Đông Nam Bộ là một trong bảy vùng kinh tế của Việt Nam, gồm sáu tỉnh - thành phố là TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu với diện tích khoảng 23,5 nghìn km2, chiếm hơn 7,2% diện tích tự nhiên cả nước.
Năm 2016, dân số của vùng là 16,4 triệu người, chiếm 17,7% dân số cả nước, với mật độ dân số trung bình là 697 người/km2. Vùng có tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp (0,84%) xếp thứ 6/7 vùng kinh tế của Việt Nam; song nhờ tiềm năng to lớn và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, Đông Nam Bộ trở thành “mảnh đất vàng” có sức hút mạnh mẽ, thu hút lực lượng lao động nhập cư trên phạm vi cả nước với tỉ lệ gia tăng cơ học cao nhất cả nước 1,23% (năm 2016).
Hình 1.10. Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học của vùng Đông Nam Bộ, 2006 – 2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007, 2014, 2017)
Tuy nhiên, qua biểu đồ hình 1.10 có thể thấy gia tăng cơ học của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2006 – 2016 diễn biến phức tạp và có chiều hướng giảm từ 1,96% xuống 1,23%. Điều này được giải thích do tỉ suất xuất cư của vùng cao vì người dân xuất cư đến các vùng miền khác và xuất cư ra nước ngoài. Còn gia tăng tự nhiên của vùng trong giai đoạn trên ngày càng giảm từ 1,29% (năm 2006) xuống 0,84% (năm 2016) song vẫn đạt giá trị dương cùng quy mô dân số lớn nên số lượng người tăng thêm hằng năm vẫn lớn.
Song Đông Nam Bộ hiện vẫn là vùng nhập cư lớn nhất trong 7 vùng kinh tế nước ta nên có lực lượng lao động tại chỗ dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và có lợi thế cạnh tranh về lao động trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vùng cũng phải đối mặt và giải quyết nhiều vấn đề xã hội phức tạp như thiếu việc làm, nhà ở, hệ thống y tế và giáo dục quá tải, hệ thống cơ sở hạ tầng nhanh xuống cấp và tệ
1.29 1.06 0.89 1.0 0.84 1.96 1.74 1.07 1.14 1.23 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2006 2010 2012 2014 2016 % Năm
nạn xã hội ngày càng gia tăng...
Về tỉ số giới tính, Đông Nam Bộ là vùng có tỉ số giới tính thấp nhất trong bảy vùng kinh tế Việt Nam, tỉ số giới tính đặc biệt thấp ở những tỉnh – thành phố có số lượng người nhập cư cao, chủ yếu là nữ như TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Về cơ cấu dân số theo tuổi, Đông Nam Bộ có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa. Do vùng có lực lượng lao động nhập cư lớn, độ tuổi phổ biến dao động từ 20 – 44 tuổi nên tỉ trọng nhóm tuổi lao động của vùng rất cao, chiếm 71,4% dân số (năm 2016), cao hơn so với mức trung bình cả nước là 67,03%. Vì vậy, một cách tương đối khiến tỉ trọng dân số nhóm dưới tuổi lao động và trên độ tuổi lao động thấp hơn nhiều, lần lượt là 22,1% và 6,5% năm 2016, mức trung bình cả nước là 23,35% và 9,62%.
Về tuổi thọ trung bình, Đông Nam Bộ có tuổi thọ trung bình cao nhất cả nước.
Hình 1.11. Tuổi thọ trung bình của Việt Nam và vùng Đông Nam Bộ, 2006 - 2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007, 2014, 2017)
Trong giai đoạn 2006 – 2016, tuổi thọ trung bình của vùng Đông Nam Bộ cao và có xu hướng tăng từ 75,0 – 76,0 tuổi, so với mức trung bình cả nước là 72,2 đến 73,4 tuổi. Do vùng có kinh tế phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, các thành tựu khoa học – kĩ thuật được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, công nghệ… nên chất lượng cuộc sống của người dân trong vùng ngày càng được nâng cao. 72.275 72.975.5 7375.7 73.275.9 73.476 0 20 40 60 80 2006 2010 2012 2014 2016 Tuổi Năm
Về y tế, vùng tập trung nhiều cơ sở y tế đầu ngành, chất lượng tốt nhất cả nước như bệnh viện Đại học Y dược, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Từ Dũ… cùng đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, nên chất lượng y tế của vùng đứng hàng đầu cả nước.
Về giáo dục, vùng tập trung nhiều trường đại học lớn với chất lượng đào tạo hàng đầu cả nước như hệ thống Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, đại học Y Dược, Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh…
Tiểu kết chương 1
Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng. Việc nghiên cứu đặc điểm dân số có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và sự thịnh vượng của xã hội. Các đặc điểm dân số về quy mô, gia tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư sẽ là yếu tố quan trọng, quyết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy mô và cơ cấu hoạt động sản xuất, thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng cũng như khả năng tích lũy xã hội, từ đó hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.
Mỗi quốc gia, vùng và tỉnh – thành phố có đặc điểm dân số khác nhau theo những khoảng thời gian khác nhau và là chỉ tiêu định lượng quan trọng trong nghiên cứu. Trong đó, cơ cấu dân số là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nếu cơ cấu sinh học (giới tính và lứa tuổi) có khả năng biểu thị chất lượng dân số và chiều hướng phát triển kinh tế - xã hội của một khu vực, địa phương không chỉ ở hiện tại mà còn trong tương lai thì cơ cấu xã hội lại thể hiện được “sức khỏe thể chất và tinh thần” của bộ phận dân số khu vực, từ đó sẽ có những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp cho hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.
Mặt khác, giải quyết tốt các vấn đề dân số còn là một trong những giải pháp cơ bản nhằm đạt đến mục tiêu phát triển bền vững mà thế giới đang hướng đến.
Việc nghiên cứu đặc điểm dân số của một lãnh thổ sẽ giúp chúng ta có cách nhìn xác thực hơn, từ đó có những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn phù hợp với đặc điểm dân số ở hiện tại và tương lai. Vì thế đây là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa về mặt lí luận và thực tiễn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam nói chung và các vùng, các địa phương nói riêng, cần được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH