4. Đóng góp mới của luận văn
1.3.4. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội với nguồn tài nguyên rừng, đất rừng, khoáng sản phong phú và vườn Quốc gia Ba Bể, nơi có hồ Ba Bể - một trong 20 hồ nước ngọt lớn trên thế giới…
Tiềm năng phát triển công nghiệp
Tỉnh Bắc Kạn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác nông lâm sản dựa trên lợi thế về rừng. Khu công nghiệp Thanh Bình thuộc địa bàn xã Thanh Bình, huyện Chợ Mới, nằm dọc trên trục đường quốc lộ 3 cách trung tâm Hà Nội 130km, là nơi đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là vào lĩnh vực công nghiệp khai thác nông lâm sản. Hiện nay, nhà máy chế biến gỗ Sahabak tại Khu công nghiệp đã cho sản phẩm ổn định, giải quyết
việc làm cho gần 500 công nhân, với thu nhập bình quân đầu người trên 3 triệu đồng/tháng. Giá trị sản xuất công nghiệp đã đóng góp lớn cho sự phát triển lĩnh vực công nghiệp của tỉnh. Khu Công nghiệp Thanh Bình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo động lực, môi trường thu hút các dự án đầu tư, phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh.[3]
Bắc Kạn còn có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Trên địa bàn tỉnh có 165 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: chì kẽm 70 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; sắt có 13 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 22 triệu tấn; vàng có 17 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 39 tấn; đá vôi xi măng 150 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 460 triệu m3; sét xi măng trên 10 triệu m3, ngoài ra còn có antimon, titan, kaolin, silic....[3]
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến quặng chì, kẽm ở quy mô nhỏ, sản phẩm mới chỉ đạt ở mức tinh quặng chì kẽm và chưa luyện được thành kẽm thỏi có hàm lượng cao.
Với trữ lượng khoáng sản lớn, Bắc Kạn có triển vọng đầu tư chế biến sâu ở quy mô vừa và nhỏ để nâng giá trị các loại khoáng sản tốt hơn, phục vụ cho các ngành công nghiệp trong nước và tiến đến xuất khẩu. Đặc biệt là ngành sản xuất vật liệu xây dựng như: xi măng, đá ốp lát, bột đá công nghiệp, rất có triển vọng ở Bắc Kạn.[9]
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn còn có nhiều hệ suối là đầu nguồn sông Đáy, sông Gâm, sông Chu… lưu vực nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, lòng hẹp và có nhiều thác ghềnh thuận tiện cho việc đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ.[9]
Tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp
1. Trồng trọt
Diện tích cây lương thực đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra; tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 177.742 tấn, bằng 101,5% kế hoạch, trong đó vụ
xuân 90.761 tấn bằng 103% kế hoạch, vụ mùa ước đạt 86.981 tấn bằng 100%kế hoạch.
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, 2017)[32]
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt năm 2017 STT Tên cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng
(tấn)
Năng suất (tạ/ha)
1 Lúa 8.500 46.211 54,4
2 Ngô 9.350 39.889 42,7
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Kạn 2017 [2].
Bảng 1.4: Diện tích, sản lượng cây trồng hàng năm 2017 STT Tên cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng
(tấn)
Năng suất (tạ/ha)
1 Cây khoai tây 100 800 80
2 Rau các loại 550 6.430 117 3 Khoai lang 100 458 46 4 Khoai môn 235 1.906 81,1 5 Dong riềng 950 66.500 700 6 Đậu đỗ 300 321,8 10,7 7 Đậu tương 350 554 15,8 8 Lạc 275 442,5 16,1 9 Thuốc lá 1.000 2.143 21,4 10 Gừng 330 8.750 265 11 Hồng không hạt 600 2.350 29,2
Bảng 1.5: Diện tích,sản lượng và phân bố một số cây trồng chủ lực năm 2017 TT Loại cây ĐVT Tổng số Các huyện, thành phố TP Bắc Kạn Ba Bể Bạch Thông Ngân Sơn Na Rì Chợ Mới Chợ Đồn Pác Nặm 1 Mía bầu
+ Diện tích (ha)
115 - - - - 20 70 15 10
+ Năng suất
(tạ/ha) 387 - - - - 100 500.0 300 300
+ Sản lượng
(tấn) 4.450 - - - - 200 3.500 450 300
2 Chè + Diện tích (ha)
2.700 30 650 40 - 65 1.255 660 - + DT cho thu hoạch (ha) 2.500 35 630 35 - 60 1.100 640 - + Năng suất (tạ/ha) 38,2 34,3 36,5 37,1 - 60,0 38,5 37,5 - + Sản lượng (tấn) 9.550 120 2.300 130 - 360 4.240 2.400 -
3 Cam + Diện tích (ha)
2.660 63 184 1.415 45 188 252 484 29 + DT cho thu hoạch (ha) 2.100 35 150 1.130 18 130 207 420 10 + Năng suất (tạ/ha) 80,0 74,3 80,0 84,1 66,7 57,7 82,1 76,2 70,0 + Sản lượng (tấn) 16.800 260 1.200 9.500 120 750 1.700 3.200 70
2. Chăn nuôi, thủy sản
- Chăn nuôi
+ Đàn đại gia súc (trâu, bò, ngựa): 87.187 con đạt 104% kế hoạch năm, so với cùng kỳ năm 2016 tăng 4,1%; số con xuất bán, giết mổ trên 4.653 con. Ước cả năm tổng đàn đại gia súc là 87.250 con đạt 104% kế hoạch và số đại gia súc giết mổ khoảng 24.000 con.
+ Đàn lợn: 196.547 con đạt 87,3% kế hoạch năm; số con xuất bán giết mổ là 43.224 con.Tổng đàn lợn cả năm ước đạt 225.000 con, số lượng giết mổ 265.000 con.
+ Đàn gia cầm: 1.535.797 con, đạt 85% kế hoạch năm; ước tổng đàn gia cầm cả năm 1.800.000 con, số con giết mổ 22.503 con.
- Thủy sản: Diện tích ao nuôi 1.283 ha đạt 98% kế hoạch. Diện tích nuôi chủ yếu là ao nuôi hộ gia đình và một số diện tích ruộng chủ động nước, sản lượng cả năm ước đạt 1.755 tấn.
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, 2017)[31]
3. Lâm nghiệp
- Tính đến ngày 15/8/2017 trên địa bàn toàn tỉnh trồng được 7.221,2 ha rừng đạt 112,83% kế hoạch, trong đó trồng rừng theo dự án Bảo vệ phát triển rừng là 6.343,65 ha; trồng lại rừng sau khai thác 877,55 ha và người dân tự trồng rừng 259,35 ha.
- Diện tích trồng rừng đang được chăm sóc sau trồng là 16.940,67 ha; bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ và rừng đặc dụng 80.856 ha và khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên 19.785,1 ha.
Tỉnh Bắc Kạn có diện tích đất cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả thấp, do điều kiện giao thông khó khăn và trình độ dân trí hạn chế. Để thích ứng và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH, hướng ưu tiên vào cây ăn quả đặc sản và cây công nghiệp dài ngày được cho là giải pháp phù hợp cho tỉnh Bắc Kạn.
Tiềm năng phát triển du lịch
Tỉnh Bắc Kạn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh, là điều kiện phát triển du lịch.
Hồ Ba Bể là một trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Hồ có diện tích rộng 500 ha, nằm trong khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể, có hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với 417 loài thực vật, 299 loài động vật có xương sống, trong hồ có 49 loài cá nước ngọt. Hồ Ba Bể đã được công nhận là di tích danh thắng Quốc gia đặc biệt. Năm 2003, Vườn quốc gia Ba Bể được công nhận là vườn di sản ASEAN, năm 2011 được công nhận là khu RAMSAR thứ 3 của Việt Nam. Hiện nay đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình Caxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long… Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông, với các nhũ đá, cột đá hình thù sinh động, độc đáo.
Đến Bắc Kạn, du khách còn được tham quan các điểm du lịch khác như: Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ, Đền Thắm, chùa Thạch Long, du ngoạn trên sông Cầu, sông Năng… Đặc biệt, du khách còn được đến thăm các bản làng dân tộc với những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, được thưởng thức những nông sản đặc biệt của núi rừng Việt Bắc.[3]
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các đối tượng được lựa chọn để đánh giá mức độ phù hợp sinh thái với điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh BĐKH là ba loại cây trồng: mía bầu, cam và chè. Đây là ba loại cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu tốt với dịch bệnh, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tái cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp giai đoạn 2015- 2020theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 – 2020 [31].
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài là toàn bộ địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Phạm vi thời gian: Các chuỗi số liệu thống kê khí hậu được thu thập từ 3 trạm khí tượng chính: Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc Kạn, một số trạm đo mưa từ năm 1961 đến năm 2016.
Đề tài chỉ nghiên cứu, đánh giá nhu cầu và mức độ phù hợp của một số loài cây trồng với điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, mà không xét đến các yếu tố sinh thái khác (thổ nhưỡng, địa hình, địa chất…).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí tài liệu
Thu thập, phân tích, xử lý tài liệu là công việc quan trọng trong quá trình nghiên cứu, đánh giá. Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, chúng tôi đã xác định các tài liệu, số liệu cần thu thập tại khu vực nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các số liệu quan trắc từ các trạm khí tượng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong khoảng thời gian đủ dài (1961-2016) để đảm bảo độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu. Các tài liệu, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: Báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Bắc Kạn; số liệu quan trắc khí tượng của từng trạm (Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc Kạn) trong chuỗi từ năm 1961- 2016; các đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu…
2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đề tài đánh giá mức độ phù hợp của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH hiện nay là một nội dung có ý nghĩa thực tế,mang tính liên ngành. Trong đề tài, tác giả có tham vấn nhiều kiến thức, ý kiến tham vấn từ các chuyên gia về đối tượng nghiên cứu (xác định các loại cây trồng chủ lực), về nhu cầu sinh thái và ngưỡng sinh thái đối với từng loại cây trồng được lựa chọn.
2.3.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu
Cấp phân vị cơ sở của bản đồ SKH đối với một tỉnh là cấp loại SKH, phản ánh sự phân hoá về yếu tố nhiệt, mưa-ẩm của lãnh thổ, quyết định sự tồn tại và phát triển của các kiểu TTV tự nhiên. Phân loại SKH được tiến hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
-Phải phản ánh khách quan đặc điểm phân hóa khí hậu của vùng lãnh thổ; -Phải thể hiện được đặc điểm sinh thái TTV tự nhiên của chính lãnh thổ đó. Phương pháp này dùng để phân cấp các hệ chỉ tiêu nhiệt (nhiệt độ trung bình năm, chỉ tiêu độ dài mùa lạnh) và phân cấp các hệ chỉ tiêu ẩm (tổng lượng mưa năm, độ dài mùa khô)
2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
Mỗi loài cây trồng có giới hạn sinh thái khác nhau đối với từng nhân tố sinh thái, nên mức độ phù hợp với điều kiện SKH được đánh giá riêng cho
từng loại cây trồng, theo một phương pháp chung là so sánh các chỉ tiêu sinh thái của các loài cây trồng với chỉ tiêu các loại sinh khí hậu có trong khu vực nghiên cứu. Trong công tác đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thường phụ thuộc vào đối tượng, mục đích đánh giá và cả đặc trưng của lãnh thổ. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá,thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu có thể thay đổi. Với mỗi một mục đích đánh giá cụ thể, sẽ có những chỉ tiêu thích hợp.
Kết quả đánh giá là xác định mức độ phù hợp của từng loài cây được thể hiện trên bản đồ với các khoanh vi khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
* Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá:
- Các chỉ tiêu SKH được lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ thể đánh giá (cây trồng).
- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa không gian.
- Đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện SKH: Mức độ rất phù hợp (những loại SKH mà ở đó cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất). Mức độ tương đối phù hợp (những loại SKH có một vài giới hạn nhất định đối với cây trồng). Mức độ không phù hợp (những loại SKH có những chỉ tiêu bất lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của cây trồng)[33].
*Quy trình và phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện SKH:
Mức độ phù hợpvới điều kiện SKH của cây trồng với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn được đánh giá theo phương pháp so sánh chỉ tiêu giữa đặc điểm sinh thái củatừng loài cây trồng với các yếu tố SKH [15], [23].
Quy trình đánh giá gồm 4 bước, giữa các bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng tới các mục tiêu đã xác định[15], [23]:
* Bước 1: Xác định nhu cầu sinh thái, các ngưỡng sinh thái của từng loài cây trồng đối với các yếu tố sinh khí hậu.
* Bước 2: Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của từng loại cây trồng và các chỉ tiêu SKH (Nhiệt độ trung bình năm, Lượng mưa, Độ dài mùa lạnh, Độ dài mùa khô) đã được phân cấp trong phân loại SKH Bắc Kạn, tiến hành phân cấp mức độ phù hợp của các loại cây trồng với từng yếu tố SKH theo 3 mức độ, tương ứng với điểm số đánh giá (Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ phù hợp của cây trồng với các yếu tố SKH tỉnh Bắc Kạn
Ký hiệu Mức độ phù hợp Điểm
S1 Rất phù hợp 2
S2 Tương đối phù hợp 1
N Không phù hợp 0
* Bước 3: Lập bảng ma trận đánh giá mức độ phù hợp của các loại cây trồng với các yếu tố SKH. Trong bảng ma trận, các cột thể hiện các loại sinh khí hậu; các hàng thể hiện các yếu tố khí hậu đã được phân cấp. Giá trị phù hợp được thể hiện bằng các điểm số tỉ lệ tương ứng.
* Bước 4: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với điều kiện sinh khí hậu của các loại cây trồng.
Để đánh giá tổng hợp mức độ phù hợp của các loại cây trồng đối với từng loại sinh khí hậu, dựa vào công thức đánh giá như sau:
- Tổng điểm phù hợp (Sc):
∑Sc = ST + SR + Sk + Sn [1]
Trong đó:
ST: Sốđiểm phù hợp với nhiệt độ trung bình năm SR: Số điểm phù hợp với lượng mưa trung bình năm Sk: Số điểm phù hợp với độ dài mùa khô
c: Loài cây trồng
- Tính tỷ lệ điểm phù hợp trung bình củatừng cây đối với các l loại SKH: S = ∑Sc / ∑Stuyệt đối [2]
∑Stuyệt đối là điểm tuyệt đối của 4 yếu tố đánh giá, ở mức độ rất phù hợp mỗi yếu tố sẽ có điểm tuyệt đối là 2 nên ∑Stuyệt đối được dùng để tính toán là 8.
Ví dụ: Để đánh giá mức độ phù hợp của loại sinh khí hậu IB1a đối với cây mía bầu được tính như sau:
∑Sc = (1 + 2 + 1 + 1) = 5
S = ∑Sc / ∑Stuyệt đối = 5/8 = 0,625
Như vậy, đối với loại sinh khí hậu IB1a cây mía bầu có tỉ lệ điểm phù hợp trung bình là 0,625.
Kết quả đánh giá được thể hiện bằng bảng ma trận tỉ lệ điểm số phù