Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 54 - 59)

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp như: quan sát, phỏng vấn, bảng hỏi, thống kê toán học. Trong đó, phương pháp quan sát là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài, các phương pháp còn lại đóng vai trò bỗ trợ.

trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai, sử dụng phương pháp chính để khảo sát đó là phương pháp quan sát.

a. Mục đích

Quan sát trẻ 5 – 6 tuổi trong các hoạt động tại trường mầm non, xem trẻ có thường xuyên thực hiện các KNTPV hay không và nếu thực hiện thì trẻ sẽ đạt ở mức độ thành thạo nào.

b. Khách thể

Quan sát 100 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi (gồm nam và nữ) đang học lớp lá tại 2 trường mầm non: trường mầm non Phú An (50 trẻ), trường mầm non Minh Khai (50 trẻ).

c. Phương tiện

Người nghiên cứu sử dụng phiếu quan sát để theo dõi, đánh giá trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non.

d. Nội dung

- Phần 1: Quan sát mức độ thường xuyên thực hiện 15 KNTPV trong một tuần khi trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hoạt động theo 3 mức độ: hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên và đánh dấu “X” vào ô tương ứng trong phiếu quan sát.

- Phần 2: Quan sát mức độ thành thạo khi thực hiện 15 KNTPV của trẻ theo các mức độ: kém, trung bình, khá, tốt, rất tốt và đánh dấu “X” vào ô tương ứng trong phiếu quan sát.

+ Hiếm khi: dưới 2 lần trong 1 tuần + Thỉnh thoảng: 2 – 3 lần trong 1 tuần + Thường xuyên: Trên 3 lần trong 1 tuần

Cách qui ước điểm: hiếm khi là 1 điểm, thỉnh thoảng là 2 điểm và thường xuyên là 3 điểm.

Thang điểm cho phần 1: Quan sát mức độ thường xuyên thực hiện KNTPV trong 1 tuần của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được tính như sau:

+ Hiếm khi: 1 – 1.67 điểm

+ Thường xuyên: 2.35 – 3.0 điểm

Thang điểm cho phần 2: Quan sát mức độ thực hiện thành thạo KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được tính như sau:

- Điểm cho từng kĩ năng tự phục vụ: + Kém: 1 – 1.8 điểm

+ Trung bình: 1.8 – 2.6 điểm + Khá: 2.6 – 3.4 điểm

+ Tốt : 3.4 – 4.2 điểm + Rất tốt: 4.2 – 5.0 điểm

Cách qui ước điểm: Kém là 1 điểm, trung bình là 2 điểm, khá lá 3 điểm, tốt là 4 điểm, rất tốt là 5 điểm.

2.1.3.2. Phương pháp phỏng vấn

a. Mục đích

Thu thập thông tin để tìm hiểu vai trò của KNTPV đối với trẻ, các yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV, nguyên nhân của thực trạng vấn đề nghiên cứu, giải pháp cho vấn đề.

b. Khách thể

Tiến hành phỏng vấn 8 giáo viên đang trực tiếp dạy lớp lá ở 2 trường: trường mầm non Phú An, trường mầm non Minh Khai tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.

c. Phương tiện

Với một số câu hỏi nhằm tìm hiểu vai trò, yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân và giải pháp của thực trạng KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi.

d. Nội dung

Những câu hỏi chủ yếu đặt ra cho giáo viên như sau:

- Theo cô, KNTPV có vai trò như thế nào đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi? - Cô có thể nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi?

- Cô có thể cho biết những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở lớp Cô đang phụ trách?

- Nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rèn luyện KNTPV, Cô có những giải pháp nào?

- Đối với từng giải pháp 1, 2 ,3 ...mức độ cần thiết như thế nào, tính khả thi ra sao?

Lắng nghe và ghi nhận một cách tinh tế những thông tin từ giáo viên qua các buổi phỏng vấn. Trên cơ sở đó, lựa chọn những thông tin quan trọng và cần thiết để có thể làm dữ liệu định tính cho công trình nghiên cứu.

2.1.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

a. Mục đích

Nhằm thu thập thông tin cùng với việc kết hợp các phương pháp khác trong việc đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu mức độ thành thạo của kĩ năng tự phục vụ, các yếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của thực trạng, giải pháp để duy trì và nâng cao.

b. Khách thể

Tiến hành gửi phiếu khảo sát đến 100 phụ huynh có con em đang học lớp 5 – 6 tuổi tại 2 trường: trường mầm non Phú An, trường mầm non Minh Khai tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai.

c. Phương tiện

Khảo sát ý kiến của Phụ Huynh gồm 2 phiếu: phiếu hỏi về mức độ thành thạo (bảng hỏi 1) gồm: 1 câu về mức độ cần thiết, 1 câu về yếu tố ảnh hưởng và 1 câu về nguyên nhân; phiếu hỏi về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của giải pháp (bảng hỏi 2) gồm: 1câu về mức độ cần thiết và 1 câu về mức độ khả thi.

d. Nội dung

- Khảo sát về mức độ thực hiện thành thạo các KNTPV (câu 1, bảng hỏi 1)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng tự phục vụ của trẻ 5 – 6 tuổi (câu 2, bảng hỏi 1)

- Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng KNTPV (câu 3, bảng hỏi 1).

Căn cứ vào sự lựa chọn cua phụ huynh trên phiếu đánh giá. Đối với câu hỏi mở, phụ huynh ghi trực tiếp câu trả lời trên khoảng trống của phiếu đánh giá. Đối với những câu hỏi có nhiều mức độ, Phụ Huynh đưa ra nhận định của mình dựa vào biểu hiện hằng ngày của trẻ, bằng cách đánh dấu “X” vào cột tương ứng.

* Thang điểm

- Đối với phiếu đánh giá về mức độ thành thạo

Câu 1: Đánh giá mức độ sử dụng thành thạo các KNTPV

+ Kém: 1 – 1.8 điểm

+ Trung bình: 1.8 – 2.6 điểm + Khá: 2.6 – 3.4 điểm

+ Tốt : 3.4 – 4.2 điểm + Rất tốt: 4.2 – 5.0 điểm

Câu 2: Đánh giá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng.

+ Thấp:1 – 1.67 điểm

+ Trung bình: 1.68 – 2.34 điểm + Cao: 2.35 – 3.0 điểm

- Đối với phiếu đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của giải pháp

Câu 1:Khảo sát ý kiến của phụ huynh về mức độ cần thiết của các giải pháp

được đề xuất

+ Thấp :1 – 1.67 điểm

+ Trung bình: 1.68 – 2.34 điểm + Cao: 2.35 – 3.0 điểm

Câu 2:Khảo sát ý kiến của phụ huynh về mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất

+ Dễ :1 – 1.67 điểm

+ Trung bình: 1.68 – 2.34 điểm + Khó: 2.35 – 3.0 điểm

2.1.3.4. Phương pháp thống kê toán học

trong nghiên cứu. a. Mục đích:

Phương pháp thống kê toán học giúp xử lí những thông tin thu thập được để có thể đưa ra những số liệu đáng tin cậy, chính xác góp phần tạo nên kết quả cho đề tài nghiên cứu.

b. Phương tiện:

Sử dụng phần mềm SPSS 24.0 để xử lí những thông tin được mã hóa dưới dạng con số từ phương pháp quan sát và phương pháp điều tra bảng hỏi.

- Đề tài sử dụng tính tần số, tỉ lệ % để nhận định số lượng thống kê được sau khi nghiên cứu.

- Sử dụng kết hợp tính điểm trung bình để đưa ra kết luận về KNTPV và mức độ cần thiết, mức độ khả thi của các giải pháp.

- Đề tài cũng đã sử dụng tính khác biệt ý nghĩa giữa 2 trường nghiên cứu, giữa nam và nữ, giữa sự quan sát và sự đánh giá của phụ huynh nhằm tìm ra giữa các yếu tố đó có sự khác biệt gì hay không.

- Cuối cùng, nhằm tìm hiểu mức độ thường xuyên và mức độ thành thạo của KNTPV có mối liên hệ gì hay không nên sử dụng hệ số tương quan để phân tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)