Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dân số thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 70)

a. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, với vai trò là “trung tâm” của VKTTĐPN, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục là đầu tàu của nền kinh tế, là trung tâm công nghiệp, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ, văn hóa, khoa học và giáo dục; là đầu mối giao thông đối nội và đối ngoại quan trọng. Thành phố đóng góp 25% GDP, 33% giá trị sản xuất

công nghiệp và 30% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Vì thế, đây là đô thị có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước và ngày càng tăng. Năm 2006, tính theo giá thực tế tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP. Hồ Chí Minh đạt 190.561 tỉ đồng; đến năm 2016 chỉ số này đã tăng 5,1 lần so với 10 năm trước đó và đạt 970.371 tỉ đồng (theo giá thực tế).

Hình 2.1. Biểu đồ quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016 (theo giá thực tế)

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Về cơ cấu kinh tế, TP. Hồ Chí Minh mang đặc điểm cơ cấu kinh tế của nhóm nước phát triển trên thế giới, với ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng rất cao (trên 70%) còn ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất thấp (dưới 2%). Biểu đồ hình 2.1 đã cho thấy, từ sau năm 2013 tỉ trọng khu vực III của TP. Hồ Chí Minh đã chiếm hơn 2/3 tổng giá trị GRDP của đô thị này (72,96% năm 2013 và 74,24% năm 2016), trong khi khu vực I chiếm tỉ trọng rất nhỏ khoảng 0,85% (năm 2013) và 0,83% (năm 2016). Đồng thời, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực I và khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực III. Cụ thể, khu vực I giảm từ 1,28% (năm 2006) xuống 0,83% (đến 2016); khu vực II giảm từ 47,4% (năm 2006) xuống 24,93% (năm 2016). Khu vực III tăng từ 51,31% (năm 2006) đến 74,24% (năm 2016).

0.85%

26.19%

72.96%

733.149 tỉ đồng

Khu vực I Khu vực II Khu vực III 1.28 % 47.4 % 51.31 % 190.561 tỉ đồng 0.83% 24.93% 74.24% 970.371 tỉ đồng

Với vai trò là trung tâm dịch vụ lớn nhất cả nước, có nhiều hoạt động dịch vụ sôi động cùng sự xuất hiện nhiều ngành dịch vụ mới nên khu vực III ngày càng trở thành khu vực chủ lực đóng góp vào giá trị GRDP của TP. Hồ Chí Minh và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh theo hướng như trên là tất yếu, đúng hướng. Đây là cơ sở để thành phố phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh còn diễn ra trong nội bộ từng ngành.

Hình 2.2. Biểu đồ tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp của TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Ở khu vực I, ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng từ 67,0% (năm 2006) đến 71,8% (năm 2016), ngành lâm nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất và ngày càng giảm từ 1,3% (năm 2006) xuống 0,8% (năm 2016), ngành thủy sản cũng có tỉ trọng giảm từ 31,7% (năm 2006) xuống 27,4% (năm 2016). Nếu xét riêng nông nghiệp thì ngành chăn nuôi luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn ngành trồng trọt và có xu hướng tăng từ 47,0% (năm 2006) đến 58,0% (năm 2016), còn ngành trồng trọt có tỉ trọng hướng giảm từ 43,1% (năm 2006) xuống 33,0% (năm 2016). Dịch vụ

67.0 77.9 75.5 71.6 71.8 1.3 1.0 0.7 1.0 0.8 31.7 21.1 23.8 27.4 27.4 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2006 2009 2012 2014 2016 Năm

nông nghiệp trong giai đoạn này dao động từ 7,8 – 9,9%.

Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016 (Đơn vị: %) Năm 2006 2009 2012 2014 2016 Trồng trọt 43,1 32,7 36,5 33,3 33,0 Chăn nuôi 47,0 58,8 55,7 58,8 58,0 Dịch vụ nông nghiệp 9,9 8,5 7,8 7,9 9,0 (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Ở khu vực II, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất (trên 90% giá trị sản xuất công nghiệp), nhưng có xu hướng giảm nhẹ từ 98,06% (năm 2006) xuống 95,96% (năm 2016), do TP. Hồ Chí Minh tập trung đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nên ngành này có xu hướng giảm nhẹ.

Bảng 2.3. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016

(Đơn vị: %)

Năm 2006 2009 2012 2014 2016

Khai khoáng 0,06 0,07 1,51 2,44 1,59

Chế biến, chế tạo 98,06 98,45 96,38 95,40 95,96

Sản xuất, phân phối điện, khí đốt và

nước 1,88 1,48 2,11 2,16 2,45

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Trong ngành chế biến, chế tạo, một số ngành có ưu thế vượt trội về nguồn nguyên – nhiên liệu, công nghệ, lao động… nên phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng cao như sản xuất, chế biến thực phẩm (13,42%), sản xuất trang phục (9,1%), sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất (8,7%), sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic (8,5%), sản xuất da và các sản phẩm liên quan (6,9%), sản xuất đồ uống (6,5%)… Tuy nhiên, dù tương quan giữa 3 khu vực kinh tế, khu vực II có tỉ trọng giảm nhưng

giá trị khu vực này vẫn tăng tăng 3,5 lần; từ 285.214 tỉ đồng (năm 2006) đến 999.475 tỉ đồng (năm 2016). Hai ngành khai khoáng và sản xuất, phân phối điện khí đốt và nước chiếm tỉ trong nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006 – 2016 lần lượt là 0,06% đến 1,59% và từ 1,88% đến 2,45%.

Khu vực III là lĩnh vực phát triển mạnh nhất của TP. Hồ Chí Minh với cơ cấu ngành đa dạng nhất. Trong lĩnh vực dịch vụ, thương nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất (23,9% - năm 2016) và có sự ổn định qua các năm, TP. Hồ Chí Minh hiện có hơn 350.000 cơ sở thương mại, 243 chợ, 184 siêu thị, 30 trung tâm thương mại, hơn 2000 văn phòng đại diện nước ngoài và nhiều cửa hàng tiện ích. Dịch vụ vận tải (15,5% - năm 2016), kinh doanh bất động sản (12,2% - năm 2016) , tài chính ngân hàng, bảo hiểm (10,4% - năm 2016) cũng chiếm tỉ trọng cao và tăng trưởng nhanh chóng cùng với nhu cầu của người dân thành phố.

Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ của TP. Hồ Chí Minh năm 2016

Stt Ngành dịch vụ Tỉ trọng (%)

1 Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ 23,9

2 Vận tải kho bãi 15,5

3 Hoạt động kinh doanh bất động sản 12,2

4 Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 10,4

5 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 7,7

6 Thông tin và truyền thông 6,8

7 Giáo dục, đào tạo 5,5

8 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 5,1

9 Khách sạn và nhà hàng 4,8

10 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 3,8

11 Quản lí nhà nước, ANQP, đảm bảo xã hội 1,9 12 Văn hóa thể thaovà vui chơi giải trí 1,2

13 Hoạt động dịch vụ khác 1,2

b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông vận tải

TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng nối liền các tỉnh trong vùng, cả nước và quốc tế với mạng lưới giao thông vận tải dày đặc và hoạt động hết sức nhộn nhịp.

Về đường bộ, đây là loại hình giao thông có mạng lưới dày đặc nhất tại TP. Hồ Chí Minh, với tổng chiều dài lớn nhất cả nước (trên 4000 km). Cùng với hệ thống giao thông nội đô dày đặc, thành phố còn có nhiều trục quốc lộ huyết mạch như quốc lộ 1A nối TP. Hồ Chí Minh đến tận của khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), quốc lộ 22 từ TP. Hồ Chí Minh qua cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) đến tận Phnom Penh (Campuchia), cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương nối liền thành phố với các tỉnh vùng ĐBSCL, quốc lộ 13 nối thành phố với Bình Dương, Bình Phước và kết thúc ở cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước); quốc lộ 50 đi Long An đến tận Tiền Giang… Cùng nhiều hệ thống cầu, hầm phục vụ cho giao thông đường bộ thuận lợi và thông suốt.

Về đường sắt, TP. Hồ Chí Minh là điểm kết thúc của tuyến đường sắt Bắc - Nam với ga lớn nhất là ga Sài Gòn và 1 số ga nhỏ như Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Triệu. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở đã cũ và xuống cấp nên khả năng đáp ứng nhu cầu của hành khách còn nhiều hạn chế.

Đường thủy, thành phố có khoảng 11 cảng biển và nội địa, với một số cảng quan trọng như cảng Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Thuận…với tổng chiều dài cầu cảng trên 7000m phục vụ cho vận tải hàng hóa đường thủy.

Đường hàng không, TP. Hồ Chí Minh có 1 sân bay quốc tế hiện đại và nhộn nhịp nhất cả nước. Năm 2016 cảng hàng không Tân Sơn Nhất đón 217.819 chuyến bay cất và hạ cánh, vận chuyển 32.487 nghìn lượt hành khách và 479.205 tấn hàng hóa, đây là sân bay nhộn nhịp nhất trong số 21 sân bay tại Việt Nam.

- Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông

Theo sở thông tin và truyền thông TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 16,8 triệu thuê bao điện thoại di động và hơn 800 nghìn thuê bao điện thoại cố định. Thành phố cũng hiện có hơn 10 triệu thuê bao Internet (cố định và di dộng). Tính đến năm 2016 TP. Hồ Chí Minh có khoảng 178 bưu cục, với khoảng 17.419 km đường điện thoại.

Sự phát triển của ngành thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông góp phần phục vụ sự phát triển của thành phố trong thời đại công nghiệp 4.0.

- Nguồn điện

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh có các nhà máy điện với tổng công suất thiết kế khoảng 1098,7 MW. Nguồn cung cấp điện chủ yếu từ đường dây tài điện quốc gia 500kV, nhà máy điện Hiệp Phước, Phú Mĩ Hưng, Trị An, Thác Mơ… Nhìn chung, mạng lưới điện của TP. Hồ Chí Minh đang đi vào ổn định, đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố. Tuy nhiên vẫn còn một số các trạm quá tải, thiết bị lạc hậu, không đảm bảo an toàn cho người dân… Trong điều kiện CNH, HĐH ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về điện của thành phố ngày một tăng, nguồn điện không đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của thành phố đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội TP. Hồ Chí Minh.

- Cấp, thoát nước

Với nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân đô thị ngày càng tăng cùng khả năng đáp ứng của hệ thống cung cấp nước thành phố đạt khoảng hơn 2 triệu m3/ngày đêm, TP. Hồ Chí Minh đã và đang triển khai thực hiện kế hoạch cung cấp cho 100% hộ dân trên địa bàn thành phố được sử dụng nước sạch. Tính đến năm 2016, các huyện ngoại thành như Hóc Môn, Bình Chánh đã có hệ thống nước sách đến từng hộ dân, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng trên địa bàn toàn thành phố.

Cơ sở vật chất – kĩ thuật

- Cơ sở lưu trú

Bảng 2.5. Số lượng cơ sở lưu trú của TP. Hồ Chí Minh, 2006 - 2016

Năm 2006 2009 2012 2014 2016

Số khách sạn và cơ sở lưu trú 1432 1425 2.967 2.694 3.658

Số buồng 26284 29001 52.922 53.364 71.118

Số giường 36470 39344 67.553 69.467 90.017

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Cùng với sự phát triển của các hoạt động kinh tế, văn hóa, giải trí, du lịch, học tập… là sự phát triển và gia tăng của các cơ sở lưu trú ở TP. Hồ Chí Minh nhằm đáp

ứng nhu cầu của người dân, cũng như du khách. Giai đoạn 2006 – 2016, số lượng cơ sở lưu trú ở thành phố tăng gần 2,6 lần, từ 1.432 cơ sở đến 3.658 cơ sở, trong đó, số buồng tăng 2,7 lần (từ 26.284 buồng lên 71.118 buồng) và số giường tăng 2,5 lần (từ 36.470 giường lên 90.017 giường).

- Các cơ sở y tế

Bảng 2.6. Số lượng cơ sở y tế TP. Hồ Chí Minh, 2006 - 2016

2006 2009 2012 2014 2016

Cơ sở y tế (cơ sở) 426 450 449 455 462

Bệnh viện 80 100 99 105 115

Phòng khám đa khoa khu vực 29 3 3 3 3

TT y tế dự phòng - 25 25 25 25

Trạm y tế xã, phường 317 322 322 322 319

Giường bệnh (giường) 25.033 29937 33.723 35.046 36.901

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Với nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, cùng khoa học – kĩ thuật hiện đại nên hệ thống cơ sở y tế của thành phố ngày càng phát triển mạnh. Giai đoạn 2006 – 2016, thành phố tăng 36 cơ sở y tế, nhất là bệnh viện với 35 bệnh viện mới đi vào hoạt động; số giường bệnh cũng tăng 11.868 giường (từ 25.033 giường – năm 2016 đến 36.901 giường - năm 2016). Như vậy, tính đến năm 2016 TP. Hồ Chí Minh có 462 cơ sở y tế, trong đó có 115 bệnh viện, 3 phòng khám đa khoa khu vực và nhiều trung tâm y tế dự phòng cùng trạm y tế xã, phường với tổng số giường bệnh là 36.901 giường. Tuy nhiên, do nhu cầu khám chữa bệnh quá lớn không chỉ của người dân thành phố mà cả các tỉnh – thành lân cận nên nhiều bệnh viện vẫn trong tình trạng quá tải, chất lượng khám chữa bệnh chưa hiệu quả. Trong thời gian tới ngành y tế thành phố đang triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tải sự “ùn tắc” trong hoạt động y tế như sự liên kết của nhiều bệnh viện, khám bệnh tại nhà…

- Trường học

TP. Hồ Chí Minh có số lượng trường mầm non và phổ thông các cấp rất lớn và không ngừng tăng. Năm 2016, thành phố có 1.100 trường mầm non, tăng 502 trường so với năm 2006 và 950 trường phổ thông, tăng 137 trường so với

năm 2006.

Bảng 2.7. Số lượng trường học các cấp của TP. Hồ Chí Minh, 2006 - 2016

Loại trường Năm học 2006 - 2007 2009 - 2010 2012- 2013 2014 - 2015 2016 - 2017

Số trường mầm non (trường) 598 652 800 939 1100 Số trường phổ thông (trường) 813 862 916 938 950

Tiểu học 458 470 474 482 493

Trung học cơ sở 231 241 252 259 266

Trung học phổ thông 76 82 119 125 123

Trường phổ thông có nhiều cấp

học 48 69 71 72 68

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Thành phố Hồ Chí Minh còn có 50 trường đại học (trong đó có 36 trường công lập và 14 trường dân lập) và 7 học viện; 40 trường cao đẳng và 54 trường trung cấp. Trong đó, đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh nằm trong top 1000 đại học thế giới theo bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) năm 2018.

c. Tiến bộ khoa học kĩ thuật

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm đầu ngành của nhiều lĩnh vực, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống, nhờ những thành tựu trong lĩnh vực này mà thành phố có sự phát triển trên nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực y tế, chất lượng y tế ngày càng được cải thiện, nhiều công nghệ tiên tiến được áp dụng đã đẩy lùi nhiều loại bệnh tật, nâng cao sức khỏe con người, nhờ đó mức chết giảm, tuổi thọ trung bình của người dân ngày càng cao. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng tìm ra nhiều loại biện pháp tránh thai, an toàn và mang lại hiệu quả cao như cấy que tránh thai trên da, sử dụng các phương pháp tránh thai an toàn góp phần điều tiết mức sinh đẻ phù hợp với mỗi cá nhân, gia đình.

Các cải tiến và nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật đã góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng của nhiều ngành kinh tế, nhờ đó giúp kinh tế thành phố phát triển và ngày càng hiện đại hơn.

d. Dân cư và lao động

Năm 2016, TP. Hồ Chí Minh có 8.441,9 nghìn người, mật độ dân số 4.029 người/km2, cao nhất cả nước. Trong đó, nam giới là 4.041,6 nghìn người, chiếm 41,9% dân số và nữ giới là 4.400,3 nghìn người, chiếm 52,1% dân số.

Dân số thành phố có sự phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị với 81,2% dân số và nông thôn chỉ chiếm 18,8% dân số. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trung bình toàn thành phố năm 2016 là 0,76% (trong đó khu vực thành thị là 0,72% và khu vực nông thôn là 0,91%.).

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của TP. Hồ Chí Minh khoảng 4.335,7 nghìn người, chiếm 51,4% dân số. Trong đó, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, chiếm 81,7% lao động (3.542,7 nghìn người), còn lại 18,3% lao động (792,9 nghìn người) thuộc khu vực nông thôn. Với dân số đông, nguồn lao động dồi dào là tiềm lực rất lớn để TP. Hồ Chí Minh phát triển kinh tế - xã hội.

Về dân tộc, TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật lớn nhất nước ta, đồng thời có lượng người dân nhập cư lớn nên thành phố có thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dân số thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 70)