Xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 99 - 107)

5 –6 tuổi

2.3. xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo

5 – 6 tuổi

Qua việc làm sáng tỏ thực trạng KNTPV của trẻ mẫu giáo, với những yếu tố ảnh hưởng đã đề cập, và từ những nguyên nhân cản trở sự phát triển KNTPV của trẻ...có thể đề xuất một số giải pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo duy trì và nâng cao KNTPV.

2.3.1. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 5 – 6 tuổi

* Định nghĩa giải pháp

Định nghĩa giải pháp: “Giải pháp là cách thức xóa bỏ các mâu thuẫn hoặc tháo gỡ các khó khăn, khắc phục các khó khăn nảy sinh từ chính hoạt động đó và từ các mối quan hệ biện chứng giữa môi trường của hoạt động với hoạt động ấy”. (Lê Thị Trinh, 2016)

2.3.1.1. Định hướng xác lập giải pháp

* Cơ sơ lý luận

Tự phục vụ là một mặt rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, vì thế việc giáo dục KNTPV được các nhà tâm lý học, các nhà giáo dục học đã rất quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.

Mục tiêu của Chương trình Giáo dục Mầm non sửa đổi năm 2016 đã rất quan tâm đến việc phát triển 5 mặt của nhân cách, phát triển KNTPV là bộ phận của mặt thể chất, và để cho trẻ có được một tâm hồn lành mạnh thì việc đầu tiên là trẻ phải có một cơ thể khỏe mạnh.

Theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi có đền cập đến việc phát triển KNTPV của trẻ mầm non, điêu này thể hiện ở Chuẩn 5 (Trẻ có hiểu biết, thực hành vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng). Nội dung này được thể hiện rõ qua các chỉ số 15, 16, 17, 18, 19, 20... (Bộ giáo dục và đào tạo, 2010)

Dựa vào các đặc điểm của của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, chẳng hạn như là sự phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, trí tuệ, hoạt động học tập, nhân cách và bước ngoặt 6 tuổi...

Theo lý luận dạy học hiện đại với xu hướng “dạy học lấy trẻ làm trung tâm” và “ dạy học theo hướng tích hợp với chủ đề”. Điều đó có nghĩa là GVMN sẽ phải sử dụng những phương pháp kết hợp với nội dung phù hợp sao cho có thể mang lại kết quả là kích thích sự phát huy tính chủ động, thính sáng tạo và lòng yêu thích học tập, khám phá của trẻ.

* Cơ sở thực tiễn

Ngoài việc dựa vào các yếu tố của cơ sở lý luận, kết qủa nghiên cứu thực tiễn cũng là cơ sở để đề xuất giải pháp. Đó là: mức độ thường xuyên và mức độ thành thạo KNTPV; những nguyên nhân làm cản trở KNTPV; các yếu tố ảnh hưởng đến KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai. Kết quả đã được trình bày cụ thể ở phía trên.

2.3.1.2. Nguyên tắc xác lập giải pháp

- Thứ nhất: phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình thực hiện KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trường mầm non.

- Thứ ba: đảm bảo tính có ý nghĩa, tính gần gũi và tính tự nhiên đối với trẻ - Thứ tư: kích thích được lòng yêu thích, sự hứng thú, tính chủ động, tính sáng tạo thực hiện KNTPV của trẻ.

2.3.1.3. Các giải pháp

* Giải pháp 1: Thống nhất các lực lượng giáo dục - Mục đích

Giải pháp này giúp cho phụ huynh nắm rõ hơn KNTPV là gì, vai trò của KNTPV đối với trẻ mẫu giáo, nội dung KNTPV nào cần giáo, phương pháp giáo dục nào là hiệu quả. Gia đình có vai trò cực kì quan trọng trong sự hình thành và nâng cao KNTPV của trẻ, do đó, hơn ai hết, những người thân trong gia đình phải là lực lượng giáo dục đầu tiên, chính yếu và suốt đời của mỗi đứa trẻ.

Có hay không có sự hoang mang trong mỗi đứa trẻ khi chúng được giáo dục bởi 2 môi trường khác nhau, bởi 2 nội dung và 2 hình thức khác nhau. Thực hiện theo kiểu “đối phó hơn là tự giác” sẽ diễn ra hằng ngày cở trẻ, do đó muốn quá trình rèn luyện KNTPV của trẻ mẫu giáo được mang lại hiệu quả thì việc phối hợp, việc thống nhất giữa các lực lượng giáo dục là không thể thiếu.

- Nội dung và yêu cầu

Cần phải thống nhất các nội dung và hình thức cần giáo dục cho trẻ giữa nhà trường và gia đình.

Những nội dung tự phục vụ sẽ giáo dục cho trẻ phải gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với điều kiện của gia đình, khả năng lĩnh hội của trẻ và quan điểm chỉ đạo của chương trình giáo dục mầm non.

Nhà trường và gia đình phải phối hợp chặt chẽ, trao đổi tình hình giữa khi trẻ ở nhà ở trường đều đặn mỗi ngày (giờ đón trẻ và giờ trả trẻ) để kịp thời nắm bắt diễn biến phát triển và uốn nắn chỉnh sửa sao cho phù hợp với nội dung cần giáo dục ở nhà cũng như ở trường.

Qua các cuộc họp phụ huynh ở trường, GVMN soạn ra các nội dung và hình thức giáo dục KNTPV của trẻ để cho phụ huynh tham khảo và đóng góp ý nghĩa. Mục đích cuối cùng là cả 2 lực lượng giáo dục này sẽ phải thống nhất được cần phải

rèn luyện và nâng cao cho trẻ những nội dung KNTPV nào hình thức gì là hiệu quả. Tại các bảng tuyên truyền của trương của lớp, GVMN có thể thông tin đến phụ huynh những hình ảnh, những cách thức, nhưng bài báo với những nội dung KNTPV của trẻ mẫu giáo. Ý thức cho phụ huynh cách thức giáo dục hiệu quả nhất đó là làm gương để giúp trẻ nhìn thấy được sự nhất quán giữa lời nói và hành vi.

Tóm lại, nếu gia đình là yếu tố quyết định đến mức độ thực hiện thường xuyên thì giải pháp thống nhất các lực lượng giáo dục sẽ là giải pháp quyết định mức độ thành thạo KNTPV của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Do đó, giải pháp này sẽ là điều kiện để mang lại hiệu quả trong giáo dục KNTPV cho trẻ.

* Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, an toàn - Mục đích

Thực hiện giải pháp này nhằm mục đích tạo môi trường giáo dục phù hợp và an toàn ở nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ trãi nghiệm KNTPV, giúp trẻ có cơ hội thực hành, giúp lực lượng giáo dục nâng cao hiệu quả của các phương pháp giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo.

- Nội dung và yêu cầu

+ Chuẩn bị: Trước khi tiến hành giải pháp này, lực lượng giáo dục cần chú ý: tạo môi trường tâm lý và môi trường vật chất phù hợp an toàn. Cách trang trí, cách sắp xếp các đồ dùng trong nhà, trong lớp học phải đầy đủ, phù hợp với nội dung giáo dục KNTPV và an toàn đối với trẻ. Xây dựng môi trường an toàn, thoải mái và thân thiện giữa gia đình, nhà trường và trẻ.

+ Tạo môi trường an toàn hợp lý

Giáo viên và phụ huynh chuẩn bị cơ sở vật chất với một không gian rộng rãi, thoáng mát, tránh bụi bẩn, côn trùng, những vật có thể gây nguy hiểm (vật nhọn, dao, kéo, bình ga, sông hồ...). Các lực lượng giáo dục phải bao quát, quan sát cẩn thận trẻ trong lúc trẻ chơi cũng như là lúc trẻ thực hành các KNTPV nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Trong lớp học thì cần phân bố, trang trí các góc chơi hợp lí: GVMN cần chú ý đến không gian thực tế của lớp, bố trí các góc chơi hợp lí kết hợp với việc phân chia số lượng trẻ trong từng góc chơi sao cho tất cả các trẻ đều được chơi và phù hợp với chủ đề giáo dục KNTPV. GVMN cũng nên thay đổi vị trí góc chơi trong giờ hoạt động góc để tránh sự nhàm chán, kích thích sự mới mẻ để giúp trẻ tìm tòi khám phá học hỏi.

+ Tạo môi trường tâm lý

Môi trường thân thiện, gần gũi, hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ..., tạo mối quan hệ hài hòa giữa trẻ với bạn bè, với người thân trong gia đình, với giáo viên và với những người xung quanh.

Hoạt động vui chơi góp phần hoàn thiện KNTPV của trẻ, việc hăng hài tích cưc trong khi chơi, cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ trong trò chơi giúp cho trẻ tự tin thể hiện bản thân, kích thích sự khám phá, sự sáng tạo...điều đó thúc đẩy trẻ lĩnh hội và phát triển các KNTPV. Do đó, việc ý thức vai trò của hoạt động vui chơi, tạo môi trường để chơi an toàn và xây dựng tình huống phù hợp cho trẻ chơi là một việc làm hết sức cần thiết của nhà giáo dục.

Vai trò của tình bạn đối với trẻ rất quan trọng. Người lớn cần giúp trẻ xây dựng mối quan hệ thân tình với nhóm bạn cùng trang lứa nhằm giúp cho trẻ được hợp tác, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, thông qua đó trẻ có thể bày tỏ ý kiến của cá nhân hoặc tiếp thu ý kiến của bạn bè. Điều này sẽ giúp trẻ rút ngắn thời gian và khoảng cách rèn luyện KNTPV của mình hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả như mong đợi.

* Giải pháp 3: Cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc - Mục đích

Việc cổ vũ, khen thưởng trẻ đúng lúc là một yếu tố không kém phần quan trọng trong công tác giáo dục KNTPV cho trẻ mẫu giáo. Nó có vai trò là động lực, là niềm tin, là sức mạnh cho trẻ. Nó giúp cho trẻ có thêm niềm tin để dám đối mặt với những khó khăn tâm sinh lý của bản, giúp trẻ có thêm nguồn hỗ trợ để thực hiện và giúp trẻ có thêm niềm vui để tiếp tục phấn đấu.

Đây cũng là giải pháp giúp ích rất nhiều cho các lực lượng giáo dục. Điều này thể hiện rõ ở chổ khi cổ vũ và khen thưởng trẻ thì bản thân những người giáo dục sẽ cảm thấy hiểu và thấu cảm đối với những khó khăn mà trẻ đang gặp phải. Bên cạnh đó, giải pháp này còn giúp các nhà giáo dục không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để tập luyện cho trẻ.

- Nội dung và yêu cầu

Để có thể cỗ vũ khen thưởng trẻ thì việc làm trước tiên người giáo dục phải làm đó là hướng dẫn trẻ thực hiện các KNTPV, quan sát và bao quát trẻ trong tất cả các giờ trẻ thực hành, nhắc nhở trẻ khi trẻ làm chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, kịp thời bổ sung ngay những khiếm khuyết, tránh tình trạng “sai lâu ngày khó sửa”.

Tiếp theo, khi thực hiện việc Cổ vũ, khen thưởng trẻ thì các lực lượng giáo dục cần xác định những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, cần chú ý đến các trường hợp cá biệt (trẻ hay khóc, rối loạn cảm xúc, sức khỏe kém, khả năng nhận thức chậm, nhút nhát, thiếu tự tin...)

Các lực lượng giáo dục tính đến những hình thức cỗ vũ, khen thưởng: khen ngợi động viên trẻ bằng lời nói, bằng những câu chuyện dí dỏm, bằng những trò chơi vui nhộn, bằng những món quà ý nghĩa, bằng những chuyến đi chơi...hoặc bằng một điều gì mà trẻ thích.

Mỗi trẻ sẽ cần hay không cần, cần ít hay cần nhiều và cần hình thức cổ vũ khen thưởng nào là trẻ thích, do vậy nhà giáo dục cần tính đến yếu tố phù hợp trong giáo dục. Đối với các trường hợp trẻ cá biệt thì yếu tố phù hợp sẽ cực kì quan trọng. nhất là đối với trẻ thiếu tự tin, trẻ không dám làm vì sợ không làm được hoặc sợ làm sai

hoặc sợ bị chê bai khiển trách. Trong trường hợp này thì việc cổ vũ tinh thần vô cùng quan trọng, nó như là nhân tố quyết định có hay không có hiệu quả trong việc thực hiện KNTPV của trẻ.

Sau khi đã áp dụng hình thức cổ vũ khen thưởng đúng lúc, người giáo dục tiếp tục kiểm tra mức độ hiệu quả, nếu điều đó không hợp với trẻ và không đem lại hiệu quả mong đợi thì cần phải thay đổi hình thức. Nếu đã hình thức đó đã mang lại hiệu quả rồi thì cần duy trì, củng cố hành động ấy cho đến khi nào trẻ thực sự độc lập, trẻ không cần đến sự sổ vũ khen ngợi ấy mà vẫn thực hiện và mang lại hiệu quả mong đợi thì nhà giáo dục sẽ giảm dần tần số. Tuy nhiên, không nên dừng hẳn việc cổ vũ khen ngợi bởi vì ai cũng thích được người khác động viên, khen ngợi, cho nên cần phải duy trì nhưng tùy thuộc vào hoàn cảnh mà áp dụng cho phù hợp.

Cần cổ vũ trước khi trẻ thực hiện, khen trẻ ngay khi trẻ làm được dù là những việc đơn giản nhất, khen trẻ khi có mọi người chứng kiến. Khuyến khích trẻ làm thêm những việc phụ giúp gia đình, tùy vào khả năng của trẻ mà giao việc cho phù hợp, bược đầu là những việc đơn giản (phụ lau nhà, phụ rửa chén, phụ nhặt rau...) sau đó đến những việc phức tạp hơn (rửa chén mà trẻ đã dùng, quét nhà khi trẻ làm bẩn, giặt quần áo của trẻ...). Làm như vậy sẽ giúp cho trẻ yêu lao động, biết quý giá trị của lao động từ đó trẻ không chay lười và dựa dẫm vào người khác.

* Giải pháp 4: Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ - Mục đích

Thực hành thường xuyên và thời gian dài đủ sẽ giúp cho trẻ có cơ hội được trãi nghiệm trong thực tế, giúp cho trẻ hiểu đầy đủ và sâu sắc hơn nội dung và cách thức thực hiện KNTPV, giúp trẻ nâng cao hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng giúp cho trẻ biết yêu lao động hơn, không lười biếng, không dựa dẫm vào người khác và từ đó trẻ sẽ có trách nhiệm với việc làm của trẻ hơn.

- Nội dung và yêu cầu

+ Có niềm tin ở trẻ: Các nhà giáo dục, chủ yếu là phụ huynh, họ thường yêu thương con quá mức dẫn đến họ không cho con làm bất cứ điều gì, họ sợ con họ chịu cực khổ. Cũng có thể họ không tin vào khả năng của trẻ, họ cho rằng trẻ còn nhỏ nên

không thể tự phục vụ được cho mình, từ đó họ không cho trẻ có cơ hội tiếp xúc với công việc hoặc họ làm thay cho trẻ.

+ Giao việc cho trẻ làm: các lực lượng giáo dục, nhất là phụ huynh cần phải mạnh dạn để cho trẻ làm, bởi vì học lý thuyết mà không được thực hành thì trẻ sẽ không nắm rõ cũng như là không thể làm được. Trên thực tế, muốn hình thành kĩ năng cho trẻ thì phải hình thành thói quen, muốn hình thành thói quen thì không có con đường nào khác ngoài việc phải rèn luyện hằng ngày. Như vậy, muốn hình thành, duy trì, nâng cao KNTPV của trẻ thì người lớn phải cho trẻ được thực hiện chúng.

Điều này cũng không dễ đối với các nhà giáo dục, họ thiếu niềm tin, thiếu kiên kiên nhẫn, thiếu mạo hiểm để cho trẻ làm. Do đó, phụ huynh và giáo viên cần mạo hiểm để cho trẻ làm, luôn ở bên cạnh trẻ để theo dõi và hỗ trợ nhằm giúp trẻ hoàn thành, kiên nhẫn chờ đợi trẻ làm đến lúc xong, cùng với trẻ đón nhận kết quả dù kết quả chưa như ý muốn, bình tĩnh và nhẫn nại hướng dẫn trẻ thực hiện nhiều lần sau nữa để trẻ làm tốt hơn. Trẻ sẽ thử và sai, nhờ đó trẻ tự rút ra cách thức để mang lại hiệu quả. Giống như lời nói của nhà tâm lý học người Mỹ - Carl Rogers: hãy đễ cho trẻ chạm tay vào bình nước nóng thì lần sau trẻ sẽ biết cách để không bị phỏng. (Cao Văn Quang, 2012). Cần nắm bắt mọi cơ hội có được để cho trẻ thực hành (ở mọi lúc mọi nơi khi có thể). Ví dụ, ở kĩ năng Xúc ăn, khi ở nhà hay đi chơi, đi học hoặc buổi sáng buổi trưa buổi xế hay buổi chiều...bất cứ khi nào và ở đâu nếu có thể thì cần để cho trẻ tự xúc ăn.

Bên cạnh đó, người lớn cũng cần phải tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hành: có thể là những trò chơi mang tính giáo dục KNTPV như trò chơi gia đình, chăm sóc búp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kĩ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện tân phú tỉnh đồng nai​ (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)