Giai đoạn 1: Tổ chức trải nghiệm sự kiện mở đầu, phát hiện vấn đề.
Đây là bước đầu tiên và quan trọng giúp học sinh hiểu rõ mục đích của hoạt động trải nghiệm mình sắp thực hiện, đồng thời tạo cho các em sự tò mò, hứng thú, muốn được giải quyết vấn đề và muốn thực hiện hoạt động trải nghiệm này (Dương Xuân Quý, 2017).
Một số phương pháp dạy học trong tổ chức sự kiện mở đầu mà ta có thể áp dụng trong HĐTN đó là:
+ Thí nghiệm. + Thực hành.
+ Sử dụng phương tiện hiện đại. + Thảo luận.
+ Tự học.
+ Trò chơi học tập.
Giai đoạn 2: Xác định kế hoạch thực hiện giải quyết vấn đề.
Với các ý tưởng mà HS đã đưa ra từ sự kiện mở đầu. Giáo viên cần xây dựng các câu hỏi khái quát để hướng HS khái quát hóa các vấn đề cần giải quyết. Sau đó giáo viên định hướng cho HS xây dựng các tiểu chủ đề từ một chủ đề lớn. Mỗi một tiểu chủ đề sẽ dẫn đến một nhiệm vụ và xây dựng được một sản phẩm tương ứng. Từ sản phẩm đã được định hình các em HS sẽ xây dựng được các nhóm hoạt động, xây dựng bảng biểu để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, lịch trình tiến hành hoạt động trải nghiệm (Phan Thị Tố Trinh, 2019).
Giai đoạn 3: Thu thập và sắp xếp thông tin, kiểm chứng thông tin.
Sau khi tổ chức sự kiện mở đầu và phát hiện vấn đề, HS đã nắm rõ mục đích hoạt động và vấn đề nghiên cứu thì chúng ta cần tổ chức cho các em chủ động thu thập và tập hợp thông tin. Lưu ý tính chính xác của thông tin và đầy đủ, tránh dàn trải, lan man.
HS cần tìm nguồn thông tin qua: Sách giáo khoa, sách báo, tạp chí khoa học, sách tham khảo, internet, truyền hình ... hoặc qua kinh nghiệm của bản thân, người thân, ý kiến gia đình, thầy cô, bạn bè ....
Các thông tin cần ghi rõ nguồn, so sánh độ chính xác của các thông tin từ các nguồn thông tin tìm được để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy cao, đảm bảo tính khách quan và hợp lí, đảm bảo đúng pháp luật. Sắp xếp thông tin một cách logic, khoa học, đối chiếu, so sánh các thông tin với nhau để loại bỏ các thông tin không cần thiết.
Sau khi có được các thông tin chính xác thu thập được từ trước đó, các em sẽ lựa chọn và thực hiện nghiên cứu chủ đề nhỏ, ứng dụng thực tế hoặc tìm cách giải quyết vấn đề trong quá trình HĐTN. Hoạt động này bao gồm thực hiện các thí
nghiệm nghiên cứu khảo sát, kiểm chứng hay minh họa kiến thức.
Giai đoạn 4: Xây dựng sản phẩm hoạt động.
- Lựa chọn sản phẩm hoạt động liên quan đến chủ đề, vấn đề nghiên cứu. - Tìm hiểu cách tiến hành làm sản phẩm hoạt động.
- Phân công nhiệm vụ giữa các thành viên để tiến hành làm sản phẩm. - Làm sản phẩm.
- Đánh giá, so sánh mục tiêu mục đích nghiên cứu, thực hiện sản phẩm với sản phẩm thực tế.
- Đối chiếu với các tài liệu, dữ liệu khoa học đã có để kiểm tra sản phẩm có tốt hay không và điều chỉnh, bổ sung cho sản phẩm hoạt động được hoàn thiện.
- GV cần bổ sung, gợi ý, giúp đỡ cho HS khi cần thiết trong quá trình xây dựng sản phẩm hoạt động.
Giai đoạn 5: Báo cáo sản phẩm, trao đổi và thảo luận, các ứng dụng hoặc mở rộng.
Sau khi xây dựng sản phẩm thì học sinh sẽ báo cáo sản phẩm đó trước lớp cho GV và hội đồng chuyên môn đánh giá. Sản phẩm của học sinh có thể là bài thuyết trình bằng powwerpoint, poster, kịch, phim, tập san, …hoặc mô hình thí nghiệm.
Ý kiến của hội đồng chuyên gia rất cần thiết để các em có thể rút kinh nghiệm về ưu, nhược điểm của sản phẩm. Từ trao đổi, thảo luận của các thầy cô và của các bạn nhóm khác các em có thể định hướng được các ý tưởng mới trên cơ sở từ các nghiên cứu này và tạo tiền đề cho những ứng dụng mới mở rộng hơn từ những sản phẩm đã có.
Giai đoạn 6: Đánh giá kết quả hoạt động của cá nhân và của nhóm.
Học sinh tự đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá, điều chỉnh, bổ sung đánh giá sự cố gắng của học sinh trong quá trình hoạt động. Trong quá trình tham gia hoạt động trải nghiệm giáo viên cần lưu ý đến sự đánh giá về sự cố gắng và quá trình tiến bộ của HS.
Kết quả đánh giá toàn diện cả về phẩm chất và năng lực trong quá trình hoạt động, ý tưởng hoạt động và sản phẩm hoạt động, chỉ rõ ưu điểm, cái tốt cần phát huy và nhược điểm, cái xấu cần khắc phục và rèn luyện thêm như thế nào.
Cụ thể được thể hiện ở bảng 1.1. (Phan Thị Tố Trinh, 2019).
Bảng 1.1. Các giai đoạn hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Vật lí Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ,
phương tiện
1. Tổ chức sự kiện mở đầu (chuyện kể, thí nghiệm, bài tập, vấn đề có mâu thuẫn, tham quan trải nghiệm, trò chơi…) nhằm tạo cho HS hứng thú, tò mò, mong muốn được giải quyết vấn đề. Nêu rõ mục đích hoạt động và vấn đề cần nghiên cứu. Tổ chức cho HS thảo luận xác định vấn đề nghiên cứu để tìm hiểu kiến thức và các ứng dụng…
1. Tham gia và suy ngẫm sự kiện mở đầu, trao đổi, chia sẻ để phát hiện vấn đề và từ đó xác lập các nhiệm vụ cần thực hiện. Sự vật, hiện tượng thực hoặc các video, câu chuyện…
2. Xây dựng các câu hỏi khái quát để hướng HS khái quát hóa các vấn đề cần giải quyết. Định hướng cho HS xây dựng các tiểu chủ đề từ một chủ đề lớn.
2. Chia nhóm lên kế hoạch thực hiện về thời gian.
Giấy, bút, bảng biều phân chia công việc.
3. Yêu cầu và hướng dẫn HS thu thập thông tin: xác định từ khóa, cách thức tìm kiếm, cách thức báo cáo, thảo luận nhóm để giới thiệu, trình bày về các thông tin.
Yêu cầu sắp xếp thông tin trong quá trình nghiên cứu.
Tổ chức (qua các phiếu hỏi, các lệnh) hướng dẫn HS thực hiện
3. Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề, nhiệm vụ.
Sắp xếp thông tin theo cá nhân, trình bày tại nhóm để lựa chọn và sắp xếp thông tin hợp lí. Thực hiện các nhiệm Giấy, vở, máy tính Sách, báo, Sách giáo khoa, chuyên gia, Internet Dụng cụ thí nghiệm, máy tính, máy ảnh, máy ghi âm..
nghiên cứu: đưa ra các dự đoán hay giải pháp, thực hiện giải pháp hoặc xây dựng phương án thí nghiệm để rút ra các kết luận.
vụ nghiên cứu: suy luận, lựa chọn, chế tạo, thử nghiệm, biện luận kết quả…
4. Yêu cầu và hướng dẫn HS xây dựng sản phẩm gồm kiến thức thu được của HS và việc vận dụng hay ứng dụng kiến thức vào thực tiễn với những cứ liệu thực nghiệm hợp lí (các kết quả thí nghiệm, sự kiện trải nghiệm mới).
4. Xây dựng sản phẩm hoạt động: hệ thống hóa kiến thức, giới thiệu sản phẩm. Giấy, bút, máy tính, máy ảnh, máy quay phim …
5. Tổ chức trình bày, báo cáo sản phẩm: thời gian, địa điểm, phương tiện, khách mời…và thống nhất cách đánh giá, làm trọng tài hoặc/và cố vấn khi thảo luận.
5. Báo cáo sản phẩm, trao đổi, thảo luận, các ứng dụng hoặc mở rộng, khuyến nghị, đề xuất mới …
Bảng, máy
chiếu, loa đài …
6. Tổ chức đánh giá dựa vào các sản phẩm và quá trình hoạt động của HS.
6. Đánh giá hoạt động qua việc theo dõi sự đống góp của cá nhân và nhóm, sản phẩm nhóm, qua trình bày, thảo luận.
Phiếu điểm của cá nhân và đánh giá chéo của nhóm.