Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu 054 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 39)

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có số lượng DNNVV tương đối lớn. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp. Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNNVV trong việc huy động vốn.

DNNVV nhận được khoản vay từ Ngân hàng với sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tín dụng. Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các tổ chức này có trách nhiệm trả khoản vay đó cho Ngân hàng. Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể được Chính phủ bảo lãnh

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Nhật Bản hiện có 4,21 triệu doanh nghiệp, trong đó DNNVV chiếm 99,7%. Các doanh nghiệp này đã thu hút 70% công nhân và tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng cho xã hội.

Để có những đóng góp này, những năm qua Chính phủ Nhật Bản đã coi các DNNVV như xương sống của nền kinh tế. Các DNNVV không chỉ thúc đẩy cho các doanh nghiệp lớn như Toyota, Honda, Sony,... khi trở thành thầu phụ cho họ, hỗ trợ sản xuất ra các sản phẩm cho các công ty lớn, mà còn đóng góp vào nền kinh tế địa phương bằng các hoạt động liên quan trong ngành công nghiệp, dịch vụ, bán lẻ, xây dựng,. và tăng cơ hội việc làm cho xã hội.

Vì thế, các DNNVV Nhật Bản luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất lớn từ các chính sách của Chính phủ. Theo đó, năm 1948 Nhật Bản đã ra đời Cục hỗ trợ DNNVV. Tiếp đó, đến năm 1963 Nhật Bản đã ban hành Luật cơ bản về DNNVV nhằm định hướng và đưa ra những chính sách phát triển cho DNNVV, năm 1999 Luật này tiếp tục được sửa đổi và hoàn thiện với nhiều giải pháp thực tế và chi tiết hơn, nhằm nuôi dưỡng sự tăng trưởng đa dạng của các DNNVV độc lập, với quan điểm tự hỗ trợ - giúp đỡ các DNNVV với các biện pháp: Hỗ trợ sự cố gắng của các DNNVV để khởi nguồn các ý tưởng kinh doanh; gia tăng củng cố cơ sở quản lý; thích ứng với các thay đổi môi trường đột ngột;...

Để hỗ trợ các DNNVV một cách hiệu quả, Nhật Bản còn thành lập ra một mạng lưới hỗ trợ toàn quốc cho các DNNVV (SMRJ) với 330 trung tâm. Trong đó, 9 trung tâm ở các thành phố lớn; 60 trung tâm ở các quận; 261 ở

các thị trấn và nông thôn,. các trung tâm này có nhiệm vụ hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan cho các DNNVV tại các địa phương về các vấn đề quản lý, công nghệ, vốn. cho đến nay, các trung tâm này vẫn hoạt động khá tốt và đã trợ giúp tích cực cho những DNNVV Nhật Bản.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm đối với Vietcombank Hải Dương

Vietcombank Hải Dương cần tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính, tín dụng do có lợi thế về thương hiệu, con người và uy tín hoạt động. Vì vậy chi nhánh cần tiếp tục phát huy lợi thế trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần, thị trường thông qua việc chú trọng cho vay các DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng. với chiến lược, chính sách khách hàng và giải pháp cụ thể.

Thực hiện cơ chế chính sách linh hoạt, ưu đãi về lãi suất, dịch vụ. cho khách hàng truyền thống, đặc biệt là DNNVV hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, hàng tiêu dùng.

Áp dụng đa dạng và linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc điểm của các DNNVV là khi đi vay vốn ngân hàng là thường thiếu tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc các thành viên sáng lập nên khi doanh nghiệp phải thế chấp, cầm cố như kho hàng, dây chuyền sản xuất hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.

Trên thực tế Vietcombank Hải Dương chưa thực hiện hết các sản phẩm tín dụng hiện có, vì vậy trong quá trình hoạt động để thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa thì Vietcombank Hải Dương cần học hỏi các ngân hàng bạn về các sản phẩm tín dụng cho DNNVV cũng như các dịch vụ đi kèm, đầu tư vốn đổi mới công nghệ phục vụ, phong cách giao dịch, chăm sóc khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, luận văn đã khái quát những lý luận chung về hoạt động tín dụng và việc phát triển tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng thương mại. Cùng với đó là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá việc phát triển tín dụng đối với đối tượng khách hàng là các DNNVV. Đây là cơ sở lý luận để tìm hiểu và phân tích thực trạng về phát triển tín dụng thể nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Chi nhánh Hải Dương trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH

NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương

- Vị trí địa lý

Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội

- Hải Phòng - Quảng Ninh), giáp các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Với vị trí đó, Hải Dương đóng vai trò “cầu nối” giữa thủ đô Hà với thành phố cảng Hải và thành phố du lịch Hạ Long. Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cùng hệ thống giao thông đường bộ, thuỷ, sắt khá hoàn chỉnh, Hải Dương có nhiều lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương mại với các tỉnh lân cận.

- Điều kiện tự nhiên

Diện tích tự nhiên của Hải Dương là 1.651 km2 (đứng thứ 51/63 tỉnh thành cả nước). Hải Dương nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rất rõ rệt với mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng ấm, mưa nhiều. Điều kiện khí hậu rất thích hợp cho trồng lúa, cây thực phẩm, cây ăn quả - là nguồn nguyên liệu quan trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

Dân số trung bình của Hải Dương ước năm 2015 là 2,5 triệu người. Dân số đông là tiềm năng về nhu cầu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, là nhân tố thúc đẩy các ngành sản xuất hàng tiêu dùng phát triển, đồng thời cũng cung

Khoáng sản tỉnh Hải Dương khá đa dạng, có giá trị nhất là loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế tỉnh.

Với những đặc điểm tự nhiên trên, Hải Dương đã hội tụ những thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, đó cũng là điều kiện tiền đề quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh.

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Sau gần 20 năm tái lập tỉnh (1997 - 2016), với xuất phát điểm ban đầu là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu, Hải Dương đã và đang phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tốc độ tăng trưởng khá của nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, cùng với giá trị chiếm tỷ trọng lớn trong GDP chứng tỏ sức đóng góp của công nghiệp vào tăng trưởng có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, do nền kinh tế Hải Dương có xuất phát điểm thấp, vấn đề chất lượng tăng trưởng cần đặc biệt quan tâm mới đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang được chuyển dịch theo hướng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Nguồn nhân lực luôn được coi là lợi thế quan trọng cho phát triển kinh tế của Hải Dương. Cơ cấu lao động phản ánh trình độ nguồn nhân lực và quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm song vẫn chiếm tới 54,5% và lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 45,5%. Như vậy, tuy có lợi thế với nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông trong khi lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao. Bên cạnh đó, lực lượng lao động quản lý cũng bộc lộ nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Thực trạng này đang đặt ra vấn đề cấp thiết cho lĩnh vực đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong giai đoạn tới.

Do kinh tế Hải Dương liên lục tăng trưởng khá, thực hiện tốt các chương trình xoá đói giảm nghèo, khuyến khích cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi, duy trì và phát triển đa dạng ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới nên mức sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao qua các năm.

Mức sống dân cư tăng là nhân tố tác động cầu tiêu dùng tăng, kích thích đầu tư sản xuất phát triển. Khi thu nhập tăng thì nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên, tăng trưởng kinh tế cùng mức thu nhập tăng có tác động tích cực tới đầu tư tư nhân, tạo hiệu ứng quan trọng trong phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế của tỉnh.

2.1.2. Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Hải

Dương

- Tính đến 31/12/2015, toàn tỉnh có 6.478 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng

ký là 41.695 tỷ đồng.

- Năm 2015, DNNVV đã đóng góp khoảng 18,3% trong tổng GDP của tỉnh;

- Năm 2015, các cơ sở kinh doanh (trong đó có DNNVV) trên địa bàn

tỉnh, đã

đóng góp 45,9 % trong tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh;

- Hoạt động xuất khẩu của các DNNVV đã đóng góp chung vào kim ngạch

xuất khẩu ngày càng tăng của tỉnh, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2014

đạt 1,52 tỷ USD, năm 2015 tăng lên là 1,66 tỷ USD.

- Riêng trong năm 2014-2015, số doanh nghiệp thành lập mới tạo việc làm

2.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT

NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Hải Dương nay là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Hải Dương được thành lập ngày 04/09/2002 theo Quyết định số 405/QD.NHNT-TCCB-ĐT của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/03/2003.

Sau hơn một thập kỉ hoạt động, chi nhánh đã phát huy được uy tín, thương hiệu Vietcombank trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các khu vực lân cận với mức tăng trưởng an toàn, bền vững, đạt hiệu quả kinh doanh cao, hai năm liên tục (2005-2006) đạt danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hải Dương trao tặng. Năm 2007-2008 chi nhánh được các tổ chức tín dụng trên địa bàn bình chọn là một trong ba đơn vị ngân hàng xuất sắc nhất, doanh nghiệp tiêu biểu năm 2008. Năm 2009 được bình chọn là 1 trong 5 thương hiệu mạnh của tỉnh Hải Dương. Năm 2014 mở rộng mạng lưới phòng giao dịch ra tất cả các huyện trong toàn tỉnh.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Vietcombank Hải Dương Ban giám đốc • Các phòng nghiệp vụ • P.HCNS • P.KHDN • P.KHBL •P.Kế toán •P.Ngân quỹ •P.KDDV&thẻ •P.Quản lý nợ • Các phó giám đốc •1. PGD số 1 •2. PGD số 2 •3. PGD Sao Đỏ •4. PGD Bình Giang •5. PGD L.T.Nghị •6. PGD Thanh Bình •7. PGD Kinh Môn •8. PGD Gia Lộc ʌ •9. PGD Phúc Điền • 10. PGD Tứ Kỳ •11. PGD Thanh Hà •12. PGD Nam Sách •13. PGD Kim Thành • 14. PGD Ninh Giang •15. PGD Thanh Miện

- Ban Giám Đốc gồm Giám Đốc và hai Phó Giám Đốc. Giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và chịu trách nhiệm

trước Tổng Giám Đốc và Hội đồng quản trị của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Các Phó Giám Đốc đảm nhiệm từng lĩnh vực và có trách

nhiệm giúp đỡ Giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh.Phòng hành chính nhân sự có trách nhiệm giúp cho Chi nhánh hoạt động liên tục, thông suốt và an toàn. Khối này đảm bảo về cơ sở hạ tầng, cơ

sở kĩ thuật, máy móc của Chi nhánh, giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh không gặp các trở ngại.

Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng bán lẻ, phòng kinh doanh dịch vụ&thẻ là các bộ phận có sự giao tiếp với khách hàng, trực tiếp tạo thu nhập cho Chi nhánh. Thu nhập được tạo ra từ việc tiến hành các nghiệp vụ huy động, cho vay, trao đổi mua bán ngoại tệ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng. Quá trình hoạt động của các phòng ban này được bảo đảm và chịu sự giám sát kiểm tra của Ban Giám đốc thông qua bộ phận kiểm tra giám sát tuân thủ. Các số liệu giao dịch sẽ được tổng hợp để báo cáo giúp Ban Giám đốc quản lý được và có biện pháp điều hành kịp thời.

Phòng ngân quỹ sẽ quản lý thu chi đồng Việt Nam và ngoại tệ và các giấy tờ có giá theo đúng chế độ quy định của Nhà nước và của Ban giám đốc.

Phòng kế toán ngoài các nghiệp vụ của kế toán ngân hàng, cũng bao gồm các bộ phận IT, kiểm tra giám sát tuân thủ và tổng hợp.

Phòng quản lý nợ thực hiện các công việc bao gồm: kiểm tra hồ sơ tín dụng sau khi phòng KHDN và KHBL đã thực hiện, giải ngân trên hệ thống, lưu trữ các hồ sơ tín dụng.

- Phòng giao dịch: có tổng cộng 15 phòng giao dịch, trải rộng trên toàn địa bàn tỉnh Hải Dương, các phòng giao dịch trực thuộc quản lý của hai phó

giám đốc

- Tổng số nhân sự: 198 cán bộ, chất lượng cán bộ đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn: 1 tiến sĩ, 171 người có trình độ đại học và thạc

sĩ, 26

người trình độ cao đẳng trung cấp và chưa qua đào tạo. Về tổ chức Đảng,

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thực hiện +-% so năm trướ c % so kế hoạc h Thực hiện +-% so năm trướ c % so kế hoạc h Thực hiện +-% so năm trướ c % so kế hoạc h Thực hiện +-% so năm trướ c % so kế hoạc h Huy động vốn 5.112 9 ,2 9 10 5.301 ,7 3 106,5 5.527 4,3 105,9 5.788 4,7 102,7

hoạt động cũng như phân phối thu nhập, sự phát triển của một bộ phận không chỉ làm tăng thu nhập của chính họ mà còn là cơ sở cho các bộ phận khác hoạt động tốt hơn, tạo sự phát triển vững chắc và tăng doanh thu cho cả Chi nhánh.

2.2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt

Nam - Chi nhánh Hải Dương

- Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Hải Dương luôn coi công tác huy động vốn là mặt trận hàng đầu và là hoạt động có tính chiến lược. Xác định công tác huy động vốn là trọng tâm, ngay từ đầu Chi nhánh đã tập trung thực hiện các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, thường xuyên theo dõi tình hình lãi suất trong và ngoài nước để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp và đảm bảo đúng sự chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Trước những nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên Chi nhánh, kết quả huy động trong giai đoạn bốn năm từ năm 2013-2016 đều vượt so với kế hoạch được giao. Trong bốn năm tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,5%/năm.

Một phần của tài liệu 054 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN tín DỤNG đối với DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH hải DƯƠNG,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w