Cơ cấu dân số thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dân số thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 100)

2.3.3.1. Cơ cấu dân số theo giới

0.76 1.15 0.85 0.78 0.77 1.2 1.43 1.12 2.35 -0.07 0.11 0.3 2.19 2.27 3.2 0.71 0.88 1.5 -0.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 TP. Hồ

Chí Minh Đồng Nai DươngBình Tây Ninh Bà Rịa -

Vũng Tàu PhướcBình

%

Tỉnh/ thành phố

Bảng 2.14. Tỉ số giới tính của cả nước, vùng Đông Nam Bộ và TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2016

Năm

Tỉ số giới tính (nam/100 nữ) Tỉ lệ giới tính của TP. Hồ Chí Minh (%) Trung bình

cả nước Đông Nam Bộ

TP. Hồ

Chí Minh Nam giới Nữ giới

2006 96,9 94,8 93,1 48,2 51,8 2009 97,8 94,5 94,4 48,6 51,4 2010 97,8 94,5 93,6 48,4 51,6 2013 97,7 94,8 92,0 47,9 52,1 2014 97,4 94,1 92,0 47,9 52,1 2016 97,3 93,8 91,8 47,9 52,1

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2017 – Tổng cục Thống kê, 2007, 2014, 2017)

Giai đoạn 2006 – 2016 TP. Hồ Chí Minh có tỉ số giới tính giảm từ 93,1 xuống 91,8 nam/100 nữ, tỉ số này cao nhất vào năm 2009 nhưng cũng chỉ đạt 94,4 nam/100 nữ, thấp hơn so với vùng Đông Nam Bộ (94,5 nam/100 nữ – năm 2009) và cả nước (97,8 nam/100 nữ – năm 2009). Do tỉ số giới tính thấp nên tỉ lệ nữ giới luôn cao hơn nam giới và luôn chiếm trên 50% tổng dân số, năm 2006 tỉ lệ nữ giới là 51,8% đến năm 2016 tăng lên 52,1%. Còn tỉ lệ nam giới luôn thấp hơn 50%; chiếm 48,2% vào năm 2006 và 47,9% vào năm 2016.

Đồng thời, dựa vào bản đồ đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở TP. Hồ Chí Minh năm 2006 và 2016 dưới đây cũng cho thấy rằng, tỉ lệ nữ giới của các quận huyện cũng cao hơn nam giới và có xu hướng tăng từ năm 2006 – 2016 như quận 1: tỉ lệ nam giới và nữ giới năm 2006 là 48,0% và 52,0%; năm 2016 là 45,8% và 54,2%; quận 5 năm 2006 là 48,1% và 51,9% thì năm 2016 là 45,8% và 54,2%; huyện Hóc Môn năm 2006 là 48,5% và 51,5% còn năm 2016 là 47,5% và 52,5%.

Nguyên nhân chủ yếu do TP. Hồ Chí Minh phát triển mạnh những ngành sản xuất cần nhiều lao động nữ (các ngành công nghiệp nhẹ và dịch vụ) nhất là ở các quận nội đô, nên đã thu hút lao động nữ nhiều hơn nam. Chính sự biến động hằng năm về nhu cầu lao động đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến cơ cấu giới tính của đô thị

này, từ đó ảnh hưởng đến đặc điểm cơ cấu dân số theo giới của TP. Hồ Chí Minh.

2.3.3.2. Cơ cấu dân số theo tuổi

Giai đoạn 2006 – 2016 cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của TP. Hồ Chí Minh có đặc điểm là nhóm dưới tuổi lao động (0 – 14 tuổi) và tuổi lao động (15 – 59 tuổi) giảm tỉ trọng lần lượt từ 20,94% xuống 20,09% và 71,15% xuống 69,68%. Còn nhóm trên tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên) tỉ trọng tăng từ 7,31% đến 10,23%.

Hình 2.10. Biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở TP. Hồ Chí Minh, 2006–2016

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Như vậy, hai nhóm dưới tuổi lao động (0 – 14 tuổi) và tuổi lao động (15 – 59 tuổi) chiếm tuyệt đại đa số trong cơ cấu dân số TP. Hồ Chí Minh với tổng tỉ trọng lên đến khoảng 90% dân số (năm 2006 là 92,69%; 2009 là 93,36%; 2014 là 90,18% và 2016 là 89,77%). Đồng thời, nhóm tuổi lao động vẫn là nhóm chiếm ưu thế trong cơ cấu dân số, luôn đạt khoảng 70% tổng dân số, cao gấp đôi so với tổng nhóm tuổi phụ thuộc (dưới tuổi lao động và trên tuổi lao động) nên TP. Hồ Chí Minh đang có cơ cấu dân số trẻ và trong thời kì cơ cấu dân số vàng. Nguyên nhân chủ yếu do thành phố hàng năm vẫn được bổ sung lực lượng lớn lao động nhập cư, phổ biến trong độ tuổi từ 20 – 44 tuổi nên khiến nhóm tuổi lao động luôn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu dân số của đô thị này.

Với đặc điểm cơ cấu dân số trẻ, trong thời kì cơ cấu dân số vàng là lợi thế rất

20.94 19.23 20.34 20.09 71.75 74.13 69.84 69.68 7.31 6.64 9.82 10.23 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2009 2014 2016 Năm

lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của TP. Hồ Chí Minh ở hiện tại và tương lai. Đây là thời kì tập trung lực lượng lao động trẻ hùng hậu chưa từng có của TP. Hồ Chí Minh, vì vậy nếu lực lượng này được tận dụng tối đa trí tuệ, sức lao động sẽ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ, tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai, đảm bảo an sinh xã hội khi thành phố bước vào thời kì cơ cấu dân số già (ngay sau đó). Song TP. Hồ Chí Minh cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề giải quyết các nhu cầu về việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và sự quá tải lên hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, giải quyết vấn đề an ninh trật tự xã hội, cùng tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng…

Tuy nhiên, nếu hai nhóm tuổi đầu tiên trong cơ cấu dân số TP. Hồ Chí Minh có xu hướng giảm tỉ trọng, thì nhóm trên tuổi lao động (từ 60 tuổi trở lên) lại có xu hướng tăng từ 7,31% (năm 2006) lên 10,23% (năm 2016) nên cơ cấu dân số TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng già hóa và đã bước vào thời kì quá độ sang cơ cấu dân số già từ năm 2016 khi tỉ trọng nhóm từ 60 tuổi trở lên lớn hơn 10% tổng dân số.

Mặt khác, chỉ số già hóa của TP. Hồ Chí Minh đã tăng từ 34,9% năm 2006 lên 48,3% năm 2014 và đạt 50,9% năm 2016, cho thấy tốc độ già hóa của TP. Hồ Chí Minh diễn ra ngày càng nhanh. Điều này sẽ gây nên những áp lực nhất định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở hiện tại và tương lai của thành phố, song so với các đô thị khác thì áp lực già hóa dân số đối với TP. Hồ Chí Minh sẽ không quá nghiêm trọng, vì bộ phận dân số của thành phố được bổ sung liên tục và thay đổi bởi lực lượng lao động nhập cư, nên nguồn lao động của thành phố sẽ được thay thế bởi các nguồn lao động mới khi lực lượng lao động này bước sang nhóm tuổi tiếp theo, đồng thời nguồn lao động nhập cư khi lớn tuổi đều có xu hướng trở về quê hương nên gánh nặng phụ thuộc người già của TP. Hồ Chí Minh có phần được giảm thiểu. Đây là một trong những giá trị tích cực mà những vùng nhập cư lớn và thường xuyên như TP. Hồ Chí Minh nhận được.

Ngoài ra, để nghiên cứu cơ cấu dân số theo giới và theo tuổi của TP. Hồ Chí Minh còn có thể dựa vào tháp tuổi.

Hình 2.11. Biểu đồ tháp tuổi TP. Hồ Chí Minh năm 2006 và 2016

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2018)

Tháp tuổi TP. Hồ Chí Minh năm 2006 và 2016 có đáy hẹp, đỉnh nhọn và phình to ở giữa là kiểu tháp dân số dạng thu hẹp.

Đáy tháp tuổi hẹp không chỉ do mức sinh thấp mà còn chịu ảnh hưởng của vấn đề nhập cư. TP. Hồ Chí Minh là địa phương có lực lượng nhập cư cao và phổ biến trong độ tuổi lao động (20 - 50 tuổi) và nữ nhập cư nhiều hơn, làm cho tỉ trọng độ tuổi này rất cao nên phần giữa tháp phình to hơn và bên nữ luôn nhiều hơn bên nam. Còn độ tuổi dưới 15 tuổi ít hơn nên đáy tháp hẹp hơn. Sự chênh lệch nam nữ ở phần đáy tháp không lớn, nghiêng về bên nam nhiều hơn cho thấy sự chênh lệch giới tính của nhóm tuổi trẻ em ở TP. Hồ Chí Minh không lớn và theo quy luật tự nhiên. Nhìn chung, cả 2 tháp dân số năm 2006 và 2016 đều có đặc điểm chung là sự thu hẹp ở đáy tháp do tỷ lệ sinh giảm trong suốt những năm qua.

Cả 2 tháp đều phình to ở giữa (nhóm tuổi lao động) nhưng vẫn có sự khác nhau giữa hai tháp tuổi. Năm 2006 nhóm tuổi từ 20 – 24 của TP. Hồ Chí Minh chiếm tỉ trọng cao nhất (trong đó nữ nhiều hơn nam) và giảm dần liên tục theo hình tam giác về phía đỉnh tháp, cho thấy dân số các nhóm tuổi lớn hơn giảm với nhịp độ chậm.

8 6 4 2 0 2 4 6 8 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80+ Năm 2006 Nam Nữ 8 6 4 2 0 2 4 6 8 0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80+ Năm 2016 Nam Nữ

Nguyên nhân chủ yếu do người nhập cư vào thành phố với nhiều mục đích khác nhau như học tập, lao động, công tác, đoàn tụ gia đình, hôn nhân… nên được phân bổ trong khoảng tuổi khá rộng.

Đến năm 2016, độ tuổi 20 – 24 tuổi thu hẹp lại và phần giữa của tháp có dạng vòng cung, phần rộng nhất của vòng cung là độ tuổi 30 – 34 tuổi (bên nữ rộng hơn nam), đây là những người trong nhóm tuổi 20 – 24 tuổi của năm 2006 sau 10 năm. Hình dạng vòng cung ở phần giữa tháp dân số 2016 đã phác họa rõ nét “bức tranh nhập cư và xuất cư” của TP. Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, khi tỉ suất nhập cư của TP. Hồ Chí Minh có chiều hướng giảm dần, cùng lực lượng xuất cư lớn ra khỏi lãnh thổ đô thị này, làm phần thân tháp năm 2016 có xu hướng co hẹp lại.

Cũng giống như đáy tháp, đỉnh tháp của TP. Hồ Chí Minh rất nhọn không phải do tuổi thọ trung bình thấp mà do tương quan giữa tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động (lực lượng nhập cư lớn) với độ tuổi trên tuổi lao động (lực lượng nhập cư với số lượng rất nhỏ) thấp hơn một cách tương đối. Ở các độ tuổi cao tỉ lệ nam ít hơn nữ do tuổi thọ trung bình của nam thấp hơn nữ.

2.3.3.3. Cơ cấu dân số theo lao động

a. Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn lao động dồi dào và ngày càng tăng

Với dân số đông và được bổ sung bởi lực lượng nhập cư hằng năm lớn nên TP.Hồ Chí Minh có nguồn lao động dồi dào và ngày càng tăng.

Bảng 2.15. Số lượng và cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên của TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, 2006 – 2016

Năm

Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người)

Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên của TP. Hồ Chí Minh (%)

Cả nước ĐNB TP. HCM Thành thị Nông thôn

2006 46.238,7 6.248,2 2.966,4 - - 2012 52.348,0 8.604,1 4.086,4 83,2 16,8 2014 53.748,0 8.822,9 4.188,5 81,8 18,2 2016 54.445,3 9.081,0 4.335,7 81,7 18,3 (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2017)

Năm 2016, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của TP. Hồ Chí Minh là 4.335,7 nghìn người, chiếm 51,36% tổng dân số. Với quy mô lao động này, TP. Hồ Chí Minh chiếm 47,74% lực lượng lao động của vùng Đông Nam Bộ và 7,96% lao động cả nước. So với năm 2006, số lượng lao động TP. Hồ Chí Minh đã tăng 146,1% (tương đương 1.369,3 nghìn người).

Lao động của thành phố tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị nhưng đang có xu hướng chuyển dần sang khu vực nông thôn. Giai đoạn 2012 – 2016, tỉ trọng lao động khu vực thành thị giảm từ 83,2% xuống 81,7% còn khu vực nông thôn tăng từ 16,8% đến 18,3%, do lao động nhập cư có xu hướng nhập cư vào các huyện ngoại thành ngày càng nhiều, cùng xu hướng “ngoại ô hóa” trong vấn đề chuyển cư nội tỉnh của TP. Hồ Chí Minh.

Đồng thời, số lao động đang làm việc của TP. Hồ Chí Minh cũng chiếm tỉ trọng rất lớn.Bảng 2.16 dưới đây cho biết số lượng lao động đang làm việc của TP. Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến 2016 chiếm hơn ½ tổng dân số và hơn 96% số lao động từ 15 tuổi trở lên của TP. Hồ Chí Minh và ngày càng tăng.

Bảng 2.16. Tỉ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2012 - 2016

Năm

Tỉ trọng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc (%) So với tổng số dân TP. Hồ Chí Minh So với tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên 2012 50,6 96,5 2014 50,3 96,9 2016 50,0 97,4 (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2017)

Cụ thể, năm 2012 thành phố có 3.943,2 lao động đang làm việc chiếm 50,6 % tổng số dân và 96,5% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên; đến năm 2016, số lao động đang làm việc đã tăng lên 4.224,0 nghìn người, chiếm 50% tổng số dân và 97,4% tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của đô thị này.

Qua đó cho thấy, TP. Hồ Chí Minh có khả năng tạo nhiều việc làm cho phần lớn lực lượng lao động và tỉ trọng lao động đang làm việc chiếm gần như tuyệt đối

trong lực lượng lao động nói chung và chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số thành phố nói riêng.

Với nguồn lao động dồi dào và ngày càng tăng, nhất là lực lượng lao động đang làm việc chiếm tỉ trọng cao nên các hoạt động kinh tế (sản xuất và tiêu thụ) của đô thị này diễn ra hết sức nhộn nhịp, sầm uất do nhu cầu cao và khả năng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố ở hiện tại và trong tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện là nâng cao chất lượng và trình độ của đội ngũ lao động, cũng như kiểm soát sự gia tăng các tệ nạn xã hội…

b. Lao động của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là lao động phi nông nghiệp

Với vai trò là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước, các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu GDP (97,17% trong cơ cấu GDP TP. Hồ Chí Minh năm 2016, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ chiếm 72,24% ) nên lao động của thành phố chủ yếu là lao động phi nông nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng. Giai đoạn 2006 – 2016 tỉ trọng lao động phi nông nghiệp của thành phố tăng từ 94,9% lên 98,1%; còn lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ và ngày càng giảm từ 5,1% xuống 1,9%.

Hình 2.12. Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016

Trong nhóm lao động phi nông nghiệp, nhóm lao động thuộc khu vực II (công

5.1 2.61 2.2 1.86 44.7 32.77 35.59 37.63 50.2 64.62 62.21 60.51 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2014 2015 2016 Năm

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

nghiệp – xây dựng) chiếm tỉ trọng nhỏ hơn và có xu hướng giảm không liên tục từ 44,7% năm 2006 đến 37,6% năm 2016 và chuyển dần sang khu vực dịch vụ, tuy nhiên giai đoạn 2014 đến 2016 có sự tăng nhẹ do các ngành công nghiệp của thành phố chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp nhẹ như chế biến thực phẩm, dệt may… là những ngành có nhu cầu lớn về số lượng lao động, song không yêu cầu quá khắt khe về trình độ và phù hợp với lực lượng lao động phổ thông nhập cư từ các địa phương khác làm cho tỉ trọng lao động ở khu vực này có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Còn khu vực III (dịch vụ) vẫn là khu vực “thống lĩnh” về tỉ trọng lao động và có xu hướng tăng từ 50,2% năm 2006 lên 60,5% năm 2016, đây là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, có nhiều ngành nghề nhất và ngày càng xuất hiện nhiều ngành mới phát triển thuận lợi ở một đô thị mà các hoạt động kinh tế diễn ra hết sức sôi động như TP. Hồ Chí Minh, vì thế lao động tập trung chủ yếu vào khu vực này, qua đó cũng thể hiện trình độ của lực lượng sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh ngày càng cao.

Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có nhiều biến động.

Bảng 2.17. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, năm 2011 - 2016

Năm Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Có vốn đầu tư nước ngoài

2011 100,0 16,4 74,5 9,1

2012 100,0 15,3 76,9 7,8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dân số thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)