Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 27)

4. Đóng góp mới của luận văn

1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam, giáp với tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. TỉnhBắc Kạn được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8 đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thị xã) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất tự nhiên 4.859 km2, dân số 300.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay), trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%. [11]

Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 170km theo đường Quốc lộ 3. Khoảng cách từ tỉnh Bắc Kạn đến cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh - tỉnh Lạng Sơn khoảng 200km; từ Bắc Kạn đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và cảng Hải Phòng chỉ trên 200km. Do đó, việc giao thông, trao đổi hàng hóa từ Bắc Kạn đến các tỉnh lân cận là khá thuận tiện. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội đến cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) hiện đã được cải tạo,nâng cấp. Đặc biệt, tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới đã đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và thông thường là hàng hóa[11]

1.3.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình Bắc Kạn bị chi phối bởi những dãy núi cánh cung lồi về phía Đông, bao gồm những “nếp lồi” và “nếp lõm” xen kẽ nhau.

Bắc Kạn có địa hình núi cao, cao hơn các tỉnh xung quanh và bị chi phối bởi các mạch núi cánh cung kéo dài từ Bắc đến Nam ở hai phía Tây và Đông của tỉnh. Trong đó, cánh cung Ngân Sơn nối liền một dải chạy suốt từ Nặm Quét (Cao Bằng) dịch theo phía Đông tỉnh Bắc Kạn đến Lang Hít (phía Bắc tỉnh Thái Nguyên), uốn thành hình cánh cung rõ rệt. Đây là cánh cung đóng vai trò quan trọng trong địa hình của tỉnh, đồng thời là ranh giới khí hậu quan trọng. Dãy núi này có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Cốc Xô (cao 1.131m), đỉnh Phia Khau (cao 1.061m)…

Cánh cung sông Gâm kéo dài dọc theo phía Tây của tỉnh. Cấu tạo chủ yếu là đá phiến thạch anh, đá vôi, có lớp dài là đá kết tinh rất cổ. Khu vực này có nhiều đỉnh núi có chiều cao khác nhau, trong đó có đỉnh Phja Boóc cao 1.502m và nhiều đỉnh cao trên 1.000m.[11]

Xen giữa hai cánh cung là nếp lõm thuộc hệ thống thung lũng các con sông. [3]

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía Đông xen lẫn với những thung lũng. Bắc Kạn có thể phân thành 3 vùng như sau:

Vùng phía Tây và Tây Bắc: bao gồm các mạch núi thuộc khu vực huyện Chợ Đồn, Pác Nặm, Ba Bể chạy theo hướng vòng cung Tây Bắc – Đông Nam, định ra hướng của hệ thống dòng chảy lưu vực sông Cầu. Dãy núi cao nhất là Phia Bjóoc ( cao 1578m).

Vùng phía Đông và Đông Bắc: hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng Bắc - Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc.

thuộc cánh cung sông Gâm ở phía Tây, với một bên là cánh cung Ngân Sơn ở phía Đông

1.3.3. Khí hậu

Bắc Kạn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới khu vực gió mùa Đông Nam Á. Ở vị trí này, Bắc Kạn có sự phân hóa khí hậu theo mùa rõ rệt.

Mùa mưa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10(chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm); mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25%tổng lượng mưa trong năm).

Do nằm giữa hai hệ thống núi cánh cung miền Đông Bắc, nên Bắc Kạn chịu ảnh hưởng mạnh của khí hậu lục địa châu Á, thời tiết lạnh về mùa Đông, đồng thời hạn chế ảnh hưởng mưa bão về mùa Hạ[3]

- Chế độ nắng

Số giờ nắng trung bình toàn tỉnh Bắc Kạn tương đối thấp. Kết quả quan trắc được từ ba trạm khí tượng Bắc Kạn, Chợ Rã, Ngân Sơn cho thấy, tổng số giờ nắng trung bình có giá trị trong khoảng 1300 – 1400 giờ/năm. Số giờ nắng có sự chênh lệch theo địa phương và giữa các mùa. Các tháng 1, 2, 3 được ghi nhận là các tháng có số giờ nắng ít nhất trong năm, do ảnh hưởng của kiểu thời tiết mưa phùn và sương mù, số giờ nắng trung bình toàn tỉnh vào khoảng 60 giờ/ tháng (tức là chỉ có 2 giờ nắng/ngày). Ngược lại, trong các tháng mùa Hè và mùa Thu, số giờ nắng cao nhất (tháng 5 – tháng 9), số giờ nắng trung bình xấp xỉ 152 giờ/tháng (tức là khoảng 5 giờ nắng/ngày).

- Chế độ mây

Lượng mây tổng quan toàn tỉnh từ kết quả quan trắc trung bình trên ba trạm khí tượng Bắc Kạn, Chợ Rã, Ngân Sơn tương đối lớn (khoảng 7,5/10- 8/10 bầu trời). Lượng mây không có sự biến đổi nhiều giữa các tháng trong năm; các tháng ít mây nhất có lượng mây vào khoảng 6,8/10-7,4/10 bầu trời, rơi vào các tháng cuối mùa Thu, đầu Đông (tháng 9, 10, 11, 12) và các tháng

cuối mùa Đông (tháng 1,2, 3, 4) nhiều mây hơn, khoảng 8-9/10 bầu trời, trùng với thời kỳ mưa phùn và sương mù.

- Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 20 - 220C. Nhiệt độ cao nhất trung bình 26-270C (tháng 5-9), trùng với số ngày nắng nhất của năm, thấp nhất trung bình từ 12-140C; tháng lạnh nhất là tháng 11 và 12 (âm lịch), gây ra các hiện tượng sương mù.

Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và nămtại tỉnh Bắc Kạn(°C) giai đoạn 1961-2016 Trạm Tháng TB năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bắc Kạn 14.8 16.5 19.5 23.3 26.3 27.6 27.6 27.2 26.1 23.4 19.6 16.1 22.3 Chợ Rã 14.6 16.4 19.7 23.5 26.3 27.5 27.6 27.3 25.9 23.1 19.2 15.6 22.2 Ngân Sơn 12.4 14.1 17. 4 21.3 24.2 25.6 25.7 25.3 23.9 21.2 17.3 13.7 20.2

Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn các trạm tỉnh Bắc Kạn lưu trữ Phòng Khí hậu, Viện Địa lý

Sự biến thiên nhiệt độ tuân theo quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm, ở một số khu vực thuộc Huyện Chợ Đồn và Huyện Ngân Sơn (có độ cao khoảng 200-600m), nhiệt độ không khí giảm xuống (khoảng 20-210C).

- Chế độ mưa

Qua phân tích số liệu của ba trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy tổng lượng mưa trung bình toàn tỉnh vào khoảng 1500mm/năm. Tổng lượng mưa năm phân bố không đồng đều giữa các trạm khí tượng và có sự phân hóa rõ rệt theo thời gian. Mùa mưa ở tỉnh Bắc Kạn thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, ở cả ba trạm quan trắc đều cho thấy tháng 6,7,8 là các tháng có tổng lượng mưa lớn nhất trong năm (trên dưới 300mm/tháng).

Bảng 1.2: Lượng mưa trung bình năm tại Bắc Kạn (mm) giai đoạn 1961-2016 Địa điểm trạm Tháng Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bắc Kạn 23.9 28.0 52.0 103.1 192.4 256.3 294.5 269.0 157.2 72.3 41.4 19.8 1509.9 Chợ Rã 25.3 20.9 46.5 93.7 182.2 230.2 263.4 243.6 130.0 75.9 43.2 20.4 1375.2 Ngân Sơn 30.1 31.7 57.7 98.8 221.1 272.0 333.2 287.6 164.0 90.2 55.1 26.9 1668.3 TB 1517.8

Nguồn: Số liệu khí tượng thuỷ văn các trạm tỉnh Bắc Kạn lưu trữ Phòng Khí hậu, Viện Địa lý

Dữ liệu lượng mưa trung bình giai đoạn từ 1961 – 2016 tại các trạm Thuần Mang, trạm Yên Lạc, Na Rì (Huyện Na Rì), trạm Chợ Rã (huyện Ba Bể), trạm Thác Riềng (Thị xã Bắc Kạn), trạm Chợ Đồn (Huyện Chợ Đồn) trong khoảng 1200-1900 mm. Trong đó, lượng mưa trung bình cao nhất là tại trạm Chợ Đồn (1839 mm) và trạm Thạch Thành (1913,3 mm), thấp nhất là trạm Yên Lạc, Na Rì (1242 mm).

- Độ ẩm không khí: Nhìn chung, độ ẩm không khí trung bình toàn tỉnh cao và không có biến động (vào khoảng 83% - 85%).

- Khả năng bốc - thoát hơi nước

Bốc thoát hơi Piche ở tỉnh trong khoảng 730-800 mm/năm. Lượng bốc thoát hơi biến động rõ rệt theo mùa: tăng lên vào mùa Hè (tháng 5-9) khoảng 65-80 mm/tháng, là thời kỳ có nhiệt độ cao và chế độ bức xạ Mặt Trời phong phú. Trong khi đó, các tháng mùa Đông (tháng 12-3) có lượng bốc hơi trung bình thấp nhất trong năm (khoảng 55-60 mm/tháng).

- Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

+ Dông

Bắc Kạn là khu vực có tần suất dông tương đối lớn. Dông xuất hiện trong tất cả các tháng và xảy ra nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 8, trùng với thời kỳ mùa mưa bão. Dông thường kèm theo gió mạnh và mưa rào, lượng mưa dông chiếm tỷ trọng khá lớn trong lượng mưa năm...

+ Mưa phùn

Mưa phùn có tần suất xảy ra toàn tỉnh không lớn (khoảng 12-15 ngày mưa phùn/năm).Tuy nhiên, lượng mưa phùn phân bố không đều ở các khu vực. Tại các trạm Bắc Kạn (huyện Bạch Thông), trạm Chợ Rã (huyện Ba Bể) lượng mưa phùn trung bình khoảng 10-15 ngày/năm. Ở trạm Ngân Sơn (huyện Ngân Sơn), lượng mưa phùn lên đến 37 ngày/năm. Mưa phùn xuất hiện nhiều vào mùa Đông, đặc biệt là nửa cuối mùa Đông (từ tháng 1 đến tháng 3).

+ Mưa đá

Hiện tượng mưa đá có xảy ra ở tỉnh Bắc Kạn nhưng với tần suất thấp (trung bình 0,1 ngày/năm). Mưa đá thường xuất hiện vào các tháng 2, 3, 4, 5 tuỳ từng khu vực.

+ Sương mù

Số ngày có sương mù của Bắc Kạn tương đối lớn, dao động từ 15 đến 74 ngày/năm tuỳ theo các điểm quan trắc. Sương mù xuất hiện gần như ở các tháng, nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 12 (khoảng 3 đến 13 ngày/tháng, tuỳ vào các điểm quan trắc), ít nhất vào tháng 3 đến tháng 5 (khoảng 2 ngày/tháng).

Tuy nhiên ở khu vực trạm Ngân Sơn (huyện Ngân Sơn), số ngày có sương mùa xuất hiện đều vào tất cả các tháng (khoảng 0,5-1 ngày/tháng, trung bình 15 ngày/năm).

+ Sương muối

2 những ngày nhiệt độ thấp (khoảng 0,4-3,2 ngày/năm). Sương muối xuất hiện nhiều nhất ở trạm Ngân Sơn (với tần suất 3,2 ngày/năm, từ tháng 11 đến tháng 3).

Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi Bắc Kạn tương đối phong phú nhưng đa số là các nhánh thượng nguồn với đặc điểm chung là ngắn, dốc, thủy chế thất thường. Bắc Kạn là đầu nguồn của 5 con sông lớn của vùng Đông Bắc là sông Lô, sông Gâm, sông Kỳ Cùng, sông Bằng, sông Cầu. Hệ thống sông ngòi có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Ngoài hệ thống sông ngòi, Bắc Kạn còn nổi tiếng với hồ Ba Bể. Đây là một trong những hồ kiến tạo đẹp và lớn nhất nước ta. Hồ Ba Bể được hình thành từ một vùng đá vôi bị sụt xuống do nước chảy ngầm đã đục rỗng lòng khối núi. Diện tích mặt hồ khoảng 500 ha, là nơi hợp lưu của ba con sông (Ta Han, Nam Cương và Cho Leng). Hồ có ba nhánh thông nhau, nên gọi là Ba Bể. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (năm 1996); xếp hạng là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt (năm 2012)[3].

1.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới…

Tiềm năng phát triển công nghiệp

Tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác nông lâm sản dựa trên lợi thế về rừng. Khu công nghiệp Thanh Bình thuộc địa bàn xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, nằm dọc trên trục đường quốc lộ 3 cách trung tâm Hà Nội 130km, là nơi đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là vào lĩnh vực công nghiệp khai thác nông lâm sản. Hiện nay, nhà máy chế biến gỗ Sahabak tại Khu công nghiệp đã cho sản phẩm ổn định, giải quyết

việc làm cho gần 500 công nhân, với thu nhập bình quân đầu người trên 3 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp đã đóng góp lớn cho sự phát triển lĩnh vực công nghiệp của tỉnh. Khu Công nghiệp Thanh Bình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo động lực, môi trường thu hút các dự án đầu tư, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh.[3]

Bắc Kạn còn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, kaolin, silic....[3]

Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến quặng chì, kẽm ở quy mô nhỏ, sản phẩm mới chỉ đạt ở mức tinh quặng chì kẽm và chưa luyện được thành kẽm thỏi có hàm lượng cao.

Với trữ lượng khoáng sản lớn, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản tốt hơn, phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và tiến đến xuất khẩu. Đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, đá ốp lát, bột đá công nghiệp, rất có triển vọng ở Bắc Kạn.[9]

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệ suối là đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu… lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ.[9]

Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp

1. Trồng trọt

Diện tích cây lương thực đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 177.742 tấn, bằng 101,5% kế hoạch, trong đó vụ

xuân 90.761 tấn bằng 103% kế hoạch, vụ mùa ước đạt 86.981 tấn bằng 100%kế hoạch.

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, 2017)[32]

Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt năm 2017 STT Tên cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng

(tấn)

Năng suất (tạ/ha)

1 Lúa 8.500 46.211 54,4

2 Ngô 9.350 39.889 42,7

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn 2017 [2].

Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm 2017 STT Tên cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng

(tấn)

Năng suất (tạ/ha)

1 Cây khoai tây 100 800 80

2 Rau các loại 550 6.430 117 3 Khoai lang 100 458 46 4 Khoai môn 235 1.906 81,1 5 Dong riềng 950 66.500 700 6 Đậu đỗ 300 321,8 10,7 7 Đậu tương 350 554 15,8 8 Lạc 275 442,5 16,1 9 Thuốc lá 1.000 2.143 21,4 10 Gừng 330 8.750 265 11 Hồng không hạt 600 2.350 29,2

Bảng 1.5: Diện tích,sản lượng và phân bố một số cây trồng chủ lực năm 2017 TT Loại cây ĐVT Tổng số Các huyện, thành phố TP Bắc Kạn Ba Bể Bạch Thông Ngân Sơn Na Rì Chợ Mới Chợ Đồn Pác Nặm 1 Mía bầu

+ Diện tích (ha)

115 - - - - 20 70 15 10

+ Năng suất

(tạ/ha) 387 - - - - 100 500.0 300 300

+ Sản lượng

(tấn) 4.450 - - - - 200 3.500 450 300

2 Chè + Diện tích (ha)

2.700 30 650 40 - 65 1.255 660 - + DT cho thu hoạch (ha) 2.500 35 630 35 - 60 1.100 640 - + Năng suất (tạ/ha) 38,2 34,3 36,5 37,1 - 60,0 38,5 37,5 - + Sản lượng (tấn) 9.550 120 2.300 130 - 360 4.240 2.400 -

3 Cam + Diện tích (ha)

2.660 63 184 1.415 45 188 252 484 29 + DT cho thu hoạch (ha) 2.100 35 150 1.130 18 130 207 420 10 + Năng suất (tạ/ha) 80,0 74,3 80,0 84,1 66,7 57,7 82,1 76,2 70,0 + Sản lượng (tấn) 16.800 260 1.200 9.500 120 750 1.700 3.200 70

2. Chăn nuôi, thủy sản

- Chăn nuôi

+ Đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa): 87.187 con đạt 104% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 4,1%; số con xuất bán, giết mổ trên 4.653 con.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)