địa phương.
Thông qua việc điều tra GV ở 2 trường TH-THCS-THPT Thái Bình Dương và TH-THCS-THPT Lạc Hồng (phiếu 01) và HS ở các khối lớp của trường TH-THCS- THPT Thái Bình Dương (phiếu 02), ta có kết quả như sau:
- Với GV, khảo sát 16 GV Vật lí, có 93,75% cho rằng dạy học trải nghiệm là tổ chức các hoạt động học tập mà HS được trực tiếp trải nghiệm, tham gia vào các hoạt động. Điều này chứng tỏ GV cũng đã nhận thức được vai trò quan trọng của dạy học trải nghiệm. Kết quả điều tra cho thấy, có 75% GV thỉnh thoảng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS và 25% GV hiếm khi thực hiện điều này. Đa số GV (75%) nhận thấy khó khăn khi tổ chức dạy học trải nghiệm trong môn Vật lí là mất nhiều thời
gian và công sức trong khi nội dung chương trình chưa có sự giảm tải. Tuy dạy học trải nghiệm có nhiều tác dụng to lớn nhưng không phải thầy cô nào cũng muốn và thích thực hiện tiết học trải nghiệm khi làm nghề và tình trạng dạy học theo kiểu truyền thống ngày nay vẫn còn phổ biến, chưa có sự đổi mới về phương pháp dạy học. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi mong muốn cung cấp hệ thống lý luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí và là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các thầy cô có thể thực hiện.
- Với HS, khảo sát 94 HS ở các khối lớp THPT, có 79% HS rất thích các hoạt động học tập Vật lí gắn liền với thực tiễn, tuy nhiên vẫn có 21% HS cảm thấy bình thường khi tham gia trải nghiệm, thờ ơ với môn Vật lí. Nguyên nhân xuất phát từ việc tham gia quá nhiều các hoạt động ngoại khóa do trường đã tổ chức mà trong mỗi hoạt động đó chưa thực sự làm các em thích thú. Tuy nhiên vẫn có 87% ý kiến HS cho rằng việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Vật lí là cần thiết. HS cũng đã ý thức được vai trò của học tập trải nghiệm, đây là tín hiệu tốt nhằm tạo thêm động lực cho các nhà giáo có thể đổi mới phương pháp cũng như hình thức dạy học, cụ thể là tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí một cách thường xuyên và hiệu quả.