7. Cơ cấu của luận án
1.2.2. Các nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế TNCN và hoàn thiện pháp luật
lý thuế TNCN đã đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ, khía cạnh với mức độ sâu sắc khác nhau.
1.2.1. Đối với nhóm vấn đề lý luận về thuế TNCN và quản lý thuế TNCN:
Các công trình trên đã nghiên cứu đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với thuế TNCN ở Việt Nam. Cụ thể gồm (i) thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế TNCN; (ii) thực trạng công tác quản lý thu thuế TNCN; (iii) thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế TNCN. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đánh giá những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế. Các nội dung nghiên cứu này đã đƣợc các tác giả Nguyễn Hoàng, Lý Phƣơng Duyên, Trần Thị Tuyết và Nguyễn Thị Thu Thủy phân tích trong luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ của mình. Các công trình nghiên cứu đã đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với thuế TNCN. Đó là các nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách thuế TNCN và nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN (trong luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Tuyết, Nguyễn Thị Thu Thủy). Riêng tác giả Nguyễn Hoàng đƣa thêm giải pháp về thanh tra, kiểm tra thuế TNCN [30, tr 14.15].
Bên cạnh đó, một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thuế TNCN chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ nhƣ:
Thứ nhất, các công trình chƣa phân tích đồng bộ hệ thống quản lý thuế TNCN
gồm các yếu tố cấu thành: cơ chế quản lý thuế TNCN; mô hình tổ chức bộ máy, nghiệp vụ quản lý thuế TNCN và biện pháp quản lý thuế TNCN.
Thứ hai, thực trạng hoạt động quản lý thuế TNCN đều đƣợc nghiên cứu
nhƣng các tác giả mới chỉ đánh giá đến hết năm 2012. Từ đó đến nay, với những thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội cũng nhƣ yêu cầu của hội nhập đòi hỏi các chính sách pháp luật thuế TNCN cần đƣợc thay đổi cho phù hợp và hoàn thiện, những nội dung này cần tiếp tục nghiên cứu.
1.2.2. Các nghiên cứu về pháp luật quản lý thuế TNCN và hoàn thiện pháp luậtquản lý thuế TNCN quản lý thuế TNCN
Nhóm công trình này đƣa ra khái niệm, vai trò, các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật quản lý thuế TNCN với đầy đủ quyền và nghĩa vụ chủ chủ thể tham gia quan hệ pháp luật này. Nội dung pháp luật quản lý thuế TNCN đã đƣợc các công
trình của các tác giả Trần Trung Nhân, Vũ Văn Cƣơng, Tạ Minh Hảo, Trần Thị Thu Huyền…đề cập đầy đủ[14],[39],[61].
Tuy nhiên, phần lớn các công trình này đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng pháp luật và thực trạng thi hành pháp luật về quản lý thuế TNCN ở Việt Nam đƣợc luận giải và đánh giá ở những năm 2006 (luận án của tác giả Trần Trung Nhân), năm 2010 (luận án của tác giả Vũ Văn Cƣơng), năm 2011 (luận văn thạc sĩ của tác giả Tạ Minh Hảo), năm 2015 (luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thu Huyền). Những luận giải và đánh giá này sẽ đƣợc tiếp thu và sử dụng làm cơ sở NCS tiếp tục nghiên cứu sâu, đầy đủ và cập nhật hơn trong luận án này.
Tuy nhiên, các qui định của pháp luật quản lý thuế nói chung, pháp luật quản lý thuế TNCN nói riêng đã có sự sửa đổi, bổ sung mới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và xu hƣớng cải cách thuế hiện đại của Việt Nam. Hiện nay, pháp luật về thuế TNCN, pháp luật quản lý thuế đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2016 nên vấn đề mới về quản lý thuế TNCN cần tiếp tục nghiên cứu và luận giải sâu sắc.