4. Đóng góp mới của luận văn
2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độphù hợp của cây trồng với điều kiện tỉnh
tượng của từng trạm (Chợ Rã, Ngân Sơn, Bắc Kạn) trong chuỗi từ năm 1961- 2016; các đề án, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu…
2.3.2. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Đề tài đánh giá mức độ phù hợp của một số loài cây trồng chủ lực với điều kiện sinh khí hậu của tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH hiện nay là một nội dung có ý nghĩa thực tế,mang tính liên ngành. Trong đề tài, tác giả có tham vấn nhiều kiến thức, ý kiến tham vấn từ các chuyên gia về đối tượng nghiên cứu (xác định các loại cây trồng chủ lực), về nhu cầu sinh thái và ngưỡng sinh thái đối với từng loại cây trồng được lựa chọn.
2.3.3. Phương pháp phân loại sinh khí hậu
Cấp phân vị cơ sở của bản đồ SKH đối với một tỉnh là cấp loại SKH, phản ánh sự phân hoá về yếu tố nhiệt, mưa-ẩm của lãnh thổ, quyết định sự tồn tại và phát triển của các kiểu TTV tự nhiên. Phân loại SKH được tiến hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản:
-Phải phản ánh khách quan đặc điểm phân hóa khí hậu của vùng lãnh thổ; -Phải thể hiện được đặc điểm sinh thái TTV tự nhiên của chính lãnh thổ đó. Phương pháp này dùng để phân cấp các hệ chỉ tiêu nhiệt (nhiệt độ trung bình năm, chỉ tiêu độ dài mùa lạnh) và phân cấp các hệ chỉ tiêu ẩm (tổng lượng mưa năm, độ dài mùa khô)
2.3.4. Phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
Mỗi loài cây trồng có giới hạn sinh thái khác nhau đối với từng nhân tố sinh thái, nên mức độ phù hợp với điều kiện SKH được đánh giá riêng cho
từng loại cây trồng, theo một phương pháp chung là so sánh các chỉ tiêu sinh thái của các loài cây trồng với chỉ tiêu các loại sinh khí hậu có trong khu vực nghiên cứu. Trong công tác đánh giá, các chỉ tiêu đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thường phụ thuộc vào đối tượng, mục đích đánh giá và cả đặc trưng của lãnh thổ. Tùy thuộc vào mục đích đánh giá,thứ tự ưu tiên và mức độ quan trọng của các chỉ tiêu có thể thay đổi. Với mỗi một mục đích đánh giá cụ thể, sẽ có những chỉ tiêu thích hợp.
Kết quả đánh giá là xác định mức độ phù hợp của từng loài cây được thể hiện trên bản đồ với các khoanh vi khác nhau trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
* Nguyên tắc lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá:
- Các chỉ tiêu SKH được lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với chủ thể đánh giá (cây trồng).
- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hóa không gian.
- Đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện SKH: Mức độ rất phù hợp (những loại SKH mà ở đó cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất). Mức độ tương đối phù hợp (những loại SKH có một vài giới hạn nhất định đối với cây trồng). Mức độ không phù hợp (những loại SKH có những chỉ tiêu bất lợi cho sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của cây trồng)[33].
*Quy trình và phương pháp đánh giá mức độ phù hợp của cây trồng với điều kiện SKH:
Mức độ phù hợpvới điều kiện SKH của cây trồng với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn được đánh giá theo phương pháp so sánh chỉ tiêu giữa đặc điểm sinh thái củatừng loài cây trồng với các yếu tố SKH [15], [23].
Quy trình đánh giá gồm 4 bước, giữa các bước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều hướng tới các mục tiêu đã xác định[15], [23]:
* Bước 1: Xác định nhu cầu sinh thái, các ngưỡng sinh thái của từng loài cây trồng đối với các yếu tố sinh khí hậu.
* Bước 2: Căn cứ vào đặc điểm sinh thái của từng loại cây trồng và các chỉ tiêu SKH (Nhiệt độ trung bình năm, Lượng mưa, Độ dài mùa lạnh, Độ dài mùa khô) đã được phân cấp trong phân loại SKH Bắc Kạn, tiến hành phân cấp mức độ phù hợp của các loại cây trồng với từng yếu tố SKH theo 3 mức độ, tương ứng với điểm số đánh giá (Bảng 2.1):
Bảng 2.1: Phân cấp mức độ phù hợp của cây trồng với các yếu tố SKH tỉnh Bắc Kạn
Ký hiệu Mức độ phù hợp Điểm
S1 Rất phù hợp 2
S2 Tương đối phù hợp 1
N Không phù hợp 0
* Bước 3: Lập bảng ma trận đánh giá mức độ phù hợp của các loại cây trồng với các yếu tố SKH. Trong bảng ma trận, các cột thể hiện các loại sinh khí hậu; các hàng thể hiện các yếu tố khí hậu đã được phân cấp. Giá trị phù hợp được thể hiện bằng các điểm số tỉ lệ tương ứng.
* Bước 4: Kết quả đánh giá mức độ phù hợp với điều kiện sinh khí hậu của các loại cây trồng.
Để đánh giá tổng hợp mức độ phù hợp của các loại cây trồng đối với từng loại sinh khí hậu, dựa vào công thức đánh giá như sau:
- Tổng điểm phù hợp (Sc):
∑Sc = ST + SR + Sk + Sn [1]
Trong đó:
ST: Sốđiểm phù hợp với nhiệt độ trung bình năm SR: Số điểm phù hợp với lượng mưa trung bình năm Sk: Số điểm phù hợp với độ dài mùa khô
c: Loài cây trồng
- Tính tỷ lệ điểm phù hợp trung bình củatừng cây đối với các l loại SKH: S = ∑Sc / ∑Stuyệt đối [2]
∑Stuyệt đối là điểm tuyệt đối của 4 yếu tố đánh giá, ở mức độ rất phù hợp mỗi yếu tố sẽ có điểm tuyệt đối là 2 nên ∑Stuyệt đối được dùng để tính toán là 8.
Ví dụ: Để đánh giá mức độ phù hợp của loại sinh khí hậu IB1a đối với cây mía bầu được tính như sau:
∑Sc = (1 + 2 + 1 + 1) = 5
S = ∑Sc / ∑Stuyệt đối = 5/8 = 0,625
Như vậy, đối với loại sinh khí hậu IB1a cây mía bầu có tỉ lệ điểm phù hợp trung bình là 0,625.
Kết quả đánh giá được thể hiện bằng bảng ma trận tỉ lệ điểm số phù hợp và phân hạng phù hợp. Trên bảng ma trận, các cột biểu hiện các loại SKH, các hàng biểu thị tổng tỉ lệ điểm, tỉ lệ phù hợp và cấp phù hợp cho các loài cây.
- Phân hạng mức độ phù hợp: Mỗi cấp đánh giá (phân hạng phù hợp) tương ứng với những khoảng giá trị nhất định. Khoảng cách giữa các hạng đánh giá, được tính theo công thức:
∆S = Smax−Smin
M [3]
Trong đó:
∆S: Khoảng cách điểm giữa các hạng đánh giá Smax: Tỷ lệ điểm phù hợp cao nhất của cây trồng Smin: Tỷ lệ diểm phù hợp thấp nhất của cây trồng
M: Số lượng cấp phân hạng phù hợp phục vụ đánh giá (3 cấp)