7. Cơ cấu của luận án
1.3.1. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án đã sử dụng cơ sở lý thuyết làm tiền đề nghiên cứu của mình:
Thứ nhất, lý thuyết về thuế:
- Lý thuyết thuế - trao đổi: Lý thuyết thuế trao đổi hay còn gọi là thuế - bảo hiểm hay thuế - đối xứng. Lý thuyết này cho rằng thuế là cái giá mà ngƣời nộp thuế phải trả để đổi lấy sự an toàn và các dịch vụ mà Nhà nƣớc đem lại cho họ [9, tr328- 329]. Từ thế kỷ XIX đến nay, trào lƣu tƣ tƣởng tự do đã phát triển lý thuyết thuế - trao đổi trở thành một trong những tƣ tƣởng chủ đạo trong việc tổ chức hệ thống thuế.
- Lý thuyết thuế - đoàn kết: Lý thuyết này phát triển vào cuối thế kỷ XIX. Theo đó, lý thuyết này cho rằng cần phải tính đến khả năng đóng góp của ngƣời nộp thuế và thiết lập tính lũy tiến của thuế [9, tr 335].
Thứ hai, lý thuyết về quản lý thuế:
- Lý thuyết quản lý thuế truyền thống: theo đó, Nhà nƣớc sử dụng biện pháp hành chính – kinh tế để quản lý thuế thu nhập cá nhân.
- Lý thuyết quản lý thuế hiện đại hay còn gọi là quản lý rủi ro tuân thủ: theo lý thuyết này, Nhà nƣớc thực hiện quản lý thuế nhắm vào mục tiêu tăng số thu thuế theo qui định của pháp luật nhƣng vẫn đảm bảo sự tin cậy của cộng đồng [117, tr10].
Thứ ba, lý thuyết về hoàn thiện pháp luật:
Các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học pháp lý đã đƣa ra những tiêu chí nhằm đánh giá sự hoàn thiện pháp luật [33, tr50-51], [104]. Trên cơ sở đặc điểm và vai trò của thuế TNCN, Luận án đã lựa chọn, phân tích, luận giải và xây dựng các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNCN ở Việt Nam. .