Đánh giá mức độphù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKHtỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 69 - 75)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.3.2. Đánh giá mức độphù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKHtỉnh

tỉnh Bắc Kạn

3.3.2.1.Giá trị kinh tế và đặc điểm sinh thái của cây chè trung du

Cây chè thuộc họ chè Theaceae

Chi: Camellia

Tên khoa học: Camellia sinensis.

* Giá trị kinh tế

Chè là một loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế cao, một loại thức uống rất giá trị về dược liệu. Những sản phẩm từ chè luôn được mọi người bảo quản cận thận và sử dụng hằng ngày. Tác dụng chữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định như sau:

- Caféin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng[26].

- Hỗn hợp tanin trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt là chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo M.N. Zaprometop, hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch, thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chứcnăngcủa hệ thống điều tiết máu...[24]

PP và nhiều nhất là vitamin C.

Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp, nên chè được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi của Việt Nam. Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai. Ở miền Bắc, chè được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai...Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.[21]

* Đặc điểm sinh thái

1.Ánh sáng

Cây chè là một cây mọc trong những điều kiện ẩm ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh sáng, cây chè là cây trung tính trong giai đoạn cây con, lớn lên ưa sáng hoàn toàn. Dưới bóng râm, là chè xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao nhưng búp thưa, sản lượng thấp vì quang hợp yếu. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều, ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn ở vùng đồi núi cao là điều kiện để sản xuất chè có chất lượng cao trên thế giới.[26]

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng của chè là 22-280C; búp chè sinh trưởng chậm ở 15-180C, dưới 100C mọc rất chậm. Nhiệt độ trên 300C chè mọc chậm, còn nhiệt độ trên 400C chè bị khô xém nắng lá non. [15]

3.Nước

Nước giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ chế biến. Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, là nguyên tố quan trọng để đảm bảo các hoạt động sinh lý của cây chè. Về nông nghiệp, nước quyết định sản lượng và chất lượng của chè; trong công nghiệp, nước là thành phần biến đổi nhiều trong các công đoạn héo, vò, lên men, sấy khô.

pháp kỹ thuật và khí hậu thời tiết trong năm. Nói chung, các tổ chức non có nhiều nước hơn các bộ phận già. Mưa nhiều sản lượng chè cao nhưng chất lượng thấp.

Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè là 1.500- 2.000mm. Độ ẩm tương đối không khí từ 80-85% có lợi cho sinh trưởng của chè. [15]

3.3.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn

Sau khi xác định nhu cầu sinh thái với các chỉ tiêu SKH của cây chè, ta lập bảng ma trận đánh giá mức độ phù hợp của cây chè như bảng 3.9.

Sử dụng công thức [1] và [2] để tính tỉ lệ điểm trung bình phù hợp của cây chè như bảng 3.9 sau:

Bảng 3.9: Bảng cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn

Yếu tố

đánh giá Mức độ phù hợp

Loại SKH

IB1a IB1b IC1b IIB2a IIC2b IIIA2a IIIB2a IIIC2b IVA3a IVB3a IVC3b

Nh iệ t đ ộ tb n ăm ( 0C) S1 2 2 2 2 2 S2 1 1 1 N 0 0 0 Lư ợn g m ưa năm (mm) S1 2 2 2 2 2 S2 1 1 N 0 0 0 0 Đ ộ d ài m ù a lạ nh (th án g ) S1 2 2 2 2 2 S2 1 1 1 N 0 0 0 Đ ộ d ài m ù a k h ô (th án g ) S1 S2 1 1 1 1 1 1 N 0 0 0 0 0 Tỉ lệ điểm phù hợp trung bình 0,5 0,375 0,125 0,875 0,5 0,75 0,875 0,5 0,25 0,5 0,125

Sử dụng công thức [3] để xác định khoảng cách điểm giữa các mức độ phù hợp của cây chè với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn:

∆ S = 𝑆𝑚𝑎𝑥 − 𝑆𝑚𝑖𝑛

𝑀 =

0,875 − 0,125

3 = 0,25

Từ đó, xác định được khoảng điểm cho mỗi mức độ phù hợp :

Bảng 3.10: Phân cấp các mức độ phù hợp cây chè trung du với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn

STT Mức độ phù hợp Khoảng điểm

1 Rất phù hợp 0,625 – 0,875

2 Tương đối phù hợp 0,374 – 0,624

3 Không phù hợp 0,125– 0,373

Bảng 3.11: Mức độ thuận lợi của các loại SKH đối với cây chè trung du TT độ phù hợp Cấp Loại SKH Tổng số khoanh vi Diện tích (km2) Tỉ lệ diện tích so với cả tỉnh (%) 1 Rất phù hợp (S1) IIB2a IIIA2a IIIB2a 9 2983,36 61,2 2 Tương đối phù hợp (S2) IB1a IB1b IC1b IIC2b IIIC2b IVB3a 10 1789,19 37,6 3 Không phù hợp (N) IVA3a IVC3b 4 100,23 1,2 Tổng 11 23 4872,78 100 Nguồn: Tổng hợp từ GIS * Không gian canh tác rất phù hợp: Từ kết quả chỉ tiêu các nhu cầu sinh

thái của cây chè trung du (phù hợp với nhiệt độ khoảng 18-23 oC, lượng mưa khoảng 1500-2400 mm, độ ẩm lớn), nên xác định được các loại SKH đó là IIB2a, IIIA2a, IIIB2a với đặc điểm khí hậu hơi nóng hoặc mát, mưa nhiều hoặc mưa vừa, mùa lạnh trung bình, mùa khô trung bình, rất phù hợp với đặc điểm của từng loại SKH trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 – 2016, tổng diện tích vùng rất phù hợp với cây chè là 2983,36 km2, chiếm 61% diện tích toàn tỉnh. Thích hợp với khu vực các huyện Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Phủ Thông, Na Rì và Ngân Sơn.

* Không gian canh tác tương đối phù hợp: Cây chè có mức độ phù hợp tương đối với các loại SKH: IB1a, IB1b, IC1b, IIC2b, IIIC2B, IVB3a. Các loại SKH tương đối phù hợp được phân bố ở các khu vực Thị xã Bắc Kạn, huyện PhủThông và Chợ Đồn, Chợ Mới...gần như toàn bộ các đơn vị hành chính trong tỉnh với diện tích 1789,19 km2,chiếm 37,6%.

*Không gian canh tác không phù hợp: Ở các vùng có loại SKH: IVA3a, IVC3b. Các loại SKH này có đặc điểm lạnh, mưa nhiều hoặc mưa ít, mùa lạnh dài nên mức độ phù hợp của cây chè là thấp hoặc không phù hợp. Các loại SKH có chứa những yếu tố khí hậu không phù hợp để phát triển cây chè trung du như tổng lượng mưa năm rất ít hoặc có khí hậu lạnh. Diện tích vùng không phù hợp không đáng kể: 100,23 km2, chỉ bằng 1,2% diện tích toàn tỉnh, phân bố trong những khoanh vi nhỏ, rải rác thuộc các huyện Ba Bể, Chợ Đồn và một phần huyện Pác Nặm (khu vực tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang).

Từ kết quả đánh giá cho thấy, điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn rất phù hợp để phát triển cây chè trung du. Có thể mở rộng diện tích trồng chè trên toàn vùng, trước hết là ở các vùng SKH được đánh giá là rất phù hợp và phù hợp tương đối.

Hình 3.8: Bản đồ mức độ phù hợp của cây chè trung du với điều kiện SKHtỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 - 2015, tỉ lệ 1:100.000

Người thành lập: Hoàng Ngọc Yến GVH : Nguyễn Thế Hưng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)