Lý thuyết hành vi được hoạch định TPB

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG đối TƯỢNG THAM GIA bảo HIỂM y tế NHÀ nước ở KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài

2.3. Lý thuyết hành vi được hoạch định TPB

Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các công trình nghiên cứu khoa học, có nhiều lý thuyết được tìm hiểu và công bố để giải thích cho hành vi mua của người tiêu dùng. Trong đó về ý định thực hiện hành vi có Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) (Ajzen, 1991). Nội dung cụ thể của Lý thuyết hành vi được hoạch định như sau:

Thái độ

Chuẩn chủ quan

Nhận thức kiểm soát

hành vi

Xu hướng hành vi Hành vi thực sự

Hình 2.3: Mô hình lý thuyết hành vi được hoạch định

Nguồn: Ajzen,1991

Lý thuyết hành vi được hoạch định (TPB) là một lý thuyết mở rộng của lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Cũng giống như lý thuyết hành vi hợp lý, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi được hoạch định là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Ý định được cho là nhân tố động cơ dẫn đến hành vi, nó là chỉ báo cho việc con người sẽ cố gắng đến mức nào, hay dự định sẽ dành bao nhiêu nỗ lực vào việc thực hiện một hành vi cụ thể. Như quy luật chung, ý định càng mạnh mẽ thì khả năng hành vi được thực hiện càng lớn. Điều này là rõ ràng. Tuy nhiên, việc ý định thực hiện hành vi trở thành hành vi thực chỉ được nhìn thấy

25

trong những hành vi nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của lý trí (ví dụ cá nhân quyết định thực hiện hay không thực hiện hành vi đó bằng lý chí). Trong thực tế có những hành vi thỏa mãn điều kiện này, tuy nhiên việc thực hiện hầu hết các hành vi dù ít hay nhiều đều phụ thuộc vào những nhân tố cản trở như sự sẵn có của những nguồn lực hay những cơ hội cần thiết (ví dụ thời gian, tiền bạc, kỹ năng, sự hợp tác với những người khác,... (Ajzen, 1985)). Những nhân tố này đại diện cho sự kiểm soát hành vi trong thực tế cá nhân. Nếu các nguồn lực hay cơ hội cần thiết được thỏa mãn sẽ làm nảy sinh ý định hành động và cùng với ý định hành động thì hành vi sẽ được thực hiện. Như vậy, trong học thuyết này, các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn mực chủ quan và (3) nhận thức về kiểm soát hành vi. Thái độ là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của các nhân về việc thực hiện một hành vi nhất định. Chuẩn mực chủ quan là nhận thức của con người về việc phải ứng xử nào cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Nhận thức về kiểm soát hành vi là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn.

Ở đề tài nghiên cứu này, chúng em sử dụng lý thuyết TPB làm cơ sở lý luận và kiểm định một phần mô hình của lý thuyết tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là khu vực các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, theo Ajzen (1991), mô hình của lý thuyết này có thể được bổ sung bằng cách đưa thêm vào đó các nhân tố mới ảnh hưởng đến ý định hành vi, miễn là các nhân tố mới đó có đóng góp một phần vào việc giải thích cho

ýđịnh hành vi. Do đó, chúng em mong muốn đưa thêm một số nhân tố khác phù hợp với điều kiện các tỉnh đồng bằng sông Hồng để kiểm định khả năng giải thích cho ý định mua bảo hiểm y tế tại các tỉnh phía Bắc.

26

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Quy trình nghiên cứu gồm 6 bước, được diễn giải cụ thể như sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu. Ngày nay, mở rộng đối tượng tham gia BHYT nhà nước đang là vấn đề cấp bách cần được đưa ra giải pháp sớm nhất để triển khai và thu lại hiệu quả. Vì vậy vấn đề nghiên cứu đặt ra nhằm hướng tới tính cấp thiết của đề tài này.

- Bước 2: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. Với vấn đề nghiên cứu trên thì mục tiêu nghiên cứu là gì. Trên cơ sở xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu thì những câu hỏi sẽ được đặt ra phù hợp.

27

- Bước 3: Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu phải đại diện và giải thích được cho vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu tương ứng phải đảm bảo phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

- Bước 4: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Cơ sở lý thuyết là sự tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu khoa học liên quan gần đến đề tài bao gồm các công trình trong nước và công trình nước ngoài. Phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp với mục tiêu và vấn đề nghiên cứu

- Bước 5: Kết quả phân tích và đánh giá thực trạng. Sau khi xử lý số liệu, bằng việc phân tích kết quả để đưa ra chính xác được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới

ýđịnh tham gia BHYT của người dân. Từ đó có thể đánh giá được thực trạng về lượng người tham gia BHYT ngày nay được đầy đủ và đúng đắn hơn.

- Bước 6: Giải pháp và kiến nghị: Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân và nhân tố quyết định đến ý định tham gia BHYT của người dân, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia BHYT trên toàn nước. Đồng thời đề tài đã viết lên những kiến nghị nhằm Chính phủ và Nhà nước phê duyệt.

3.2. Tổng quan các mô hình nghiên cứu đề xuất của các công trình nghiêncứu trước cứu trước

Ở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. có một số công trình nghiên cứu đề cập đến mô hình nghiên cứu như sau:

Theo luận văn thạc sĩ năm 2016 với đề tài “Nhận thức của công chúng về BHYT ở Việt Nam”, tác giả NN Thúy đã đưa ra mô hình đề xuất với 2 nhóm nhân tố chính là nhân tố bên trong (Tuổi tác, Giới tính, Trình độ học vấn, Nghề nghiệp, Thu nhập, Ý thức tự bảo vệ) và nhân tố bên ngoài (Chính sách BHYT, Tuyên truyền BHYT, Chất lượng dịch vụ BHYT, Mức phí đóng BHYT). Kết quả nghiên cứu cho rằng hoạt động tuyên truyền về BHYT vẫn còn nhiều hạn chế, nhận thức của công chúng về chính sách BHYT nhà nước còn chưa tốt, nhận thức của người dân về lợi ích của BHYT là khá tốt, nhận thức của công chúng về chất lượng dịch vụ BHYT đã chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại trong chất lượng dịch vụ BHYT.

28

Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao nhận thức của công chúng đối với BHYT ở Việt Nam, tập trung vào nâng cao chất lượng dịch vụ KCB sử dụng BHYT.

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài

“Nhận thức của công chúng về BHYT ở Việt Nam”

Nguồn: NN Thúy, 2016

Công trình nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” trong luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Đan Thương năm 2015 đã đề cập đến mô hình nghiên cứu như sau:

29

Biến phụ thuộc Tên biến THAMGIA Tên biến MUCPHI THUNHAP KCBBHYT DVKCB THUTUCKCB 30 download by : skknchat@gmail.com

CSVCKCB

PHVUKH

TTMUATTOAN

HIEUBHYT

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia bảo hiểm y tế của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”

Nguồn: Nguyễn Thị Đan Thương, 2015

Mô hình này đưa ra dựa trên kết luận là việc tham gia BHYT của các đối tượng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh được ảnh hưởng bởi 7 nhân tố khác nhau có thứ tự tầm quan trọng từ cao đến thấp là: Hiểu biết về BHYT; Chất lượng khám và điều trị bệnh BHYT; Tình trạng sức khỏe; Mức phí mua BHYT; Thủ tục mua BHYT và thanh toán

chi phí KCB BHYT; Thủ tục hành chính trong KCB BHYT; Thu nhập, mức sống của người dân.

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thanh Liêm trong luận văn thạc sĩ của mình vào năm 2014 về đề tài “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum” đã đưa ra mô hình nghiên cứu:

Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hành vi khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum”

Nguồn: Huỳnh Thanh Liêm, 2014

Mô hình trên được hình thành dựa trên thuyết hành động hợp lý TRA. Trong đó, Thái độ và Chuẩn chủ quan quyết định nên Ý định hành vi, Ý định hành vi sẽ tạo nên Hành vi. Sau khi thực hiện kiểm định, tác giả Huỳnh Thanh Liêm nhận thấy rằng nhân tố Chuẩn chủ quan có tác động tới Ý định hành vi mạnh hơn nhân tố thái độ. Nhân tố chuẩn chủ quan chịu tác động của hai thành phần là Niềm tin chuẩn mực và Động lực thúc đẩy. Niềm tin chuẩn mực được hiểu là niềm tin của những người ảnh hưởng quan trọng với đối tượng nghĩ rằng việc tham BHYT tự nguyện là nên hay không nên, và nó có tác động tới chuẩn chủ quan ít hơn nhân tố Động lực thúc đẩy. Nhân tố thái độ cũng được tác động bởi hai nhân tố là nhân tố Niềm tin về dịch vụ

32

BHYT và Lợi ích, trong đó nhân tố Lợi ích có tác động đến Thái độ lớn hơn nhiều so với nhân tố Niềm tin về dịch vụ BHYT.

Đối với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ” của bộ ba tác giả Lê Cảnh Bích Thơ, Võ Văn Tuấn và Trương Thị Thanh Tâm in trên tạp chí Khoa học trường đại học Cần Thơ số 48 năm 2017. Nghiên cứu tổng kết được mô hình các nhân tố ảnh hưởng “có nghĩa” đến quyết định mua BHYT của người dân thành phố Cần Thơ: Biến số Giới tính (gioitinh) Tuổi (tuoi) Trình độ học vấn (hocvan) Tình trạng hôn nhân (honnhan)

Kinh doanh, buôn bán (kinhdoanh) Nội trợ (noitro) Chưa có việc làm (thatnghiep) Nghề tự do (nghetudo)

Tình hình sức

33

khỏe (suckhoe) Tuyên truyền về BHYT (tuyentruyen) Thu nhập (thunhap) Tỷ lệ người làm việc trong gia đình (tylenguoilamviec )

Số lần khám chữa bệnh ngoại trú (solankcb)

Hình 3.5: Mô hình đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân thành phố Cần Thơ”

Nguồn: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ số 48, 2017

Ảnh hưởng của các biến được diễn giải như sau:

o (trinhdo): Khi trình độ học vấn tăng lên, người dân sẽ hiểu rõ rủi ro do bệnh tật có thể đến lúc nào, cũng như hiểu rõ tầm quan trọng của sức khỏe bản thân mà đi khám chữa bệnh khi thấy sức khỏe có dấu hiệu không tốt từ đó tham gia BHYT tự nguyện.

o (suckhoe): Qua điều tra thực tế, những người có sức khỏe xấu hơn thường chọn mua BHYT tự nguyện nhiều hơn những người có sức khỏe tốt.

o (gioitinh): Nữ tham gia BHYT tự nguyện nhiều hơn nam do phụ nữ thường chăm sóc cho cả gia đình và có tâm lý biết lo nghĩ xa, họ sợ rủi ro về sức khỏe do đó tham gia nhiều hơn nam.

o (solankcb): Theo quan sát thực tế trong quá trình phỏng vấn, số lần khám chữa bệnh trong quý càng cao thì họ có xác suất mua BHYT tự nguyện nhiều hơn.

34

o (tuyentruyen): Tuyên truyền thông tin liên quan BHYT tự nguyện được chỉ ra là 1 trong các lý do chính không tham gia BHYT của người dân; do đó, tuyên truyền thông tin đến người dân bằng các kênh thông tin thích hợp góp phần gia tăng tỷ lệ tham gia BHYT tự nguyện.

Nghiên cứu của hai tác giả nước ngoài Chiraag Mittal, Vladas Griskevicius về đề tài “Sự ảnh hưởng của tuổi thơ tới quyết định tham gia BHYT” được đăng trên tạp chí Journal of Consumer Research ở tập 43, số 4 vào tháng 12 năm 2016 rút ra mô hình nghiên cứu sau khi Việt hóa như sau:

Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu đề tài

“Sự ảnh hưởng của tuổi thơ tới quyết định tham gia BHYT”

Nguồn: Chiraag Mittal và Vladas Griskevicius, 2016 Mô hình cho biết các mối liên hệ giữa các nhân tố Hoàn cảnh tuổi thơ, Rủi ro sức khỏe nhận thấy và Rủi ro tài chính tới quyết định mua BHYT của người dân. Nhân tố Rủi ro sức khỏe nhận thấy ảnh hưởng trực tiếp đến Quyết định mua BHYT, trong khi đó rủi ro tài chính có thể tác động trực tiếp tới Quyết định mua BHYT hoặc gián tiếp qua Rủi ro sức khỏe nhận thấy. Đặc biệt hơn, nhân tố Hoàn cảnh tuổi thơ tác động

35

hoàn toàn gián tiếp tới Quyết định mua BHYT thông qua hai nhân tố Rủi ro sức khỏe nhận thấy và Rủi ro tài chính.

Qua phần tổng quan nghiên cứu có thể thấy các nghiên cứu tại các địa phương khác nhau có những kết luận khác nhau. Những nhân tố có ý nghĩa tại tỉnh này nhưng lại không tác động ở tỉnh khác. Ví dụ, số lần khám chữa bệnh ảnh hưởng tới quyết định mua BHYT tự nguyện của người dân ở thành phố Cần Thơ nhưng lại không có ý nghĩa đối với việc tham gia BHYT của các đối tượng tỉnh Trà Vinh. Vì vậy, nhóm nghiên cứu chúng em muốn thực hiện nghiên cứu này tại một số tỉnh đồng bằng sông Hồng để khẳng định lại những kết quả nghiên cứu trước đó và xem xét các nhân tố được nghiên cứu có cùng kết luận hay không đối với các đối tượng tham gia BHYT nhà nước.

3.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất

36

Dựa vào lý thuyết hành vi được hoạch định TPB, lý thuyết hành vi người tiêu dùng và kết quả các công trình nghiên cứu trước đây, chúng em đã đề xuất mô hình các nhân tố tác động tới hành vi mua BHYT của người dân có thể có ý nghĩa đối với các tỉnh đồng bằng sông Hồng mà chúng em nghiên cứu.

Hình 3.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất của nhóm nghiên cứu

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Theo mô hình trên, có 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mua BHYT của người dân bao gồm:

1. Nhân tố thái độ đối với hành vi 2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan 3. Nhân tố chất lượng BHYT

4. Nhân tố nhận thức về kiểm soát hành vi

3.3.1. Nhân tố thái độ đối với hành vi

Tình trạng sức khỏe: Tình trạng sức khỏe của người được khảo sát được kỳ vọng là có sức khỏe càng tốt thì càng ít khả năng mua bảo hiểm.

37

Số lần KCB ngoại trú: Số lần KCB ngoại trú trong năm của người được khảo sát với kỳ vọng có số lần KCB càng nhiều thì càng có khả năng mua BHYT. Học vấn: Trình độ học vấn của người được khảo sát kỳ vọng là có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng mua bảo hiểm cao hơn.

3.3.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan

Thói quen sử dụng từ gia đình: Thói quen sử dụng BHYT của gia đình người được khảo sát. Được kỳ vọng là càng nhiều người trong gia đình người được khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ mua bảo hiểm.

Thói quen sử dụng từ cơ quan: Thói quen sử dụng BHYT của cơ quan người được khảo sát được kỳ vọng là càng nhiều người trong cơ quan người được khảo sát sử dụng thì người ấy càng dễ mua bảo hiểm.

Người nổi tiếng: Người được khảo sát có thường bắt gặp những người nổi tiếng tuyên truyền sử dụng BHYT hay không. Được kỳ vọng càng thấy nhiều người nổi tiếng tuyên truyền thì người được phỏng vấn càng dễ mua bảo hiểm.

Người nhà làm trong ngành bảo hiểm: Người được khảo sát có người thân làm

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG đối TƯỢNG THAM GIA bảo HIỂM y tế NHÀ nước ở KHU vực ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w