Khảo sát các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 107 - 164)

5 –6 tuổi

2.3.2. Khảo sát các giải pháp

Nhằm tìm hiểu sự đánh giá của phụ huynh về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các giải pháp được đề xuất, tiến hành gửi phiếu khảo sát đến phụ huynh, kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.13 và 2.14

2.3.2.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp

Bảng 2.12. Mô tả mức độ cần thiết của các giải pháp ST T Giải pháp Thấp (%) TB (%) Cao (%) ĐTB Thứ hạng 1 Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc 22 60 18 1.96 4 2 Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 10 25 65 2.55 2

3 Thực hành thường xuyên và thời gian

dài đủ 0 12 88 2.88 1

4 Xây dựng môi trường phù hợp an toàn 20 59 21 2.01 3

Qui đổi điểm: thấp cho 1 điểm, trung bình cho 2 điểm, cao cho 3 điểm.

Nhìn vào bảng 2.13, cho thấy có 4 giải pháp được đề xuất, tương ứng với 3 mức độ: thấp (cho 1 điểm), trung bình (cho 2 điểm) và cao (cho 3 điểm).

Đầu tiên là giải pháp “Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc”, đối với giải pháp này thì có 22 người lựa chọn ở mức thấp, chiếm tỉ lệ là 22%; mức trung bình có 60 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ là 60%; mức cao là 18 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ là 18%. Như vậy, số người lựa chọn nhiều nhất là ở mức trung bình, điểm trung bình là 1.96 cũng đạt ở mức điểm trung bình. Giải pháp này được xếp 4, hạng cuối cùng của 5 giải pháp, điều này có nghĩa là phụ huynh đánh giá tính cần thiết của giải pháp Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc chỉ ở mức trung bình.

Tiếp theo là giải pháp “Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục”, ở mức thấp thì có 10 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ là 10%, mức trung bình có 25 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ là 25%; mức cao có 65 người lựa chọn, chiếm tỉ lệ 65%. Rõ ràng, tỉ lệ

cao nhất là ở mức cao, có đến 65% chọn ở mức này. Điểm trung bình của giải pháp này đạt 2.55, tương ứng với mức cao (2.35 – 3.00), và được xếp thứ 2. Điều này có nghĩa là phụ huynh rất coi trọng, họ đánh giá mức độ cần thiết của giải pháp này là cao. Đồng nghĩa với việc duy trì và nâng cao KNTPV của trẻ sẽ rất cần giải pháp Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục.

Giải pháp “Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ”, ở giải pháp này thì mức thấp không có phụ huynh nào lựa chọn, mức trung bình có 12 người chọn, chiếm tỉ lệ 12%; mức cao có đến 88 người chọn, chiếm 88%. Ta thấy rằng phụ huynh lựa chọn nhiều nhất là ở mức cao. Điểm trung bình của giải pháp là 2.88, đạt mức cao và được xếp hạng cao nhất. Điều đó có nghĩa là phụ huynh đánh giá Giải pháp Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ thật sự cần thiết đối với trẻ mẫu giáo trong việc duy trì và nâng cao KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Cuối cùng là giải pháp “Xây dựng môi trường phù hợp an toàn”, tỉ lệ ở các mức độ đạt được là: mức thấp là 20%, mức trung bình là 59%, mức cao là 21%, điểm trung bình là 2.01, xếp hạng 3. Với kết quả đạt được thì giải pháp này được phụ huynh đánh giá cần thiết ở mức trung bình.

Trong quá trình phỏng vấn, nội dung được hỏi là về mức độ của giải pháp cần thiết, các cô cho biết rằng: hầu hết các giải pháp đều cần thiết đối với việc duy trì và nâng cao KNTPV của trẻ, tuy nhiên giải pháp không thể thiếu đó là giải pháp Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ. Bởi vì một hành vi muốn trở thành kĩ năng thì điều kiện cần và đủ là phải được thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ

Tóm lại, các giải pháp được đề xuất thì phụ huynh đánh giá từ mức cần thiết trung bình đến mức cần thiết cao. 2 giải pháp được phụ huynh đánh giá cần thiết ở mức trung bình (Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc; Xây dựng môi trường phù hợp an toàn an toàn) và 2 giải pháp cần thiết ở mức cao (Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ; Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục;).

2.3.2.2. Mức độ khả thi của các giải pháp

Song song với việc tìm hiểu sự đánh giá của phụ huynh về mức độ cần thiết của các giải pháp, tiếp tục tìm hiểu về mức độ khả thi. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.13

Bảng 2.13. Mô tả mức độ khả thi của giải pháp S T T Giải pháp Dễ (%) Trung bình (%) Khó (%) ĐTB Thứ hạng 1 Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc 70 28 2 1.32 4 2 Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục 11 34 55 2.44 1

3 Thực hành thường xuyên và thời gian

dài đủ 28 45 27 1.99 3

4 Xây dựng môi trường phù hợp an toàn 22 53 25 2.03 2

Qui đổi điểm: dễ cho 1 điểm, trung bình cho 2 điểm, khó cho 3 điểm.

Nhìn vào bảng 2.14 cho thấy rằng có 4 giải pháp được đề ra và được xếp theo 3 mức độ: dễ (cho 1 điểm), trung bình (cho 2 điểm) và khó (cho 3 điểm). Tỉ lệ %, điểm trung bình, thứ hạng của từng giải pháp được thể hiện như sau:

Giải pháp 1: Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc, ở giải pháp này có tỉ lệ là 70% phụ huynh lựa chọn ở mức dễ, trung bình là 28%, khó là 2%, điểm trung bình là 1.32. Như vậy, đối với giải pháp này thì phụ huynh đánh giá là ở mức dễ thực hiện.

Giải pháp 2: Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục, đối với giải pháp này thì tỉ lệ tập trung chủ yếu ở mức khó thực hiện với 55%, mức trung trung bình là 34%, và mức dễ chỉ có 11 %. Điểm trung bình là 2.44, so sánh với mức điểm trung bình được quy định trước đó thì giải pháp này sẽ nằm ở mức độ là khó. Như vậy, phụ huynh ở 2 trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai đã đánh giá giải pháp Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục là giải pháp khó thực hiện. Cũng trong câu hỏi này khi phỏng vấn, giáo viên ở cả 2 trường đều cho biết rằng việc phồi hợp, việc thống nhất giữa các lực lượng giáo dục, đại diện là phụ huynh và giáo viên là khó nhất. Chúng ta biết rằng, mỗi gia đình sẽ có hoàn cảnh riêng, truyền thống riêng, nếp

sống riêng và vì thế sẽ có cách giáo dục riêng. Việc phối hợp hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức, thái độ và hành vi của phụ huynh đối với kĩ năng tự phục vụ của trẻ.

Giải pháp 3: Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ, đạt các tỉ lệ sau: mức dễ là 28%, mức trung bình là 45%, mức khó là 27%, điểm trung bình là 1.99. Vậy, đối với giải pháp này thì phụ huynh đánh giá đạt ở mức trung bình, có nghĩa là nó cũng không khó để thực hiện.

Giải pháp 4: Xây dựng môi trường phù hợp an toàn, đối với giải pháp này tỉ lê đạt được như sau: mức dễ là 22%, trung bình 53%, mức khó 25%, điểm trung bình là 2.03. Với kết quả đó thì giải pháp này được phụ huynh đánh giá là ở mức độ trung bình, đồng nghĩa với việc có thể thực hiện được chúng.

Sau khi đã trình bày kết quả mức độ khả thi của giải pháp, người nghiên cứu tiếp tục xếp hạng các giải pháp từ khó đến dễ: Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục xếp hạng 1, Xây dựng môi trường phù hợp an toàn được xếp hạng 2; Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ xếp hạng 3; Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc xếp hạng 4.

Khi được hỏi về mức độ khả thi của giải pháp mà GVMN đã đề ra thì các Cô đánh giá như sau: các giải pháp được đề ra thì tương đối dễ thực hiện, riêng đối với giải pháp Thống nhất giữa các lực lượng giáo dục thì cơ bản khó thực hiện hơn. Giải pháp này khó thực hiện nhất là bởi vì các lí do sau: đầu tiên phải nói đến ý thức của phụ huynh về vai trò của sự phối hợp, sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường; tiếp theo là điều kiện thực tế của từng gia đình, cuối cùng là các lực lượng giáo dục phân chia vai trò của mình như thế nào trong việc phối hợp hoạt động. và nếu như thống nhất được các lực lượng giáo dục sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro, phát huy những mặt mạnh nhằm duy trì và nâng cao KNTPV của trẻ.

Tiểu kết chương 2

Sau quá trình khảo sát ở trường mầm non, thông qua sự quan sát và sự đánh giá cũng như là sự đóng góp ý kiến của các GVMN, những kết quả về KNTPV của 100 trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở 2 trường mầm non đã được trình bày một cách cụ thể và đầy đủ ở trên. Sau đây là một số kết quả đáng lưu ý vì nó đóng góp phần rất lớn vào việc chứng minh giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra:

Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai đã thực hiện KNTPV ở mức thường xuyên, có sự khác biệt ý nghĩa ở một số KNTPV giữa 2 trường mầm non và giữa 2 giới tính nam nữ.

Trẻ cũng đã thực hiện KNTPV ở mức độ thành thạo là khá tốt, trong đó có sự khác biệt ý nghĩa ở vài kĩ năng giữa khi trẻ ở nhà và trẻ đến trường; giữa trường MNPA và trường MNMK, giữa nam và nữ.

Có sự tương quan giữa mức độ trẻ thực hiện thường xuyên và mức độ thực hiện thành thạo ở một số KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Sự tương quan này là tương quan thuận có nghĩa là khi trẻ tăng hay giảm mức độ thực hiện thường xuyên sẽ kéo theo việc tăng hay giảm mức độ thành thạo của các KNTPV.

Trong 7 yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thì có 3 yếu tố được phụ huynh đánh giá là ảnh hưởng nhiều nhất đối việc hình thành, duy trì và nâng cao kĩ năng của trẻ đó là: Yếu tố đồng bộ trong giáo dục, yếu tố Gia đình và yếu tố Giáo viên.

Qua nghiên cứu, nhận thấy có một phần số lượng nhỏ trẻ chưa thực hiện tốt KNTPV, tiến hành tìm hiểu thì có nhiều nguyên nhân, trong đó nhóm nguyên nhân từ bên ngoài, nguyên nhân khách quan chiếm ưu thế hơn nhóm nguyên nhân từ bên trong trẻ, nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân chủ quan là trẻ nhút nhát, thiếu tự tin, lười, sức khỏe kém. Nguyên nhân khách quan là: phối hợp chưa tốt giữa nhà trường và gia đình, thiếu tin tưởng và giao việc cho trẻ làm, thiếu môi trường phù hợp an toàn cho trẻ.

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tế, đã đề xuất một số giải pháp nhằm giúp hình thành, duy trì và nâng cao KNTPV cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, đó là

các giải pháp: Thống nhất các lực lượng giáo dục, Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, an toàn, Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ, Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc,

Tiến hành đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp. Kết quả là: giải pháp cần thiết xếp theo thứ tự cần thiết cao xuống thấp: Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ, Thống nhất các lực lượng giáo dục, Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, an toàn, Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc. Giải pháp khả thi xếp theo thứ tự khó đến dễ: Thống nhất các lực lượng giáo dục; Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ; Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, an toàn; Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM

Kết luận

Vấn đề nghiên cứu của đề tài đang là vấn đề cấp thiết trong giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Đề tài đã hệ thống hóa một số lí luận để làm cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng như: KNTPV trên quan điểm của các nhà Tâm Lý Học, các nhà nhiên cứu trong lĩnh vực con người, đặc biệt khách thể là trẻ mầm non; KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; các bước hình thành kĩ năng cho trẻ; nội dung giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; vai trò của KNTPV đối với trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi; các yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Qua nghiên cứu thực trạng, kết quả KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai như sau:

KNTPV của trẻ mẫu giáo đã đạt được ở mức độ thực hiện là thường xuyên và mức độ thành thạo là khá tốt. Kết quả KNTPV của trẻ đạt được ở mức như vậy là nhờ vào sự giáo dục và rèn luyện nhiệt tình của Giáo Viên và phụ huynh; kết hợp với sự xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường và gia đình. Trong việc thực hiện KNTPV của trẻ thì có sự khác biệt có ý nghĩa ở một vài kĩ năng giữa 2 trường mầm non; giữa ở nhà và ở trường; giữa 2 giới tính nam và nữ.

Trong quá trình học tập, rèn luyện và duy trì KNTPV của trẻ mẫu giáo thì chịu sự ảnh hưởng của một số yếu tố:Chương trình giáo dục mầm non, Chạy trước chương trình phổ thông, Gia đình, Giáo viên, Đồng bộ trong giáo dục, Yếu cá nhân, Bạn bè. Trong đó, yếu tố Đồng bộ trong giáo dục, Gia đình, Giáo viên là 3 yếu tố có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất và mạnh mẽ nhất đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Mặc dù KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã đạt ở mức độ thành thạo là khá tốt, nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Chính những hạn chế ấy có thể trở thành yếu tố ảnh hưởng hoặc yếu tố kìm hãm quá trình học tập, duy trì và phát triển KNTPV của trẻ mẫu giáo. Hạn chế ấy chính là những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan dẫn đến thực trạng KNTPV, mà chủ yếu là nguyên nhân khách quan tức là những nguyên nhân từ bên ngoài. Nổi cộm lên trên hết là do gia đình chưa có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, gia đình quá cưng chiều nên không cho trẻ thực hiện

nhiệm vụ của trẻ. Bên cạnh đó, việc thiếu thống nhất trong giáo dục cũng là nguyên nhân quan trọng, đây chính là thực trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ sẽ cảm thấy hoang mang, không biết nên nghe theo bên nào, cũng có thể là trẻ sẽ thực hiện một cách đối phó khi đến trường, hoặc là sẽ thiếu môi trường, thiếu cơ hội để duy trì và nâng cao KNTPV của trẻ mẫu giáo.

Tuy KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã đạt ở mức độ thành thạo nhưng để có thể duy trì và nâng cao hơn nữa kết quả thì cần có những giải pháp thiết thực, giải pháp ấy phải thực sự cần thiết cho tình hình hiện tại và phải phù hợp với điều kiện sẵn có của từng địa phương, của từng trường mầm non. Trước những hạn chế còn tồn tại, người nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp: Thống nhất các lực lượng giáo dục, Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ, Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, an toàn, Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc. Trong đó, giải pháp cần thiết nhất là Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ; giải pháp khả thi nhất là Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc.

Kiến nghị sư phạm

* Đối với phụ huynh

Phụ huynh cần ý thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của KNTPV đối với trẻ, của việc hình thành KNTPV ngay từ giai đoạn đầu đời càng sớm càng tốt, vì nó giúp cho trẻ trở thành người yêu lao động, siêng năng cần cù, mạnh dạn đối diện, đương đầu với các vần đề trong cuộc sống, tự tin giải quyết chúng một cách hiệu quả, góp phần thể hiện tốt trong nhiều lĩnh vực, hình thành những nhân tố đầu tiên của nhân cách và giúp trẻ sẵn sàng bước vào lớp một.

Khi đã ý thức sâu sắc về tầm quan trọng và nội dung cần giáo dục cho trẻ thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 107 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)