Hệ thống chỉ tiêu khí hậu phục vụ thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 62)

4. Đóng góp mới của luận văn

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu khí hậu phục vụ thành lập bản đồ sinh khí hậu tỉnh

Bắc Kạn

Thành lập bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn đưa ra cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách ra quyết định bố trí hợp lý, phát triển các loài cây trồng chủ lực (với các nhu cầu và giới hạn sinh thái khác nhau) trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Để đánh giá và xây dựng bản đồ SKHvới tỷ lệ 1: 100.000, ở phạm vi tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi lựa chọn cấp phân loại cơ sở là loại sinh khí hậu.

Các chỉ tiêu được lựa chọn làm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và xây dựng bản đồ SKH đối với các loại cây trồng ở tỉnh Bắc Kạn là nền nhiệt ẩm, độ dài

cường độ mùa khô, mùa lạnh. 3.2.3.1. Hệ chỉ tiêu nhiệt

* Nhiệt độ không khí trung bình năm(Tn) được sử dụng để phân tích sự phân hóa của các đặc trưng nhiệt độ, đánh giá điều kiện chung trong mối liên hệ với các đặc điểm phân bố của một số kiểu TTV tự nhiên.

Tổng hợp số liệu quan trắc từ các trạm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961-2016 cho thấy, nền nhiệt tỉnh Bắc Kạncó sự phân hóa theo không gian, theo sự thay đổi của vị trí địa lý và điều kiện địa hình. Ở các vùng thấp,

nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,3oC. Càng lên cao nhiệt độ càng hạ thấp, mùa lạnh kéo dài hơn, phù hợp với quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao.

Trên cơ sở đó, nền nhiệt tỉnh Bắc Kạn được chia làm 4 cấp: Nóng, Hơi nóng, MátHơi lạnh (Bảng 3.1)

Bảng 3.1: Phân cấp nhiệt độ để xây dựng bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn Ký hiệu

và tên gọi

Đai độ cao

(độ cao tuyệt đối) Thảm thực vật

I - Nóng < 200m Thực vật nhiệt đới vùng thấp. Các cây trồng

nhiệt đới đủ nhiệt. II –Hơi

Nóng 200 - 600m

Thực vật nhiệt đới phát triển bình thường, có thể xen một số cây á nhiệt đới.

III - Mát 600 – 1000m

Thực vật á nhiệt đới núi thấp, tầng dưới. Có thể tồn tại thực vật nhiệt đới, bắt đầu xuất hiện các loài cây ôn đới.

IV - Hơi

Lạnh >1000 m

Thực vật á nhiệt đới núi thấp, tầng dưới. Rau màu, cây ăn quả xứ lạnh có thể phát triển tốt. Rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim phát triển.

* Chỉ tiêu Độ dài mùa lạnh: Chỉ tiêu này phản ánh đặc thù của chế độ nhiệt của khu vực nghiên cứu. Chỉ tiêu về độ dài mùa lạnh được phân chia căn cứ vào số tháng lạnh trong năm (Tháng lạnh là tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18oC- nhiệt độ mà Koppen coi là nhiệt độ của vùng ôn đới ấm). Chỉ tiêu độ dài mùa lạnh tỉnh Bắc Kạn được phân làm 3 cấp: Mùa lạnh dài, mùa lạnh trung bình, mùa lạnh ngắn (Bảng 3.2)

Bảng 3.2: Phân cấp chỉ tiêu độ dài mùa lạnh (N) ở tỉnh Bắc Kạn Cấp Độ cao địa

hình (m)

Số tháng lạnh

trong năm (N) Cấp độ dài mùa lạnh

1 < 200 N = 2-3 Mùa lạnh ngắn

2 200 – 1000 N = 3-4 Mùa lạnh trung bình

3.2.3.2. Hệ chỉ tiêu ẩm:

Chỉ tiêu ẩm được biểu thị qua Tổng lượng mưa năm (Rn) Độ dài mùa khô (n).

*Tổng lượng mưa năm (Rn)

Trên cơ sở phân tích quan hệ giữa lượng mưa và đặc điểm các kiểu thảm thực vật tự nhiên trên lãnh thổ nghiên cứu, Tổng lượng mưa năm (Rn) được phân chia ra 3 cấp: Mưa nhiều, Mưa vừa, Mưa ít (bảng 3.3)

Bảng 3.3: Phân cấp Tổng lượng mưa năm (R) ở tỉnh Bắc Kạn Cấp Lượng mưa (mm) Các cấp của tổng lượng

mưa năm

A 1800<R Mưa nhiều

B 1500< R≤1800 Mưa vừa

C R≤1500 Mưa ít

* Chỉ tiêu Độ dài mùa khô(n): Độ dài mùa khô được phân chia căn cứ vào số tháng khô trong năm(Trong đó, số tháng khô được xác định theo chỉ tiêu của Gaussen (n< 2t). Theo Gaussen, tháng khô đối với “thực vật cạn” là tháng có lượng mưa nhỏ hơn 2 lần nhiệt độ tháng đó. Vùng nhiệt đới nơi đất thấp, khi nhiệt độ trung bình tháng xấp xỉ 25ºC, thì lượng mưa tháng thường dưới 50mm[5].

Theo thống kê lượng mưa trung bình theo tháng trong năm, độ dài mùa khô trên lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn được phân chia thành 2 cấp: Mùa khô dài

Mùa khô trung bình (bảng 3.4)

Bảng 3.4: Phân cấp độ dài mùa khô tỉnh Bắc Kạn Cấp Số tháng khô (n) Cấp độ dài mùa khô

a n= 3-4 tháng Mùa khô trung bình

b n ≥ 5 tháng Mùa khô dài

mùa lạnh, tổng lượng mưa năm, độ dài mùa khô), các cấp loại SKH được tổng hợp dưới dạng bảng ma trận. Trong đó, các đơn vị SKH được thể hiện trên bản đồ là các loại SKH, thể hiện thông qua một tổ hợp các chỉ tiêu khí hậu (bảng 3.4, 3.5).

Bảng 3.5: Hệ chỉ tiêu tổng hợp và các loại SKH tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961 – 2016 Ẩm Nhiệt Rn n A - Mưa nhiều R ≥ 1800mm B – Mưa vừa 1800mm > R ≥ 1500mm C - Mưa ít R ≤ 1500mm Tn N a.Mùa khô trung bình n =3-4 tháng a. Mùa khô trung bình n =3-4 tháng b. Mùa khô dài n ≥ 5 tháng b. Mùa khô dài n ≥ 5 tháng IV-Hơi lạnh Tn < 18°C 3. Mùa lạnh dài N ≥4 IVA3a (3) IVB3a (2) IVC3b (1) III - Mát 18° C ≤ Tn< 20°C 2. Mùa lạnh trung bình N = 3 – 4 IIIA2a (1) IIIB2a (2) IIIC2b (3) II–Hơi nóng 20° C ≤ Tn< 22°C 2. Mùa lạnh trung bình N = 3 – 4 IIB2a (3) IIC2b (2) I- Nóng Tn≥ 22°C 1. Mùa lạnh ngắn N = 2 – 3 IB1a (2) IB1b (1) IC2b (3)

Dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã được xác định, bản đồ SKH của tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 1961 – 2016 được thành lập (Hình 3.5).

Hình 3.6: Chú giải bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 1961- 2016

* Bản đồ SKH tỉnh Bắc Kạn tỉ lệ 1:100.000 giai đoạn 1961-2016, cho thấy trên toàn tỉnh xuất hiện 11 loại SKH phân bố ở 4 đai khí hậu (Nóng, Hơi

- Đai khí hậu nóng:

+ IB1a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, nóng, mưa vừa, mùa lạnh ngắn và mùa khô trung bình.

Trên bản đồ SKH, loại SKH này xuất hiện với hai khoanh vi, có tổng diện tích 15.552,9 ha; chủ yếu phân bố ở thị xã Bắc Kạn, huyện Phủ Thông và một phần huyện Chợ Đồn.

+ IB1b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, nóng, mưa vừa, độ dài mùa lạnh ngắn và mùa khô trung bình

Loại SKH này xuất hiện với một khoanh vi và chiếm khoảng 18.190 ha, phân bố ở huyện Chợ Mới và một phần huyện Phủ Thông .

+ IC1b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, nóng, ít mưa, mùa lạnh ngắn và mùa khô dài

Loại SKH này chỉ xuất hiện ở ba khoanh vi, kéo dài trên địa phận 3 huyện: huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn và huyện Chợ Mới với tổng diện tích 8.822 ha.

- Đai khí hậu hơi nóng

+ IIB2a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, ấm, mưa vừa, mùa lạnh trung bình và mùa khô trung bình

Loại SKH này cũng chỉ xuất hiện trên bản đồ SKH với ba khoanh vi, có diện tích 202.170 ha, chiếm phần lớn diện tích của toàn tỉnh, xuất hiện ở các huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Phủ Thông và Ngân Sơn.

+IIC2b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, ấm, ít mưa, mùa lạnh trung bình và mùa khô dài

Xuất hiện 2 khoanh vi của loại SKH này trên bản đồ SKH, tổng diện tích lên đến 114.110 ha; chủ yếu thuộc địa phận huyện Pác Nặm, một phần huyện Ba Bể và huyện Na Rì.

- Đai khí hậu mát

+ IIIA2a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát, mưa nhiều, mùa lạnh trung bình và mùa khô trung bình

Trên bản đồ SKH của tỉnh Bắc Kạn, loại SKH này chỉ xuất hiện 1 lần, với diện tích 27.200 ha ở khu vực Huyện Ba Bể và khu vực tiếp giáp lân cận huyện Phủ Thông và Huyện Chợ Đồn.

+ IIIB2a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát, mưa vừa, mùa lạnh trung bình và mùa khô trung bình: xuất hiện ở 2 khoanh vi với tổng diện tích 68.966 ha, được phân bố ởhuyện Chợ Đồn và kéo dài đến các huyện Ngân Sơn, huyện Na Rì, huyện Phủ Thông và huyện Chợ Mới.

+ IIIC2b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, mát, mưa ít, mùa lạnh trung bình và mùa khô dài.

Loại sinh khí hậu này xuất hiện với ba khoanh vi, với tổng diện tích là 20.506 ha, được phân bố ở các khu vực huyện Pác Nặm và huyện Na Rì.

- Đai khí hậu hơi lạnh

+ IVA3a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, lạnh, mưa nhiều, mùa khô trung bình và mùa lạnh dài

Trên bản đồ sinh khí hậu tỉnh Bắc Kạn xuất hiện loại sinh khí hậu này ở 3 khoanh vi với tổng diện tích 7.976,5 ha tại khu vực huyện Ba Bể và huyện ChợĐồn.

+ IVB3a: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, lạnh, mưa vừa, mùa khô trung bình và mùa lạnh dài

Trên bản đồ SKH có hai khoanh vi loại sinh khí hậu này, chiếm 1.738,5 ha tại huyện Ngân Sơn.

+ IVC3b: Loại SKH nhiệt đới gió mùa, lạnh, mưa ít, mùa khô dài và mùa lạnh dài

Loại sinh khí hậu này chỉ xuất hiện một lần trên bản đồ sinh khí hậu với diện tích 2.047 ha tại Huyện Pác Nặm khu vực giáp với tỉnh Tuyên Quang.

3.3. Đánh giá mức độ phù hợp của các loài cây trồng chủ lực với điều kiện SKH tỉnh Bắc Kạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại tài nguyên sinh khí hậu và quy hoạch không gian canh tác một số loài cây trồng phù hợp với điều kiện sinh khí hậu tỉnh bắc kạn (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)