuất khẩu thủy sản 2 Quảng Ninh mã khách hàng 1410-132158696 là một trong những khách hàng thực hiện vay vốn tại Agribank chi nhánh Mỹ Đình. Đề xuất vay 130.000.000.000 đồng (bằng chữ: Một trăm ba mươi tỷ đồng). Với mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021-2022.
2.2.6.1. Giới thiệu về khách hàng:
Thông tin chung: Công ty CP Xuất khẩu thủy sản 2 Quảng Ninh là doanh nghiệp sản xuất, thu mua, chế biến, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, nội địa, đồng thời thực