7. Cơ cấu của luận án
3.1.4. Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, nộp chậm thuế thu nhập cá nhân
Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là việc loại bỏ ra khỏi diện QLT những khoản nợ thuế nhất định mà không có khả năng thu hồi trong một khoảng thời gian nhất định. Vấn đề xóa nợ tiền thuế đƣợc hƣớng dẫn cụ thể tại Luật QLT (từ Điều 65 tới Điều 68), Điều 48 Thông tƣ 156/2013/TT-BTC và Thông tƣ 179/2013/TT-BTC, có 3 trƣờng hợp cơ bản đƣợc xóa nợ tiền thuế.
Các trƣờng hợp đƣợc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt thì đồng thời đƣợc xóa khoản tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt phát sinh từ khoản nợ đó. Thẩm quyền quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt tùy trƣờng hợp (số tiền xóa nợ nhiều hay ít là yếu tố chính) có thể thuộc về UBND cấp tỉnh, Tổng cục thuế, Bộ Tài chính hoặc Thủ tƣớng Chính phủ.
Trƣớc đây, Luật QLT 2006 quy định trƣờng hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì hồ sơ xoá nợ tiền thuế phải có Tờ khai quyết toán thuế. Trong trình tự xử lý phá sản, cơ quan thuế đã tham gia xác định các khoản nợ thuế và Quyết định tuyên bố phá sản của Toà án là quyết định có hiệu lực pháp lý. Để giảm thủ tục hành chính và phù hợp với quy định của pháp luật phá sản, Luật hiện hành sửa đổi Khoản 2 Điều 66 theo hƣớng quy định hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền phạt đối với trƣờng hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản sẽ sử dụng Quyết định tuyên bố phá sản thay cho Tờ khai quyết toán thuế.
Điều 65 Luật QLT 2006 quy định cho phép xoá nợ tiền thuế, tiền phạt khi cá nhân đƣợc pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự có nợ tiền thuế. Trên thực tế, phạm vi xoá nợ nêu trên là khá hẹp và chƣa phản ánh đƣợc thực
tế khách quan về những trƣờng hợp nợ xấu, khó có khả năng thu hồi, nhất là các khoản nợ tồn đọng trƣớc ngày 1/7/2007 (thời điểm Luật quản lý thuế 2006 có hiệu lực thi hành). Nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ khó thu là do:
- Đối với nợ khó thu của các cá nhân, hộ kinh doanh: Chủ yếu tồn đọng từ nhiều năm do các hộ kinh doanh nhỏ lẻ với phạm vi kinh doanh trong các thôn, xóm theo thời vụ không ổn định, làm ăn thua lỗ đã bỏ kinh doanh, các hộ kinh doanh vận tải bằng xe công nông không đƣợc phép lƣu hành; nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất do tài chính xã, uỷ nhiệm thu trƣớc đây thu nhƣng chƣa nộp vào ngân sách nhà nƣớc, đến nay cá nhân đại diện hay thu hộ đã chết, mất tích hoặc bị xử lý hình sự nhƣng không có khả năng nộp khoản tiền thuế đã chiếm dụng.
Đối với các trƣờng hợp trên, CQT đã phối hợp với các cơ quan chức năng truy tìm đối tƣợng và đã áp dụng hết các biện pháp cƣỡng chế trong thời gian dài nhƣng không đạt kết quả (không thể xác định đƣợc các đối tƣợng để thu). Do đó dẫn tới số thuế còn tồn đọng không nhỏ do Luật quản lý thuế 2006 chƣa có cơ chế để giải quyết. Để xử lý vấn đề trên, pháp luật hiện hành đã sửa đổi, bổ sung Điều 65, Điều 67 Luật QLT 2006 theo hƣớng cụ thể hoá thẩm quyền xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp cƣỡng chế và các khoản nợ này đã kéo dài trong thời hạn 10 năm; thẩm quyền xoá nợ đƣợc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với cá nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp bị phá sản).
Đồng thời để có thể giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn tại cũ trong các trƣờng hợp: Ngƣời nộp thuế đã ngừng kinh doanh, đã giải thể, phá sản không theo Luật phá sản; Hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn không thanh toán đƣợc nợ thuế. Trong hai năm 2014 – 2015, Bộ tài chính đề nghị khoanh hơn 1.000 tỷ đồng của cá nhân và hộ kinh doanh tiền nợ thuế, tiền nộp chậm và tiền phạt do NNT đã bỏ kinh doanh [66]. Từ thực trạng đó, cơ quan thuế rất trú trọng vào việc thu nợ thuế [50], [52]. Có thể nói, thủ tục xóa nợ tiền thuế là thủ tục đặc biệt nhất trong các thủ tục hành chính thuế TNCN, bởi lẽ: Ngƣời thụ hƣởng chính đối với kết quả xóa nợ tiền thuế là NNT nhƣng chủ thể lập hồ sơ lại là CQT đang quản lý khoản nợ thuế đƣợc xem xét xóa. Điểm đặc biệt thứ hai là trong khi các thủ tục hành chính thuế TNCN
ở trên thể hiện rất rõ mối quan hệ hành chính giữa chủ thể quản lý (CQT các cấp) với đối tƣợng bị quản lý (NNT TNCN).