Nguyên tắc lựa chọn chủ đề trải nghiệm trong dạy học Vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể, vật lí lớp 10 thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề sự chảy của chất lỏng​ (Trang 27 - 28)

Theo Nguyễn Quốc Vương (Nguyễn Quốc Vương, 2017), chủ đề phải có ý nghĩa, lợi ích với gia đình, nhà trường và cộng đồng. Điều này sẽ tạo ra sự quan tâm và hứng thú ở HS. Ví dụ: Đưa ra các khuyến cáo cho việc sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả khi nghiên cứu về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.

Nội dung hoạt động có sự gắn kết giữa thực tiễn với kiến thức Vật lí. Chủ đề phải có mối liên hệ mật thiết hoặc xuất phát từ chính cuộc sống, trải nghiệm của học sinh. Học tập trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn đòi hỏi học sinh phải hòa mình vào thực tiễn để giải quyết vấn đề đó. Học tập trải nghiệm mang nghĩa rộng là vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống hay bối cảnh có ý nghĩa. Hơn nữa các nội dung học tập trải nghiệm phải mang tính xã hội (quy mô rộng lớn). Với mục tiêu đào tạo ra thế hệ mới là chủ nhân tương lai đất nước thì việc đưa học sinh gần hơn tới thực tế cuộc sống, xã hội sẽ làm nâng cao vốn hiểu biết, từ đó có được kĩ năng sống.

Chủ đề phải đảm bảo được sự an toàn của học sinh và giáo viên khi thực hiện. Chủ đề phải huy động được sự hợp tác giữa giáo viên tổ chức thực hiện chủ đề, người dân, chính quyền địa phương và các giáo viên khác.

Chủ đề phải phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, sức khỏe của học sinh. Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức và

nằm ngoài “tầm với” kiến thức của học sinh. Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học, những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình SGK. Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao.

Bối cảnh hoạt động phù hợp với đặc điểm vùng miền. Ví dụ: GV cho học sinh tìm hiểu về cơ chế hoạt động bằng phản lực của thuyền, xuồng thì không thể thực hiện tại các vùng miền núi, vùng sâu được.

Đảm bảo tính khoa học: HĐTN phải giúp HS chiếm lĩnh hệ thống tri thức cơ bản, hiện đại về các lĩnh vực khoa học thông qua trải nghiệm; phải được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực tư duy khoa học giúp HS tiếp xúc, hình thành và phát triển một số các phương pháp nghiên cứu khoa học (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, 2016).

Đảm bảo tính sư phạm: HĐTN sáng tạo phải thể hiện tính vừa sức và phù hợp với tâm sinh lí của HS; phải mang tính đặc trưng của môn học, gần gũi, phù hợp với cách suy nghĩ, nhu cầu, sở thích của HS (Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, 2016).

Để biết chủ đề dự định lựa chọn, thiết kế có phù hợp với các tiêu chí vừa kể trên không giáo viên cần phải tiến hành quan sát trực tiếp và tiến hành điều tra bằng nhiều hình thức khác nhau cũng như nghiên cứu tài liệu nhiều nguồn để nắm chắc tình hình địa phương, trường học và học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học một số kiến thức chương chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể, vật lí lớp 10 thông qua hoạt động trải nghiệm chủ đề sự chảy của chất lỏng​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)