Khi hình thành một khái niệm mới nhằm giúp HS hiểu được và nêu ra những kết luận đầy đủ, chính xác về bản chất của khái niệm, GV có thể sử dụng TN so sánh, đối chứng để tổ chức hoạt động. Sử dụng các bước như sau: GV nêu mục đích TN sau đó tiến hành TN, HS quan sát, so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau, GV giải thích, kết luận về kiến thức thu nhận được
VD:Có thể sử dụng TN “Lon coca-cola” để so sánh khả năng hòa tan của Nhôm trong dung dịch axít và bazơ.
Các bước tiến hành
1) Chuẩn bị 2 cốc chia độ 250ml có dán nhãn 1,2; mỗi cốc chứa 1 mẩu lon
coca-cola.
2) Đổ dung dịch NaOH vào cốc 1 và axít HCl vào cốc 2.
Sau khi hoàn thành TN, GV yêu cầu HS mô tả lại TN đồng thời nhận xét về hiện tượng giữa hai cốc phản ứng. Từ đó HS rút ra kết luận lon coca-cola (nhôm) đều phản ứng với dung dịch axít và bazơ tuy nhiên phản ứng với bazơ.
2.3.1.3. Sử dụng thí nghiệm tổ chức hoạt động nghiên cứu tính chất các chất
GV sử dụng TN để tổ chức hoạt động nghiên cứu tính chất các chất theo trình tự phân tích về thành phần, cấu tạo của chất cần nghiên cứu, dự đoán tính chất, tiến hành TN và quan sát hiện tượng TN, xác nhận tính đúng đắn của những dự đoán, kết luận về tính chất của chất nghiên cứu và biết cách vận dụng kiến thức.
VD: Sử dụng TN “Thay đổi trạng thái vật lý” (Changing state of ice cube)
để nghiên cứu sự thay đổi trạng thái của vật chất, sự thay đổi đó cần năng lượng và trong quá trình thay đổi trạng thái, nhiệt độ không đổi.
Các bước tiến hành:
1) GV chuẩn bị thí nghiệm như hình 2.2.
2) GV đun nóng cốc chia độ chứa các viên nước đá cho đến khi các viên nước đá thay đổi trạng thái.
3) HS quan sát hiện tượng, chú ý đến nhiệt kế trong suốt quá trình thay đổi trạng thái.
Hình 2.2. TN thay đổi trạng thái vật lí
Sau khi kết thúc TN, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
- Khi đun nóng cốc chia độ chứa các viên nước đá, các viên nước đá thay đổi trạng thái như thế nào?
- Yếu tố nào làm các viên nước đá thay đổi trạng thái?
- Nhiệt độ của nhiệt kế như thế nào trong suốt quá trình thay đổi trạng thái?
2.3.1.4. Sử dụng thí nghiệm tổ chức hoạt động dự đoán lí thuyết, kiểm nghiệm giả thuyết
GV sử dụng TN để tổ chức hoạt động dự đoán, kiểm nghiệm giả thuyết bằng cách GV nêu vấn đề, HS hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu, nêu ra giả thuyết khoa học, dự đoán, tiến hành TN để xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng hay không, kết luận về kiến thức mới và phương pháp nhận thức.
VD: Sử dụng TN “Chiết” (Deacanting) để tìm hiểu về cách tách 2 chất lỏng.
Các bước tiến hành
1) GV chuẩn bị một hỗn hợp gồm nước và dầu ăn và đặt nhiệm vụ cho HS làm cách nào để tách 2 chất lỏng này thành hai phần riêng biệt.
2) GV gợi ý cho HS so sánh sự khác nhau về tính chất của nước và dầu ăn để tìm ra hướng giải quyết.
3) GV giới thiệu cách sử dụng phễu chiếtđể tách dầu và nước.
Sau TN, HS rút ra kết luận có thể tách 2 chất lỏng có độ tan khác nhau bằng phương pháp chiết.