Đánh giá mức độphù hợp của cây cam sành với điều kiện SKHtỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 104)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.3.3. Đánh giá mức độphù hợp của cây cam sành với điều kiện SKHtỉnh

Bắc Kạn

3.3.3.1. Giá trị kinh tế và đặc điểm sinh thái của cây cam sành

Tên khoa học: Citrus nobilis Lour. Họ thực vật: Rutaceae

Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

* Giá trị kinh tế

Cam sành là một loại cây cho trái cao cấp, rất bổ dưỡng. Trái cam sành dạng tròn dẹp, màu vàng sậm, thịt trái nhiều nước, dẻo, hương vị chua ngọt. Vỏ quả cam sành sần, trọng lượng trung bình 275 gam/trái. Trong 180 gam cam ở dạng đồ tráng miệng nguyên chất cung cấp tới 160% nhu cầu vitamin C trung bình của một người trong một ngày. Cam sành cũng chứa vitamin A, canxi và chất xơ.

Cam sành thường lột vỏ và ăn lúc còn tươi, hay vắt lấy nước. Vỏ cam dày, có vị đắng, có thể chế biến thành thức ăn cho súc vật bằng cách rút nước bằng sức ép và hơi nóng. Cam sành cũng được dùng làm gia vị hay đồ trang trí trong một số món ăn. Lớp ngoài cùng của vỏ có thể được dùng làm “zest” để thêm hương vị cam vào thức ăn. Phần trắng của vỏ cam là một nguồn pectin[4]

Chu kỳ khai thác của cây cam sành khoảng 10 – 15 năm. Cây cam sành được trồng rất nhiều ở tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang và Hòa Bình, cây cam sành đã cho hiệu quả kinh tế vượt tế vượt trội so với các loại cây ăn quả khác.

Trái có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình 275g , vỏ trái màu xanh đến xanh vàng khi chín, sần và dầy 3-5mm, tép màu vàng cam đậm, nhiều nước, vị ngọt chua, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8-16 hạt/trái).

Có đặc tính sinh trưởng trung bình góc cành hẹp và có khuynh hướng vươn cao

Năng suất trung bình trên 30kg/cây/năm, cây khoảng từ 5 năm tuổi[4]

* Đặc điểm sinh thái:

- Nhiệt độ: Cây cam sành (Citrus nobilis Lour.) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Cam sành có thể trồng ở vùng có nhiệt độ từ 12 – 390C, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 290C. Ở nhiệt độ thấp hơn 12,50C và cao hơn 400C,cây ngừng sinh trưởng. Nhìn chung nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động sống của cây cũng như năng suất, chất lượng quả. Cam sành được trồng khá phổ biến ở nước ta. Cây cam sành sinh trưởng khỏe, phân cành hướng ngọn, cành mập thưa, có thể có gai hoặc không có gai. Lá to, dày, xanh đậm, eo lá to, răng cưa trên mép lá thưa và nông, phiên lá hơi cong. Vỏ dày thô, sần sùi nhưng màu sắc vỏ, thịt quả rấtđẹp, thơm ngon, chất lượng cao [4].

- Độ ẩm: Cam là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, vì rễ của cam sành thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng qua một hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước đất bị thiếu ôxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị thối chết làm rụng lá, quả non. Vào mùa mưa, đất bão hòa nước nên thiếu oxy làm cho bộ rễ hoạt động kém, nhiều rễ bị chết, thối làm cho lá và quả non rụng nhiều, giảm tỷ lệ đậu quả. Lượng mưa thích hợp cho các vùng trồng cam sành từ 1.200 - 1.500mm/năm. Độ ẩm không khí thích hợp là 75-80%. Cam, quýt sinh trưởng tốt khi độ ẩm và lượng nước đạt theo yêu cầu và phân bố đều các tháng trong năm [7].

- Ánh sáng: Cây cam sành thích hợp với ánh sáng có cường độ 10000 – 15000 lux (tương ứng với 16 – 17h trong ngày mùa hè ở nước ta), cam sành ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ. Tuy vậy, không nên trồng dưới các bóng cây to vì trong điều kiện này, cây cam sành dễ bị sâu bệnh. Muốn có ánh

sáng tán xạ cho chúng cần bố trí mật độ trồng hợp lý, bố trí ở những nơi thoáng và tránh nắng[8].

3.3.3.2. Đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn

Sau khi xác định nhu cầu sinh thái với các chỉ tiêu SKH của cây cam sành, ta lập bảng ma trận đánh giá mức độ phù hợp của cây chè như bảng 3.12.

Sử dụng công thức [1] và [2] để tính tỉ lệ điểm trung bình phù hợp của cây cam sành như bảng 3.12 sau:

Bảng 3.12: Cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với các yếu tố SKH chính ở tỉnh Bắc Kạn

Yếu tố

đánh giá Mức độ phù hợp

Loại SKH

IB1a IB1b IC1b IIB2a IIC2b IIIA2a IIIB2a IIIC2b IVA3a IVB3a IVC3b

Nh iệ t đ ộ tb n ăm ( 0C) S1 2 2 2 S2 1 1 1 1 1 N 0 0 0 Lư ợn g m ưa năm (mm) S1 2 2 2 2 S2 1 1 1 1 N 0 0 Đ ộ d ài m ù a lạ n h ( th án g ) S1 2 2 2 2 2 S2 1 1 1 N 0 0 0 Đ ộ d ài m ù a k h ô ( th án g ) S1 2 2 2 2 2 2 S2 N 0 0 0 0 0 Tỉ lệ điểm phù hợp trung bình 0,875 0,625 0,5 0,875 0,5 0,625 0,625 0,5 0,25 0,5 0,125

Dựa vào bảng cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn (Bảng 3.12), có thể xác định được điểm phù hợp cao nhất của cây cam sành đạt 0,875 và điểm phù hợp thấp nhất là 0,125. Sử dụng công thức [3] để tính khoảng cách điểm giữa các mức độ được tính như sau:

∆ S = 𝑆𝑚𝑎𝑥 − 𝑆𝑚𝑖𝑛

𝑀 =

0,875 − 0,125

3 = 0,25

Từ đó, xác định được khoảng điểm cho mỗi mức độ phù hợp:

Bảng 3.13: Phân cấp mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH

STT Cấp độ phù hợp Khoảng điểm

1 Rất phù hợp 0,625 – 0,875

2 Tương đối phù hợp 0,374 – 0,624

3 Không phù hợp 0,125 – 0,373

Bảng 3.14: Mức độ phù hợp của cây cam sành với các loại SKH tỉnh Bắc Kạn TT độ phù hợp Cấp Loại SKH Tổng số đơn vị SKH Diện tích (km2) Tỉ lệ diện tích so với cả tỉnh (%) 1 Rất phù hợp (S1) IB1a IB1b IIB2a IIIA2a IIIB2a 10 3320,79 68,1 2 Tương đối phù hợp (S2) IC1b IIC2b IIIC2b IVB3a 9 1451,76 29,8

3 Không phù hợp (N) IVA3a IVC3b 4 100,23 2,1 Tổng 11 23 4872,78 100 Nguồn: Tổng hợp từ GIS * Không gian canh tác rất phù hợp: Các loại SKH IB1a, IB1b, IIB2a, IIIA2a, IIIB2a phù hợp nhất với sự sinh trưởng của cây cam sành với khí hậu nóng và lượng mưa năm từ ít đến vừa. Kết quả phân tích cho thấy, điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn rất phù hợp để trồng cam sành, với tổng diện tích vùng rất phù hợp là 3320,79 km2, chiếm 68,1% diện tích toàn tỉnh, chủyếu phân bố ở thị xã Bắc Kạn, huyện Phủ Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Ngân Sơn, Na Rì (toàn tỉnh ngoài huyện Pác Nặm).

* Không gian canh tác tương đối phù hợp: Cây cam sành có mức phù hợp tương đối với các loại SKH IC1b, IIC2b, IIIC2b, IVB3a. Bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016 cho thấy: diện tích phù hợp tương đối của cam sành với điều kiện SKH Bắc Kạn là 1451,76 km2, chiếm 29,8% diện tích toàn tỉnh.

* Không gian canh tác không phù hợp: Ở các vùng có loại SKH: IVA3a, IVC3b. Các loại SKH này có đặc điểm lạnh, mưa nhiều hoặc mưa ít, mùa lạnh dài nên mức độ phù hợp của cây cam sành là thấp hoặc không phù hợp. Các loại SKH có chứa những yếu tố khí hậu không phù hợp để phát triển cây cam sành như tổng lượng mưa năm rất ít hoặc có khí hậu lạnh. Diện tích vùng không phù hợp không đáng kể: 100,23 km2, chỉ bằng 1,2% diện tích toàn tỉnh, phân bố trong những khoanh vi nhỏ, rải rác thuộc các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và một phần diện tích huyện Pác Nặm khu vực tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang.

Hình 3.9: Bản đồ mức độ phù hợp của cây cam sành với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 - 2016, tỉ lệ 1: 100.000

Người thành lập: Hoàng Ngọc Yến GVHD : Nguyễn Thế Hưng

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1)Bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn tỷ lệ 1:100.000 được xây dựng dựa trêncác yếu tố khí hậu chính được lựa chọn: Nhiệt độ trung bình; Tổng lượng mưa năm; Độ dài mùa lạnh; Độ dài mùa khô, chuỗi dữ liệu từ năm 1961 đến 2016 đã thành lập nên. Bản đồ đã phản ánh được sự phân hóa SKH trên địa bàn tỉnh với hệ chỉ tiêu tổng hợp của các đặc trưng về điều kiện nhiệt-ẩm. Đặc điểm của từng loại SKH được thể hiện thông quacác ký hiệu về nhiệt độ trung bình (I, II, II,IV)-độ dài mùa lạnh (1,2,3) - tổng lượng mưa (A,B,C,D)-độ dài mùa khô (a,b).

2) Trên bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016, tỷ lệ 1:100.000 thể hiện được sự tồn tại 11 loại SKH với 23 khoanh vi riêng biệt. Thuộc 4 đai khí hậu: nóng, hơi nóng, mát hơi lạnh.

3) Bên cạnh việc là cơ sở khoa học trong công tác nghiên cứu, phân loại thảm thực vật tự nhiên, thì các đơn vị phân loại SKH còn làm cơ sở cho việc bố trí hợp lý các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp thông qua việc đánh giá mức độ phù hợp của các cây trồng với từng loại SKH trong địa bàn Tỉnh.

4) Kết quả đánh giá mức độ phù hợp của 3 loài cây trồng chủ lực với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn được tổng hợp như sau:

- Cây mía bầu (Saccharum sp )

+ Rất phù hợp với 4 loại SKH (IB1a, IIB2a, IIC2b, IIIB2a) với tổng diện tích 2866,89 km2, chiếm 58,8% diện tích toàn tỉnh, gồm 10 khoanh vi.

+ Tương đối phù hợp với các loại SKH IB1b, IC1b, IIIA2a, IIIC2b, IVB3a với tổng diện tích 1905,66 km2 (chiếm 39,1% diện tích toàn tỉnh), gồm 9 khoanh vi.

- Cây chè trung du (Camellia sinensis)

+ Rất phù hợp với các loại SKH: IA1a, IB1b, IIA1a, IIB1b, với tổng diện tích 2983,36 km2, chiếm 61% diện tích toàn tỉnh, gồm 9 khoanh vi.

+ Tương đối phù hợp với các loại SKH: IB1a, IB1b, IC1b, IIC2b, IIIC2B, IVB3a với tổng diện tích 1789,19 km2,chiếm 37,6%, gồm 10 khoanh vi.

+ Không phù hợp với các loại SKH: IVA3a, IVC3b, với diện tích 100,23 km2, chiếm 1,2%, gồm 4 khoanh vi.

- Cây cam sành (Citrus nobilis Lour):

+ Rất phù hợpvới các loại SKH: Các loại SKH IB1a, IB1b, IIB2a, IIIA2a, IIIB2a, với tổng diện tích 3320,79 km2, chiếm 68,1%, gồm 10 khoanh vi.

+ Tương đối phù hợp với các loại SKH: IC1b, IIC2b, IIIC2b, IVB3a với tổng diện tích 1451,76 km2, chiếm 29,8% diện tích toàn tỉnh, gồm 9 khoanh vi.

+ Không phù hợp với các loại SKH: IVA3a, IVC3b, với diện tích 100,23 km2, chiếm 1,2%, gồm 4 khoanh vi.

Kiến nghị:

1) Sở NN & PTNT tỉnh Bắc Kạn cần bố trí các loài cây trồng chủ lực theo bản đồ SKH với các mức độphù hợp khác nhau: Giảm không gian canh tác các loại cây trồng năng suất thấp và không phù hợp với khí hậu, tăng không gian canh tác các loại cây trồng rất phù hợp và tương đối phù hợp với điều kiện SKH từng khu vực.

2)Việc quy hoạch không gian và diện tích canh tác mía bầu, cam sành và chè trung du cần được tiến hành ngaytrong bối cảnh BĐKH với những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa; các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó dự đoán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] Nguyễn Ngọc Ánh (2017). Đánh giá tính thích nghi sinh thái của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh biến đổi khí hậu,luận văn thạc sỹ,Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Triệu Tiến Ban (2016). Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2016. NXB Thống Kê.

[3] Báo Bắc Kạn (2015). Bắc Kạn - Tiềm năng, triển vọng hợp tác và đầu tư

[4]Bộ Nông nghiệp (1970), Dự thảo tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất cây công nghiệp. Nhà xuất bản nông thôn.

[5] Đài khí tượng thủy văn Bắc Kạn (1967). Đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn.

[6] Hà Thị Bình (2006). Nghiên cứu một số đặc điểm hoá học và tác dụng sinh học của các hợp chất polyphenol trong lá cây chè. Luận văn Tiến sỹ sinh học.

[7] Đỗ Đình Ca, Trần Thế Tục (1994). Bắc Quang một vùng trồng cam quýt có triển vọng nhìn từ yếu tố khí hậu. Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội

[8]Phạm Văn Côn (1987).“Bài giảng Cây ăn quả”.Trường Đại học Nông nghiệp I,Hà Nội.

[9] Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn (2012). Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn.

[10] Phạm Văn Cự (2011).Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu.

[11] Ánh Dương (2006). “Bắc Kạn phát triển kinh tế nông thôn, phát huy tài năng, thế mạnh địa phương”.Tạp chí Ngân hàng; 2006. - Số 7. - Tr.39-40

[12]Đài khí tượng thủy văn Bắc Kạn (1967).Đặc điểm khí hậu tỉnh Bắc Kạn, Bắc Kạn.

[13]Lâm Công Định (1992).Sinh khí hậu ứng dụng trong lâm nghiệp ở Việt Nam.Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

[14]FAO (1989). Phân loại và thành lập bản đồ kiểu thảm thực vật ở vùng nhiệt đới châu Á.

[15]Đỗ Thị Vân Hương (2013). Nghiên cứu đánh giá tài nguyên sinh khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam cho phát triển một số cây trồng nông, lâm nghiệp có giá trị kinh tế, Luận án Tiến sĩ, Viện địa lý.

[16]Vũ Tự Lập (1976). Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam.Nhà xuất bảnKhoa học và kỹ thuật.

[17] Nguyễn Công Minh (2007). Khí hậu và Khí tượng đại cương.Hà Nội.Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[18] Nhà xuất bản Tài Nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam (2016).

Kịch bản biến đổi khí hậu Việt Nam 2016

[19] Phạm Đức Nguyên (2002). Kiến trúc sinh khí hậu - thiết kế sinh khí hậu trong kiến trúc Việt Nam. Nhà xuất bản Xây dựng.

[20] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam.

[21] Vũ Thị Quý (2013). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác cho một số giống chè nội tại Thái Nguyên. Luận án Tiến Sỹ Nông nghiệp

[22] Trần Văn Sỏi (1988). Hỏi đáp về kỹ thuật trồng mía bầu. Nhà xuất bản Nông nghiệp

[23] Số liệu lưu trữ Phòng Khí hậu, Viện Địa lý

[24] Dương Hữu Thời (1998). Cơ sở sinh thái học. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội

[25]Thủ tướng Chính Phủ. Quyếtđịnh số124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012,

Phê duyệtquy hoạchtổng thphát triểnsản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020và tầm nhìn đến năm 2030

[26]. Tổng cục cây trồng - Bộ Nông nghiệp (1978),Sổ tay kỹ thuật trồng cây công nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[27] Đào Thế Tuấn (1977).Cơ sở khoa học xác định cơ cấu cây trồng hợp lý. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[28]Trung tâm Quốc gia biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (1991),

Từ điển Bách khoa nông nghiệp (2004). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [29]Thái Văn Trừng (1970).Thảm thực vật rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội.

[30] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2016). Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội,đảm bảo quốc phòng - an ninh 5 năm 2016 – 2020.

[31] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2008). Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

[32] Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2017). Quyết định số: 1430/QĐ- UBND ngày 18/9/2017, Phê duyệt phương án sản xuất vụ Đông – Xuân 2017- 2018

[33] Nguyễn Khanh Vân (2006).Cơ sở sinh khí hậu. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

[34] Viện địa lý, Viện hàn lâm-Khoa học Việt Nam (2004). Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên vùng Đông Bắc Việt Nam phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

[35] Nguyễn Văn Viết (2012). Khai thác thài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam. NXB Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam.

Tài liệu tiếng Anh

[36]American Meteorological Society (2008).Glossary of Meteorology.

[37] Chyi - Rong Chiou et al. (2015). Plant bioclimatic models in climate change research. Bot Stud, 56:26.

[38] Kelly, S. H. (2007). Developing Credible Vulnerability Indicators for Climate Adaptation Policy Assessment. Mitigation and Adaptation Strategies for Global Change.

[39] Houghton, John Theodore(2001). Appendix I – Glossary. Climate change 2001: the scientific basis: contribution of Working Group I to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge, UK: Cambridge University Press. ISBN 0-521-80767-0

[40]Glossary – Climate Change. Education Center – Arctic Climatology and Meteorology. NSIDC National Snow and Ice Data Center.

PHỤ LỤC

1. Số liệu khí hậu trạm Bắc Kạn

Yếu tố Chuỗi I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

1 T max tb 58-2016 19,1 20,4 23,4 27,5 31,3 32,5 32,5 32,5 31,5 28,9 25,3 21,6 27,2 2 Tmin tb 58-2016 12,1 13,9 17,0 20,5 22,8 24,3 24,5 24,2 22,7 20,0 16,1 12,8 19,3 3 Ttb 61-2016 14,8 16,5 19,5 23,3 26,3 27,6 27,6 27,2 26,1 23,4 19,6 16,1 22,3 4 T max 58-2016 30,8 35,8 36,4 38,7 40,5 39,4 37,8 37,5 37 34,8 33,9 31,9 40,5 5 Tmin 58-2016 0,2 2,4 4,9 10,4 14,9 16,5 18,7 19,8 13,7 8,5 3,9 0 0 6 R 58-2016 23,9 28,0 52,0 103,1 192,4 256,3 294,5 269,0 157,2 72,3 41,4 19,8 1509,9 7 Cv 58-2016 0,81 0,89 0,98 0,60 0,58 0,42 0,38 0,44 0,59 0,74 0,93 1,14 0,17 8 Rmax 58-2014 41,8 65,3 93,6 93,8 215,4 304,9 217,9 212 193,7 456,1 98,3 39,4 456,1 9 Ngày mưa 58-2016 8,8 9,5 13,0 13,2 15,1 16,8 19,2 18,5 12,7 9,0 7,1 5,9 148,8 10 Piche 58-2016 58,1 56,6 61,8 67,5 83,1 70,5 63,6 59,6 64,5 70,5 63,9 63,3 783,0 11 Ẩm min TB 59-99 64 65 68 67 62 64 66 65 61 58 58 58 63 12 Ẩm TB 58-2016 81 82 83 83 82 84 86 86 84 83 82 81 83

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 75 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)