Quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong việc dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học hóa học bằng tiếng anh (chương trình THPT quốc tế IGCSE)​ (Trang 32)

việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh

Hình 2.1. Quy trình xây dựng và sử dụng TN liên hệ đời sống trong việc

dạy học Hóa học bằng tiếng Anh Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học

Khi xác định mục tiêu dạy học cần xác định nội dung trọng tâm của bài học, những khái niệm chính mà HS cần lĩnh hội được sau bài học, những kỹ năng HS cải thiện sau bài học (kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thao tác

TN…), chú ý xây dựng mục tiêu phù hợp cho cả nội dung môn học và phát triển ngôn ngữ.

Bước 2: Xác định TN cần sử dụng

TN sử dụng phải phù hợp với mụctiêu dạy học, nội dung bài học, sau khi

thiết kế TN cần tiến hành làm thử nhằm đảm bảo tính thành công, thẩm mĩ của

TN, dự trù các tình huống xảy ra khi tiến hành TN và biện pháp khắc phục.

Bước 3: Thiết kế hoạt động dạy học

Bước 1: Xác địnhmục tiêu dạyhọc

Bước 2: Xác định TN cầnsửdụng

Bước 3: Thiếtkếhoạtđộng dạyhọc

Bước 4: Tổ chức các hoạtđộng trên lớp

Trong quá trình thiết kế hoạt động dạy học cần xây dựnghệ thống các câu hỏi, lời dẫn dắt của GV trong quá trình thực hiện TN, xây dựng các bài tập, hoạt động hỗ trợ để củng cố kiến thức sau TN, phân bố thời gian hợp lí giữa các phần.

Bước 4: Tiến hành tổ chức hoạt động trên lớp

Sử dụng hợp lí TN và các PPDH tích cực khác để tổ chức tiết học hiệu quả, hỗ trợ HS khi cần thiết, chú ý phát triển cho HS cả về kiến thức môn học lẫn mục tiêu về ngôn ngữ.

Bước 5: Rút kinh nghiện, hoàn thiện và chỉnh sửa TN

Ghi nhận những khó khăn HS gặp phải trong quá trình làm TN, tìm ra

hướng giải quyết và khắc phục.

2.3. Sử dụng TN liên hệ đời sống trong việc dạy học Hóa họcbằng tiếng Anh

Dựa trên đối tượng tiến hành, TN có thể sử dụng như TN biểu diễn của GV hoặc TN của HS [11].

2.3.1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

2.3.1.1. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề

GV sử dụng TN tạo tình huống có vấn đề để tổ chức hoạt động học tập cho HS bằng cách nhắc lại kiến thức có liên quan, dự đoán hiện tượng TN sẽ xảy ra theo lí thuyết dựa trên kiến thức HS đã có sau đó tiến hành TN, hiện

tượng TN không đúng so với những gì HS dự đoán gây ra mâu thuẫn nhận thức và xuất hiện vấn đề nghiên cứu. GV tổ chức cho HS phát biểu vấn đề nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Kết luậnvề kiến thức mới thu nhận được.

VD: Có thể sử dụng TN “Đi tìm lời giải” (Decode the Quiz) trong bài

“Axít là gì?” để nêu vấn đề cho HS khi bắt đầu bài học mới về chất chỉ thị tự nhiên là nước bắp cải tím.

1) Chuẩn bị 3 cốc dán nhãn 1,2,3 (lần lượt chứa dung dịch giấm ăn, dung dịch bột nở, dung dịch nước vôi trong).

2) Đổ dung dịch màu tím (nước bắp cải tím) vào từng cốc và quan sát hiện tượng.

GV yêu cầu HS nhận xét màu sắc thay đổi của ba cốc đựng dung dịch, HS quan sát hiện tượng vàtrả lời:

Cốc 1: màu hồng Cốc 2: màu xanh lục Cốc 3: màu vàng

Sau đó GV yêu cầu HS xác định cốc nào chứa dung dịch axít, bazơ mà

không dùng chất chỉ thị vạn năng. HS có thể sẽ không trả lời được hoặc trả lời

sai theo thang đo của giấy chỉ thị vạn năng. Từ đó GV dẫn vào bài học mới chất chỉ thị tự nhiên để đi tìm lời giải cho câu hỏi trên. Đây là một cách vào bài thú vị và tạo được hứng thú cho HS.

2.3.1.2. Sử dụng thí nghiệm so sánh, đối chứng

Khi hình thành một khái niệm mới nhằm giúp HS hiểu được và nêu ra những kết luận đầy đủ, chính xác về bản chất của khái niệm, GV có thể sử dụng TN so sánh, đối chứng để tổ chức hoạt động. Sử dụng các bước như sau: GV nêu mục đích TN sau đó tiến hành TN, HS quan sát, so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau, GV giải thích, kết luận về kiến thức thu nhận được

VD:Có thể sử dụng TN “Lon coca-cola” để so sánh khả năng hòa tan của Nhôm trong dung dịch axít và bazơ.

Các bước tiến hành

1) Chuẩn bị 2 cốc chia độ 250ml có dán nhãn 1,2; mỗi cốc chứa 1 mẩu lon

coca-cola.

2) Đổ dung dịch NaOH vào cốc 1 và axít HCl vào cốc 2.

Sau khi hoàn thành TN, GV yêu cầu HS mô tả lại TN đồng thời nhận xét về hiện tượng giữa hai cốc phản ứng. Từ đó HS rút ra kết luận lon coca-cola (nhôm) đều phản ứng với dung dịch axít và bazơ tuy nhiên phản ứng với bazơ.

2.3.1.3. Sử dụng thí nghiệm tổ chức hoạt động nghiên cứu tính chất các chất

GV sử dụng TN để tổ chức hoạt động nghiên cứu tính chất các chất theo trình tự phân tích về thành phần, cấu tạo của chất cần nghiên cứu, dự đoán tính chất, tiến hành TN và quan sát hiện tượng TN, xác nhận tính đúng đắn của những dự đoán, kết luận về tính chất của chất nghiên cứu và biết cách vận dụng kiến thức.

VD: Sử dụng TN “Thay đổi trạng thái vật lý” (Changing state of ice cube)

để nghiên cứu sự thay đổi trạng thái của vật chất, sự thay đổi đó cần năng lượng và trong quá trình thay đổi trạng thái, nhiệt độ không đổi.

Các bước tiến hành:

1) GV chuẩn bị thí nghiệm như hình 2.2.

2) GV đun nóng cốc chia độ chứa các viên nước đá cho đến khi các viên nước đá thay đổi trạng thái.

3) HS quan sát hiện tượng, chú ý đến nhiệt kế trong suốt quá trình thay đổi trạng thái.

Hình 2.2. TN thay đổi trạng thái vật lí

Sau khi kết thúc TN, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

- Khi đun nóng cốc chia độ chứa các viên nước đá, các viên nước đá thay đổi trạng thái như thế nào?

- Yếu tố nào làm các viên nước đá thay đổi trạng thái?

- Nhiệt độ của nhiệt kế như thế nào trong suốt quá trình thay đổi trạng thái?

2.3.1.4. Sử dụng thí nghiệm tổ chức hoạt động dự đoán lí thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết

GV sử dụng TN để tổ chức hoạt động dự đoán, kiểm nghiệm giả thuyết bằng cách GV nêu vấn đề, HS hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu, nêu ra giả thuyết khoa học, dự đoán, tiến hành TN để xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng hay không, kết luận về kiến thức mới và phương pháp nhận thức.

VD: Sử dụng TN “Chiết” (Deacanting) để tìm hiểu về cách tách 2 chất lỏng.

Các bước tiến hành

1) GV chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước và dầu ăn và đặt nhiệm vụ cho HS làm cách nào để tách 2 chất lỏng này thành hai phần riêng biệt.

2) GV gợi ý cho HS so sánh sự khác nhau về tính chất của nước và dầu ăn để tìm ra hướng giải quyết.

3) GV giới thiệu cách sử dụng phễu chiếtđể tách dầu và nước.

Sau TN, HS rút ra kết luận có thể tách 2 chất lỏng có độ tan khác nhau bằng phương pháp chiết.

2.3.2. Thí nghiệm của học sinh

2.3.2.1. Sử dụng thí nghiệm của học sinh khi học bài mới

Qua việc tiến hành TN, HS hình thành hệ thống kiến thức mới, có cách tư duy hợp lí. Đối với TN này, GV cần lựa chọn những TN khắc sâu kiến thức trọng tâm, chọn TN phù hợpvới nội dung kiến thức và khả năng của HSvà tiến hành thử nghiệm trước khi cho HS làm, soạn phiếu học tập, cách tiến hành, hình ảnh…

VD:Sử dụng TN “Kem đánh răng cho voi” (Elephant toothpaste) để HS

hình thành khái niệm về chất xúc tác thông qua việc so sánh phản ứng đối chứng.

Các bước tiến hành

1) GV chia lớp thành các nhóm nhỏ gồm 4 HS.

 Chuẩn bị 2 chai nhựa dán nhãn 1,2;

Hình 2.3. Chai nhựa dán nhãn

 Cho vào mỗi chai 200ml dung dịch H2O2, 20 ml nước rửa chén, vài giọt màu thực phẩm;

 Khuấy đều hỗn hợp;  Thêm NaI vào chai 1;

 Quan sát hiện tượng.

Sau khi kết thúc TN, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:

1) Hiện tượng quan sát được ở cả 2 chai như thế nào?

2) Điều gì dẫn đến hiện tượng khác biệt đó?

Sau tiến hành TN và trả lời câu hỏi của trên, HS có thể hình thành định nghĩa về chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng và không thay đổi sau khi phản ứng kết thúc.

2.3.2.2. Thí nghiệm thực hành của học sinh

TN thực hành của HS có ý nghĩa lớn trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành Hóa học. Để thực hiện TN cho HS thì GV cần chuẩn bị trước khi thực hành, hướng dẫn HS trước khi tự tiến hành TN và yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động nhóm.

VD: GV sử dụng TN “Ống nghiệm sắc màu” (Colorful tubes) trong bài

“Axít là gì?” để HS tự khám phá các chất trong cuộc sốnghằng ngày là axít

hay bazơ, dựa vào màu sắc biến đổi của nước bắp cải tím như chất chỉ thị. Các bước tiến hành:

1) Chuẩn bị một bộ gồm 7 ống nghiệm chứa 10 ml từng dung dịch được đánh số từ 1 đến 7 theo thứ tự : giấm ăn, dung dịch bột nổi, nước cất, 7 UP, nước rửa chén, dung dịch nước vôi trong, dung dịch nước muối.

2) Dùng ống bóp nhỏnước bắp cải tím vào từng ống nghiệm. 3) Quan sát màu sắc của từng ống nghiệm biến đổi.

4) Thử lại độ pH của từng dung dịch với chất chỉ thị vạn năng.

Sau TN, HS được yêu cầu vẽ lại thang đo màu sắc biến đổi của nước bắp cải tím dựa vào thang đo pH, từđó biết cách nhận biết pH các chất trong cuộc sống hằng ngày bằng những chất chỉ thị tự nhiên.

Để sử dụng các TN một cách thật sự hiệu quả, GV cần lưu ý sử dụng kết hợp với các PPDH tích cực như làm việc nhóm, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Đồng thời, sau mỗi hoạt động TN, GV cần tổ chức hoạt động tổng kết hoặc kiểm tra kiến thức HS đã tiếp thu, đảm bảo theo sát tiến trình học tập của HS.

2.4. Giới thiệu các thí nghiệmđã thiết kế dùng trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh

Các TN liên hệ đời sống được thiết kế nhằm mục đích cung cấp cho GV nguồn tài liệu dạy học tham khảo với nội dung phong phú và hình thức thu hút, giúp hỗ trợ GV trong việc xây dựng giáo án có sử dụng TN phù hợp trong quá trình dạy học Hóa học bằng tiếng Anh ở trường THPT nói riêng và dạy học Hóa học theo chương trình THPT hiện nay nói chung.

Trong đề tài này, chúng tôi đã xây dựng 18 TN thuộc TN của GV và HS với 5 chủ đề.

Các TN được trình bày bao gồm:

- Vị trí áp dụng của TN trong hệ thống bài học IGCSE - Hướng dẫn chuẩn bị hóa chất, dụng cụ

- Các bước tiến hành TN, lưu ý

- Một số bài tập, câu hỏi khai thác TN và lời giải.

Với mỗi chủ đề chúng tôi trình bày 1 TN cụ thể với đầy đủ các thành phần nêu trên với song ngữ Anh-Việt, các TN còn lại được trình bày ở phụ lục.

2.4.1. Chủ đề “Trạngthái tự nhiên của vật chất”.

Chủ đề này ứng với chương 1 trong chương trình IGCSE, chúng tôi đã thiết kế bao gồm 5 TN.

Bảng 2.1. Các TN thuộc chủ đề “Trạng thái tự nhiên của chất”

TT Tên TN Mục tiêu

1 Rắn – Lỏng – Khí HS có thể phát biểu tính chất chung của ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.

2 Thay đổi trạng thái vật lý HS có thể phát biểu được sựthay đổi trạng thái tiêu tốn năng lượng; trong quá trình

thay đổi trạng thái, nhiệt độ không đổi. 3 Đá bốc hơi HS có thể phát biểu được định nghĩa của

hiện tượng “thăng hoa”.

4 Tách chất rắn HS có thể phát biểu các cách tách chất rắn dựa vào sự khác nhau vềkích thước hạt, từ

tính…

5 Tách chất lỏng (gồm 2 TN nhỏ)

HS có thể phát biểu các cách tách chất lỏng dựa vào sự khác nhau vềđộ tan, khối lượng riêng…

TN: Tách chất lỏng (Sepatate Liquid) được sử dụng trong bài “Các dạng khác nhau của vật chất”, chương 2 “Bản chất của vật chất” (Lesson 2.1 Different types of substance, chaper 2).

Separate Liquid Tách Chất lỏng

Objective

Student can state the separations liquid base on differences in solubility, density…

Mục tiêu

HS có thể phát biểu các cách tách chất lỏng dựa vào sự khác nhau về độ tan, khối lượng riêng…

Apparatus

 Beaker 50ml

 Filtrate paper (or tissue paper) (5x10cm)  Watercolor pens  Pencil  Paper clip Chemical  Water Dụng cụ  Cốc chia độ 50ml

 Giấy lọc (hoặc khăn giấy)

(5X10cm)  Bút màu nước  Bút chì  Kẹp giấy Hóa chất  Nước Direction

 Teacher divides class into pairs.

 Each pair prepares the experiment (like picture 2.2).

• Draw a line on the filtrate paper with the distance from bottom to the line is 2cm.

• Mark small pots of red, yellow, blue, green and black on the line. Each dot separates each

Các bước tiến hành  GV chia lớp thành cặp 2 HS.  Mỗi nhóm HS chuẩn bị TN như hình 2.2. • Vẽ một đường thẳng trên tờ giấy lọc hoặc khăn giấy (5X10cm), cách cạnh đáy 2 cm. • Vẽ các chấm nhỏ màu đỏ, vàng, xanh lam, xanh lục và

other 1cm.

• Pour water into the beaker within the 1cm height.

• Dip the filtrate paper into the beaker. The line is above the water surface 1cm.

• Use paper clip and pencil to hang the paper.

 Students observe the phenomena. Note the path of each dot.

đen trên dường kẻ vừa rồi. Mỗi chấm cách nhau 1 cm.

• Nhúng giấy lọc vào cốc chia

độ chứa nước sao cho mực

nước cách đường thẳng 1cm.

• Sử dụng kẹp giấy và bút chì để

treo giấy lọc.

 HS quan sát hiện tượng, ghi chú lại khoảng cách đi được của mỗi chấm màu.

Hình 2.4. Sắc ký giấy (Paper chromatography)

Exercise: Answer the question

1. Describe the phenomena of experiment.

2. Which dot separates into other colors?

3. Which property makes each color have different path distance?

Trả lời câu hỏi

1. Mô tả hiện tượng của TN.

2. Chấm màu nào phân chia

thành các màu khác.

3. Tính chất nào khiến cho

các màu có khoảng cách di chuyển khác nhau?

Solution

1. Water moves up the paper, taking different components along at different rates and some dots (green, black) begin to separate. The runs is stopped just before the solvent front reaches the stop of the paper.

2. Green dot and black separate into other colours.

Green dot separate into yellow, blue;

Black dot separate into blue, yellow, red,…

3. The solubility of each color.

Hướng dẫn giải

1. Nước thấm vào tờ giấy và mang theo các chất màu với tốc độ khác nhau, một số chấm bắt đầu chia tách. “Cuộc chạy đua” kết thúc trước khi dung môi chạy đến cạnh trên của tờ giấy.

2. Chấm màu xanh lục và đen sẽ phân tách thành các màu khác.

Chấm màu xanh lục thành màu

vàng, xanh lam.

Chấm màu đen thành màu xanh lam, vàng, đỏ….

3. Độ tan của mỗi màu.

2.4.2. Chủ đề “Phản ứng Hóa học”

Chủ đề này ứng với chương 4 trong chương trình IGCSE, chúng tôi đã thiết kế bao gồm 6 TN.

Bảng 2.2. Các TN thuộc chủ đề “Phản ứng Hóa học”

TT Tên TN Mục tiêu

1 Biến đổi vật lý và biến đổi Hóa học

HS phân biệt được sự khác nhau giữa sựthay đổi vật lý và thay đổi hóa học. 2 Quá trình thu nhiệt, quá

trình tỏa nhiệt

HS có thể phát biểu được quá trình biến đổi vật lý và hóa học có thể là quá trình thu nhiệt hoăc tỏa nhiệt. 3 Phản ứng tổng hợp HS có thể phát biểu phản ứng tổng

hợp liên quan đến việc hình thành hợp chất phức tạp từ chất đơn giản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học hóa học bằng tiếng anh (chương trình THPT quốc tế IGCSE)​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)