Qua quá trình thực nghiệm với 3 giáo án, cùng với khảo sát ý kiến của HS về những tiết học sử dụng TN Hóa học liên hệ với thực tế, chúng tôi rút ra một số nhận xét về thái độ học tập của HS như sau: đa số HS đều hào hứng với các hoạt động dạy học có sử dụng TN liên hệ thực tế. Tiết học diễn ra thuận lợi, HS có thái độ hợp tác tích cực với GV, hoàn thành các nhiệm vụ học tập GV yêu cầu. Tuy nhiên, một số HS còn thụ động và không chủ động xung phong.
Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi ý kiến với GV thực nghiệm về các tiết thực nghiệm và nhận được kết quả phản hồi khá tích cực.
Về các TN liên hệ đời sống được sử dụng trong quá trình thực nghiệm được đánh giá là hay, các kiến thức từ các TN này có ích, giúp HS hiểu bài hơn. Các câu hỏi, bài tập hỗ trợ TN giúp củng cố kiến thức cho HS.
Trong các tiết thực nghiệm, thái độ học tập củaHS tích cực hơn. HS thích học, chăm chú nghe giảng và tham gia các hoạt động TN nhiệt tình. HS cũng hiểu bài hơn và hoàn thành tốt bài kiểm tra cuối quá trình.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số điểm cần lưu ý khi dạy các tiết có sử dụng TN nói riêng và các tiết học Hóa học bằng tiếng Anh nói chung cần chú ý cách quản lí lớp, ngôn ngữ lớp học phù hợp, giám sát quá trình học của HS để đảm bảo các em tiếp thu kiến thức thuận lợi.
Qua quá trình thực nghiệm đề tài, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng thí nghiệm liên hệ đời sống trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh đã đem lại một số thành công nhất định giúp HS có hứng thú hơn trong giờ học từ đó góp phần giúp các em học tốt hơn và tăng hiệu quả của tiết dạy. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi cần phải xây dựng các thí nghiệm hoàn thiện hơn và thiết kế các hoạt động dạy học nâng cao khả năng ngoại ngữ cho HS hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong giới hạn về thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau
1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Tìm hiểu và trình bày sơ lượclịch sử vấn đề nghiên cứu bao gồm một số văn bản của bộ GD & ĐT có liên quan việc dạy học Hóa học bằng tiếng Anh cũng như các đề tài nghiên cứu, bài báo khoa học về việc sử dụng TN trong dạy học Hóa học và dạy học khoa học nói chung và Hóa học nói riêng bằng tiếng
Anh
1.2. Thiết kế các TN liên hệ cuộc sống hằng ngày và một số bộ hồ sơ bài dạy phục vụ việc dạy Hóa bằng tiếng Anh.
-Đề xuất những nguyên tắc,các bước trong quy trình thiết kế TN hóa học liên hệ đời sống.
-Thiết kế 18 TN liên hệ đời sống thuộc 5 chủ đề bao gồm TN biểu diễn của GV và TN của HS
-Thiết kế 3bộ hồ sơ bài dạy có sử dụng TN liên hệ đời sống thuộc 3 bài học: Axít là gì? Sự thay đổi năng lượng trong phản ứng Hóa học, Nhôm. Trong
đó, mỗi bộ hồ sơ đảm bảo các thành phần: giáo án, bài trình chiếu, phiếu học tập và các TN. Các hồ sơ bài dạy đã thiết kế có vận dụng các bước của mô hình
5-E, đảm bảo theo định hướng CLIL.
1.3. Thực nghiệm sư phạm
Sau khi hoàn thành việc thiết kế các bộ hồ sơ bài dạy, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm với 29 HS của lớp 11A12 học Hóa bằng tiếng Anh tại trường THPT Hùng Vương. Vì số lượng HS không nhiều nên chúng tôi thực nghiệm với 3 hồ sơ bài dạy đã thiết kế. Chúng tôi đã áp dụng các phương pháp
quan sát thái độ học tập của HS trong giờ giảng; kiểm tra kiến thức cuối quá trình và khảo sát ý kiến HS qua phiếu hỏi. Kết quả thực nghiệm cho thấy đa số HS có hứng thú hơn với tiết học có sử dụng TN liên hệ đời sống, kết quả kiểm tra kiến thức của thể hiện, đa số HS hiểu bài và làm bài tốt. Nhiều HS nhận xét tiết học có sử dụng thí nghiệm rất thú vị và hấp dẫn, các em mong muốn có thêm những tiết học như vậy nữa, bên cạnh đó khi trao đổi với GV thực nghiệm cũng nhận được phản hồi tốt về mức độ hào hứng và tích cực của HS trong tiết học có sử dụng TN. Việc khảo sát ý kiến chuyên gia cũng đem lại kết quả khả quan, các chuyên gia đánh giá cao tính khoa học, phù hợp của TN trong tiết dạy học Hóa học bằng tiếng Anh.
2. Kiến nghị
Sau khi thực hiện đề tài, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
2.1. Đối với các trường ĐHSP
-Tích cực đào tạo đội ngũ GV trẻ trong tương lai có khả năng giảng dạy Hóa họcbằng tiếng Anh với vốn từ vựng chuyên ngành tốt.
-Mở các buổi tọa đàm, hội thảo khoa học để SV tiếp cận các định hướng,
PPDH mới.
-Tạo điều kiện, hỗ trợ cho giảng viên và SV có thể tham gia các chương trình tập huấn về giảng dạy các môn học bằng tiếng Anh.
-Khuyến khích SV trong việc ứng dụng kiến thức thực tế vào việc xây dựng bài dạy, thiết kế nhiều TN bổ ích, hấp dẫn hơn.
2.2. Đối với các trường THPT
-Tạo điều kiện về cơ sở vật chất để GV và HS có môi trường dạy học Hóa họcchuyên nghiệp hơn, có thể tiến hành các TN thực tế.
-Tạo điều kiện, hỗ trợ GV và HS nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
-Mở rộng các lớp tăng cường tiếng Anh và tạo điều kiện, khuyến khích HS tham gia lớp học.
-Không ngừng sáng tạo, tìm hiểu và ứng dụng nhiều TN bổ ích, thực tế vào bài học.
-Nhận thức tính thiết yếu của tiếng Anh nói chung và việc dạy học các môn học bằng tiếng Anh nói riêng từ đó không ngừng học hỏi, phát triển năng lực, phẩm chất để đào tạo nên những thế hệ tương lai tài giỏi.
3. Hướngphát triển của đề tài
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện việc dạy tích hợp các môn tự nhiên và tiếng Anh ở bậc tiểu học, trong giai đoạn tiếp theo sẽ tiến tới dạy tích hợp ở bậc trung học, đề tài có thể áp dụng và phát triển xây dựng thí nghiệm Hóa học liên hệ đời sống cho chương trình tích hợp này.
Bên cạnh đó hiện nay, cấu trúc đề thi Trung học Phổ thông Quốc gia đang có định hướng thay đổi tăng số câu hỏi liên quan đến thí nghiệm, các hiện tượng trong cuộc sống, tự nhiên và giảm số câu hỏi bài tập tính toán…Dựa vào định hướng trên, đề tài có thể phát triển hệ thống các thí nghiệm liên hệ đời sống sử dụng trong chương trình phổ thông Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ đề tài chúng tôi thực hiện được trong khoảng thời gian năm học 2015-2016. Hy vọng kết quả của đề tài sẽ tạo nguồn tài liệu tham khảo cho SV và GV trong dạy học Hóa học bằng tiếng Anh nói riêng cũng như dạy học Hóa học nói chung. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bổ sung vào công trình nghiên cứu và hoàn thiện hơn cho các công trình tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trịnh Văn Biều (2010), Các PPDH hiệu quả, ĐHSP TP. HCM.
2. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
3. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,
ĐHSP TP. HCM.
4. Trịnh Văn Biều, Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2005), Thực hành
TN PPDH Hóa học, ĐHSP TP. HCM.
5. Trần Thị Công Danh (2013), Thiết kế giáo trình hỗ trợ việc tự học tiếng Anh dành cho GV dạy Hóa học ở trường phổ thông phần học thuyết - định luật - khái niệm cơ bản, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM.
6. Đào Thị Hoàng Hoa (2014), Dạy học Hóa học bằng tiếng Anh theo định hướng
tích hợp nội dung và ngôn ngữ, ĐHSP TP. HCM.
7. Đỗ Anh Khuê (2014), Thiết kế bộ hồ sơ bài dạy theo mô hình 5-E phục vụ việc
dạy Hóa học bằng tiếng Anh chương trình Cambridge IGCSE phần Hóa học hữu cơ”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM.
8. Nguyễn Thị Trúc Nguyên (2014), Nghiên cứu PPDH Hóa học bằng tiếng Anh ở
trường THPT (áp dụng chương trình Hóa học 11), Luận văn thạc sĩ khoa học
giáo dục, ĐH Vinh.
9. Đỗ Thị Bích Ngọc (2009), Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện kiến
thức- kĩ năng thí nghiệm trong chương trình Hóa học 10 nâng cao cho học sinh theo hướng dạy học tích cực, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP. HCM.
10. Lê Xuân Minh Nhị, Nguyễn Minh Tài (2011), Thiết kế ebook hỗ trợ việc tự học
Anh văn chuyên ngành học phần 2 cho sinh viên khoa Hóa-ĐHSP TP. HCM,
Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP. HCM
11. Nguyễn Thị Trúc Phương (2010), Sử dụng TN Hóa học để tổ chức hoạt động học
tập tích cực cho HS lớp 11 THPT”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP. HCM.
12. Nguyễn Thị Ngọc Phương (2012), Thiết kế e-book các bài thực hành TN Hóa học lớp 11 THPT, Luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP. HCM
13. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi (2008), TN Hóa học ở Trường Phổ Thông,
14. Mai Thủy Tiên (2013), Thiết kế ebook tự học Hóa học bằng tiếng Anh học phần
Hóa hữu cơ dành cho GV Hóa học phổ thông, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP.
HCM
15. Phạm Ngọc Thủy (2012), Thiết kế và sử dụng TN Hóa học kích thích tư duy nhằm gây hứng thú trong dạy học Hóa học ở trường Phổ thông, ĐHSP TP.HCM.
16. Nguyễn Xuân Trường, (2013), Hóa học 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo
17. Nguyễn Xuân Trường, Lê Mẫu Quyền (2015), Hóa học 11, bộ Giáo dục và Đào tạo.
18. Nguyễn Xuân Trường (2013), Hóa học 12, bộ Giáo dục và Đào tạo.
19. Võ Phương Uyên (2009), Sử dụng thí nghiệm trong dạy học Hóa học lớp 10,11
trường Trung học Phổ thông tỉnh Đăk Lăk, luận văn thạc sĩ giáo dục, ĐHSP.
HCM
20. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục
quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”, 2008
21. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án “Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai
đoạn 2010 – 2020”, 2010.
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số5466/BGDĐT-GDTrH, 2013
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo, công văn số2653/BGDĐT-GDTrH, 2014
Tài liệu tiếng Anh
24. American Chemical Society (2012), ACS Guilines and Recommendations for the
Teaching of High School Chemistry.
25. American Chemical Society (2011), Middle School Chemistry.
26. Bentley, K. (2010). The TKT Course CLIL. Ernst Klett Sprachen.
27. Bentley, K. (2010). The TKT Course CLIL Module. Cambridge University Press.
28. Bentley, K. (2010). The teaching knowledge test course: CLIL Module.
29. Boston, C. (2002). The Concept of Formative Assessment. ERIC Digest.
30. Black, P., & William, D. (1998). Inside the Black Box Assessment. Education
Phi Delta.
31. Black, P., & Wiliam, D. (2009). Developing the theory of formative
assessment. Educational Assessment, Evaluation and Accountability (formerly:
32. Bybee, R. W., Taylor, J. A., Gardner, A., Van Scotter, P., Powell, J. C., Westbrook, A., & Landes, N. (2006). The BSCS 5E instructional model: Origins and effectiveness. Colorado Springs, CO: BSCS, 5, 88-98.
33. Bybee, R. W. (2009). The BSCS 5E instructional model and 21st century skills.
National Academies Board on Science Education. Available online at
http://itsisu. concord. org/share/Bybee_21st_Century_Paper. pdf.
34. Clark, I. (2011). Formative Assessment: Policy, Perspectives and Practice.Florida
Journal of Educational Administration & Policy, 4(2), 158-180.
35. Coyle, D. (2007). Content and language integrated learning: Towards a connected research agenda for CLIL pedagogies. International Journal of
Bilingual Education and Bilingualism, 10(5), 543-562.
36. Cristina Isabel Pavisic (2011), CLIL Teaching: An Opportunity to Teach
Chemistry, International Conference “ICT for Language Learning” 4th edition.
37. Edexel IGCSE Chemistry Revision Notes (2008), IGCSE Chemistry Triple
Award Revision Guide.
38. Mehisto, P., Marsh, D., & Frigols, M. J. (2008). Uncovering Clil. China:
Macmillan Publishers Limited.
39. Nicol, D. J., & Macfarlane‐Dick, D. (2006). Formative assessment and self‐
regulated learning: A model and seven principles of good feedback practice.
Studies in higher education, 31(2), 199-218.
40. Norris, R. (2015). Cambridge IGCSE® Chemistry Revision Guide. Cambridge
University Press.
41. Pérez Vidal, C., & Grup, L. I. E. C. (2009). 'To CLIL or not to CLIL...': tot construint un projecte per a l'Europa Multilingüe. Taula rodona internacional
sobre programes AICLE.
42. Richard Harwood and Ian Lodge (2014), Cambridge IGCSE Chemistry Course
book third edition, Cambridge.
43. Richard Harwood and Ian Lodge (2014), Cambridge IGCSE Chemistry Course
book fourth edition, Cambridge.
44. Shaffer, C. (2007). Teaching Science to English-as-a-Seond-Language Students.
45. Taras, M. (2005). Assessment–summative and formative–some theoretical
46. University of Cambridge (2012), Cambridge International A&AS level Chemistry Syllabus code 9701.
47. University of Cambridge (2007), Teaching Science through English- a CLIL
approach, Cambridge. Các trang web 48. https://www.azwestern.edu/academic_services/instruction/assessment/resourc es/downloads/formative%20and_sum mative_assessment.pdf 49. http://enhancinged.wgbh.org/research/eeeee.html 50. http://conference.pixel-online.net/ICT4LL2011/ 51. http://www.fizzicseducation.com.au/Free+experiments/Kitchen+chemistry.html 52. http://neoedu.fpt.edu.vn/danh-gia-qua-trinh-tao-dong-luc-hoc-tap/#_ftn12 53. http://mdoe.state.mi.us/MDEDocuments/baa_fall_conference/resources/prese ntations/Formative_Assessment_EMU. pdf 54. http://petrotimes.vn/tp-hcm-day-manh-day-cac-mon-khoa-hoc-tu-nhien-bang- tieng-anh-64786.html 55. http://www.polymer-search.com/covalent/high-school-chemistry-guide.html 56. http://www.puertasabiertas.fahce.unlp.edu.ar/numeros/numero-10/clil-the- approach-for-the-future 57. https://www.teachingenglish.org.uk/article/clil-a-lesson-framework 58. http://thuvienphapluat.vn/ 59. http://www.bced.gov.bc.ca/esl/policy/definition.htm