Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể, vật lí lớp 10 thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề sự chảy của chất lỏng​ (Trang 90 - 134)

Kết quả thực nghiệm là minh chứng cho thành công bước đầu trong việc xây dựng, soạn thảo và tiến hành dạy học thông qua các giai đoạn của hoạt động trải nghiệm khi tổ chức dạy học chủ đề “Sự chảy của chất lỏng” trong chương Chất lỏng. Chất rắn và sự chuyển thể - Vật lí 10.

Các hoạt động trải nghiệm giúp cho HS thu nhặt được nhiều kiến thức bổ ích, hình thành một số kĩ năng cần thiết và tìm được niềm vui trong học tập cũng như sự thú vị ở bộ môn Vật lí. Thông qua HĐTN, HS nhận ra rằng việc học là không thừa vì những kiến thức các em lĩnh hội gắn liền với thực tiễn và gần gũi với cuộc sống hằng ngày xung quanh ta.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lan Anh Thái Đô Mạnh Huy Thiên Kim Đan Thy Chánh Trình Khánh Uyên Triệu Vy

Đánh giá cách làm của mình và nhóm

Việc thực hiện chủ đề còn góp phần vào phát triển và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của các em. Tuy nhiên, tiến trình dạy học ở trên cần được bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện và phù hợp với tất cả các đối tượng HS nhằm thực hiện tốt mục tiêu đổi mới giáo dục trên cả nước.

Tiểu kết chương 3

Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra ở chương 1: Nếu xây dựng được chủ đề “Sự chảy của chất lỏng” để tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của HS lớp 10 ở trường trung học phổ thông. Chúng tôi đã xác định được đối tượng và nội dung thực nghiệm. Từ đó, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm để thu thập, xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm dựa vào các sản phẩm của HS, sự quan sát thực nghiệm và phỏng vấn một số HS tham gia trải nghiệm.

Qua thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy:

- Ban đầu, HS còn ồn ào, không tập trung khi GV phổ biến hoạt động trải nghiệm cho lớp. Ngoài ra, đa số HS có học lực khá, thậm chí có một số em học lực trung bình, lười học nên không mấy quan tâm đến việc học.

- Về sau, HS được làm thí nghiệm, được trải nghiệm nhiều nên tỏ ra thích thú và hợp tác, về cơ bản các em đã hoàn thành khá tốt các hoạt động trải nghiệm. Càng về sau các em đã chủ động, linh hoạt và tích cực hơn, đạt kết quả tốt hơn.

- Đặc biệt, trong hoạt động báo cáo sản phẩm, HS thực sự chủ động và tự tin trình bày để rút ra những kiến thức chốt về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng. Nguyên nhân cũng do một phần các em được các thầy, cô trong trường tổ chức các hoạt động với phương pháp dạy học tích cực thường xuyên, các em được làm nhiều, rèn luyện nhiều kĩ năng như tìm kiếm thông tin, làm video, powerpoint, thuyết trình, …nên các em hoàn thành nhiệm vụ khá tốt và thích ứng nhanh trong các hoạt động do GV tổ chức.

- Tuy nhiên, khó khăn về điều kiện tổ chức cũng như thời gian thực hiện nên việc theo dõi sát quá trình hoạt động để đánh giá còn hạn chế, mới chỉ đánh giá sự phát triển các khả năng hoạt động ở các giai đoạn giải quyết vấn đề ở một chủ đề.

- Tóm lại, về cơ bản, thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đưa ra.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu cơ sở lí luận và tổ chức dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, tác giả khẳng định được giả thuyết và đã có lời giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học nói chung và trong dạy học Vật lí nói riêng đang là xu hướng chủ yếu trong giáo dục hiện nay. Dạy học trải nghiệm vừa mang đến kiến thức cho HS vừa hình thành các năng lực, phẩm chất và sự sáng tạo những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học đã tạo ra môi trường học tập mở, thân thiện, gần gũi với HS giúp các em giảm bớt áp lực học tập, tự do tư duy và sáng tạo, phát huy những năng khiếu của cá nhân.

- Để dạy học trải nghiệm có hiệu quả và đem lại tính trải nghiệm nhiều nhất cho HS thì: trước khi tổ chức các hoạt động, nhà trường - GV cần phải đầu tư, nghiên cứu, lên kế hoạch cụ thể; đồng thời làm công tác tư tưởng đối với HS và sau mỗi hoạt động cần có sự kiểm điểm, tuyên dương và rút ra bài học kinh nghiệm.

Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định luận văn đã hoàn thành được mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Tác giả cùng các đồng nghiệp đã và sẽ áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm để triển khai ở các chương tiếp sau trong quá trình giảng dạy.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các lực lượng xã hội, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

- Các lực lượng xã hội, đặc biệt là phụ huynh HS nên tìm hiểu các thông tin để có cái nhìn đúng đắn về hoạt động dạy học trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông để từ đó có sự đồng cảm, chia sẻ với nhà trường.

- Rất mong các đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong xã hội, dành nhiều sự quan tâm hơn nữa tới công tác giáo dục của nhà trường. Luôn ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS khi tham gia các hoạt động trải nghiệm.

2.2. Đối với HS, người tiếp nhận hoạt động trải nghiệm.

- Xác định mục tiêu học tập rõ ràng, không ngừng nâng cao khả năng tự học, tự rèn luyện bản thân để tự khẳng định bản thân khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm.

- Kết thúc mỗi hoạt động trải nghiệm, ngoài những đánh giá từ GV, bạn bè; bản thân mỗi HS nên thẳng thắn tự nhìn nhận và đánh giá chính mình, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm ra hướng sửa đổi tích cực để bản thân không ngừng tiến bộ.

2.3. Đối với giáo viên dạy bộ môn Vật lí

- Cần nhận thức rằng môn Vật lí có nhiều cơ hội để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS để có thể gắn những kiến thức khoa học với thực tiễn đa dạng, phong phú.

- Cần tìm hiểu các hình thức dạy học mở và có sự vận dụng linh hoạt vào việc tổ chức các hoạt động đa dạng trong và ngoài nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hồ Thị Thu Chung. (2018). Dạy học thông qua trải nghiệm. Truy xuất từ

https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/day-hoc-thong-qua-trai-nghiem-3962832- c.html

Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Thị Hằng. (2018). Học tập trải nghiệm_lý thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông. Tạp Chí Giáo Dục, (433 (kì 1_7/2018)), 36–40.

Bùi Ngọc Diệp. (2015). Hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong

nhà trường phổ thông. Tạp chí khoa học giáo dục, (113_2/2015), 37.

Bùi Ngọc Diệp. (2016). Một số vấn đề chung về trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ

thông.

Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Quý. (2019). Dạy học phát triển năng lực môn vật lí THPT. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Nguyễn Công Khanh. (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm.

Lillard, Paula Polk. (1996). Phương pháp Montessori ngày nay. Khoa học Xã hội-

DT books.

Nguyễn Thị Hồng Luyến. (2016). Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

thông qua dạy học các chủ đề tích hợp chương nhóm Nitơ. Hà Nội: Luận văn

thạc sĩ khoa học giáo dục.

Nguyễn Thảo. (2017). Aristotle, trụ cột của văn minh Hy lạp cần phải biết. Truy xuất từ https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/aristotle-nha-triet-hoc-hy-lap- co-dai-tru-cot-cua-van-minh-hy-lap-408387.html

Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh. (2016).

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo

dục Việt Nam.

Dương Xuân Quý. (2017). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. Chuyên Đề Bồi Dưỡng GV THCS.

văn. Truy xuất từ http://thcsnguyenbieu.ductho.edu.vn/tin-tuc-su-kien/hoat-

dong-chuyen-mon/chuyen-de-hoat-dong-trai-nghiem-sang-tao-mon-ngu- van.html

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013a). Nghị quyết hội nghị trung ương 8, khóa XI.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2013b). Sách giáo viên vật lí 10. NXB Giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải

nghiệm sáng tạo trong trường trung học. Tài Liệu Tập Huấn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ thông và

cuộc thi khoa học kĩ thuật cho học sinh THPT. Hội Thảo, 2–3. Đại học Đồng

Tháp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018a). Hoạt động trải nghiệm. Chương Trình Giáo Dục

Phổ Thông, 1–6. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018b). Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng

tạo. Truy xuất từ http://etep.moet.gov.vn/tintuc/chitiet?Id=546

Phan Thị Tố Trinh. (2019). Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Pin điện hóa”

nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương. Hà Nội: Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

Võ Văn Tuấn. (2018). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học chủ đề

“Các lực cơ”_Vật lí 10. Hà Nội: Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục.

Minh Tuệ. (2015). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bản Tin Đại Học Quốc Gia Hà Nội, (295), 36–39.

Nguyễn Quốc Vương. (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình mới. Truy xuất từ https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/to-chuc-hoat-dong-trai-nghiem- theo-chuong-trinh-moi-3798296-v.html

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA (DÀNH CHO GV) (Phiếu số 1)

Đơn vị công tác: ... Xin Thầy (Cô) vui lòng cho ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc

khoanh tròn trước câu trả lời phù hợp.

1) Có thể hiểu như thế nào về dạy học trải nghiệm sáng tạo?

a. Là hình thức tổ chức các hoạt động tham quan dã ngoại cho HS ngoài giờ học chính khóa.

b. Là tổ chức các hoạt động học tập mà HS được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động.

c. Là hoạt động ngoài giờ lên lớp.

d. Là hình thức tổ chức hoạt động học tập theo dự án.

2) Ý nghĩa của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí là gì?

a. Thực hiện các thí nghiệm Vật lí vào cuộc sống, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh một cách chân thực, sâu sắc nhất. Gắn những kiến thức trong sách vở với thực tiễn.

b. Phát triển óc quan sát, thực hành, học sinh được tập tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu liên quan đến kiến thức đã được học.

c. Giáo dục tư tưởng tình cảm đối với môn học của học sinh. d. Cả 3 ý kiến trên.

3) Trong quá trình dạy học, Thầy (Cô) có thường xuyên tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo cho học sinh vào dạy học Vật lí không?

a. Thường xuyên. b. Thỉnh thoảng. c. Hiếm khi. d. Không bao giờ.

4) Thầy (Cô) đã nghe thấy từ “trải nghiệm sáng tạo”. Theo Thầy (Cô) trong dạy học môn Vật lí, trải nghiệm sáng tạo có nghĩa là

a. giáo viên giao các nhiệm vụ cho HS thực hiện.

b. học sinh tự tìm tòi nghiên cứu các vấn đề Vật lí mà mình quan tâm trong bối cảnh do GV hoặc tự HS xây dựng.

c. học sinh tham quan các công trình vật lí được GV và người lớn tổ chức, hướng dẫn.

d. học sinh được làm thí nghiệm vật lí theo các hướng dẫn của GV.

5) Theo Thầy (Cô), việc tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí là

a. rất cần thiết. b. cần thiết. c. bình thường. d. không cần thiết.

6) Mức độ hứng thú của học sinh trong học tập Vật lí khi Thầy (Cô) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là gì?

a. Rất hứng thú. b. Hứng thú. c. Bình thường. d. Không hứng thú.

7) Thầy (Cô) thường tổ chức hoạt động trải ngiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí dưới hình thức nào?

a. Trò chơi.

b. Tham quan, dã ngoại.

c. Hoạt động nghiên cứu khoa học. d. Câu lạc bộ. e. Diễn đàn. f. Hình thức khác: ... ... ...

8) Theo Thầy (Cô) vai trò của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí là gì?

a. Giúp giáo viên nâng cao trình độ. b. Tạo hứng thú học tập cho học sinh. c. Lấy học sinh làm trung tâm.

d. Tăng cường khả năng tự học, nghiên cứu cho học sinh.

9) Khi tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn vật lí, thầy/ cô nhận thấy có những thuận lợi gì? (Có thể chọn nhiều đáp án)

a. Gắn kết được lí thuyết hàn lâm với các vấn đề thực tiễn. HS hào hứng tham gia, học mà vui, vui mà học, không bị áp lực, chán nản với những kiến thức sách vở khô khan.

b. GV tích lũy được nhiều kinh nghiệm giảng dạy cũng như quản lí HS khi tham gia các hoạt động. Đồng thời GV có thể phát hiện ra những năng khiếu, sở trường của từng HS.

c. Gắn kết gia đình – nhà trường – xã hội: Khuyến khích và huy động được nhiều lực lượng tham gia, quan tâm vào hoạt động giáo dục.

d. Tất cả các đáp án trên.

10) Khi tổ chức dạy học trải nghiệm sáng tạo trong môn vật lí, thầy/ cô nhận thấy còn tồn tại khó khăn gì?

a. Thiết kế hoạt động phù hợp trong dạy học vật lí. b. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc tổ chức hoạt động. c. Công tác tổ chức và quản lí HS.

d. Mất nhiều thời gian và công sức trong khi nội dung chương trình chưa có sự giảm tải.

Các ý kiến khác của Thầy Cô:

... ...

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA (DÀNH CHO HS) (Phiếu số 2)

Bạn vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng việc khoanh tròn trước câu trả lời phù hợp.

1) Bạn có yêu thích môn Vật lí? Vui lòng cho biết lí do của em về phương án lựa chọn!

a. Rất yêu thích. Vì ... b. Yêu thích. Vì ... c. Bình thường. Vì ... d. Không thích. Vì ...

2) Theo bạn, môn Vật lí là môn học như thế nào?

a. Rất có ý nghĩa trong cuộc sống. b. Có ý nghĩa trong cuộc sống. c. Bình thường trong cuộc sống. d. Không có ý nghĩa trong cuộc sống.

3) Em có thích các hoạt động học tập Vật lí gắn liền với thực tiễn trong phương pháp học tập trải nghiệm sáng tạo không?

a. Rất thích. b. Thích.

c. Bình thường. d. Không thích.

4) Bạn đã nghe thấy từ “trải nghiệm” trong cuộc sống. Theo bạn trong học tập môn Vật lí, trải nghiệm sáng tạo có nghĩa là

a. học sinh được giao các nhiệm vụ thực nghiệm.

b. học sinh tự tìm tòi nghiên cứu các vấn đề Vật lí mà mình quan tâm. c. học sinh tham quan các công trình Vật lí được người lớn cho phép. d. học sinh được làm thí nghiệm Vật lí theo các hướng dẫn cho trước.

5) Thầy (Cô) của bạn có tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí không?

a. Thường xuyên. b. Đôi khi.

c. Không bao giờ.

6) Theo bạn việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong học tập Vật lí là

a. rất cần thiết. b. cần thiết. c. bình thường. d. không cần thiết.

7) Mức độ hứng thú của bạn khi được tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo trong học tập Vật lí là gì?

a. Rất hứng thú. b. Hứng thú. c. Bình thường. d. Không hứng thú.

8) Thầy (Cô) của bạn thường tổ chức hoạt động trải ngiệm sáng tạo trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể, vật lí lớp 10 thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề sự chảy của chất lỏng​ (Trang 90 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)