- Về kiến thức:
+ Nêu rõ phương, chiều và độ lớn của lực căng bề mặt. Nêu được ý nghĩa và đơn vị đo của hệ số căng bề mặt.
+ Biết được tính chảy của chất lỏng (sự co tròn) thông qua thí nghiệm định tính về bề mặt của chất lỏng.
+ Biết được hiện tượng mao dẫn, hiện tượng dính ướt và không dính ướt. + Nêu được đặc điểm của giọt nước ở trên lá sen, trên dù (ô), trên vải.
+ Xây dựng được các bản giới thiệu các ứng dụng của hiện tượng mao dẫn (sự hút nước của cây, đèn dầu, giấy thấm, bút máy) và làm thí nghiệm minh họa.
- Về kĩ năng:
+ Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.
+ Mô tả sự tạo thành mặt khum của bề mặt chất lỏng ở sát thành bình trong hai
trường hợp: dính ướt và không dính ướt.
+ Mô tả thí nghiệm về hiện tượng mao dẫn.
+ Thực hiện được các nghiên cứu lí thuyết về sự co tròn (tính chảy) của chất lỏng.
+ Thu thập thông tin về các hiện tượng bề mặt chất lỏng. + Sắp xếp và hệ thống hóa lý thuyết một cách logic.
+ Thiết kế bản khuyến cáo, chế tạo sản phẩm về ứng dụng của mao dẫn. + Làm thí nghiệm về hiện tượng căng bề mặt.
- Về tình cảm, thái độ:
+ Quan tâm, hào hứng tìm hiểu các hoạt động liên quan đến mao dẫn, hiện tượng căng bề mặt.
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Sự chảy của chất lỏng”.
+ Yêu thích khoa học nói chung và môn vật lí nói riêng, tìm tòi khám phá, sáng tạo.