Gia tăng dân số thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dân số thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 84)

2.3.2.1. Gia tăng tự nhiên

a. Các tỉ suất sinh

- Tỉ suất sinh thô (CBR)

TP. Hồ Chí Minh có tỉ suất sinh thô (CBR) ngày càng giảm, năm 2006 CBR của thành phố là 14,91‰, đến năm 2011 giảm xuống còn 13,58‰ và đến năm 2016 CBR là 11,46‰.

Bảng 2.8. Tỉ suất sinh thô của TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2006 – 2016

(Đơn vị: ‰) Năm 2006 2009 2011 2014 2016 Trung bình toàn thành phố 14,91 14,24 13,58 12,04 11,46 Thành thị 14,53 13,97 13,46 11,71 11,05 Nông thôn 16,88 15,47 14,14 13,54 13,24 (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2017)

Trong đó, khu vực thành thị có CBR thấp hơn mức trung bình toàn thành với 14,53‰ (năm 2006) và 11,05‰ (năm 2016), còn khu vực nông thôn cao hơn với 16,88‰ (năm 2006) và 13,24‰ (năm 2016).

CBR giảm là nhờ hiệu quả của các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, cùng điều kiện kinh tế phát triển và trình độ dân trí ngày càng cao nên người dân chú trọng nâng cao chất lượng sống của các thành viên trong gia đình hơn là số lượng, vì vậy mức sinh giảm đáng kể. Đồng thời, CBR của khu vực thành thị thường thấp hơn nông thôn có thể do so với các cặp vợ chồng ở nông thôn, các cặp vợ chồng ở thành thị được tiếp cận với các nguồn thông tin dễ dàng hơn, nhận thức tốt hơn về lợi ích của gia đình ít con và dễ dàng tiếp cận hơn với các cơ sở y tế cung cấp các dịch vụ KHHGĐ, điều này giúp họ tránh mang thai và sinh con ngoài ý muốn. Một lí do nữa là điều kiện sống ở khu vực thành thị tốt hơn khu vực nông thôn, do đó trẻ em ở thành thị được chăm sóc tốt hơn, dẫn đến tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em ở thành thị thấp hơn, từ đó góp phần làm giảm nhu cầu sinh thay thế ở khu vực này.

- Tổng tỉ suất sinh (TFR)

Mức sinh thay thế là mức sinh mà một đoàn hệ phụ nữ trung bình có vừa đủ số trẻ gái để “thay thế” họ trong quá trình tái sinh sản dân số. Khi xét về mức sinh của các địa phương, có thể chia thành 4 nhóm theo mức sinh khác nhau: dưới mức sinh thay thế (TFR dưới 2,0 con/phụ nữ), xung quanh mức sinh thay thế (TFR từ 2,0 con đến dưới 2,2 con/phụ nữ), cao hơn mức sinh thay thế (TFR từ 2,2 đến dưới 2,5 con/phụ nữ) và mức sinh cao (TFR từ 2,5 con/phụ nữ).

Giai đoạn 2006 – 2016, TFR của TP. Hồ Chí Minh dao động từ 1,55 – 1,97 con/phụ nữ, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế vì thế trong tương lai, nếu tỉ suất sinh vẫn tiếp tục thấp thì rất có thể TP. Hồ Chí Minh sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu lực lượng dân số và lao động kế thừa, từ đó gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Hình 2.6. Biểu đồ số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và tổng số con đã sinh chia theo nhóm tuổi, năm 2006 - 2016

Biểu đồ hình 2.6 cho thấy ở cả năm 2006 và 2016 khi nhóm tuổi càng tăng thì số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ càng giảm nhưng tổng số con đã sinh càng tăng.

Năm 2006 số lượng đông nhất thuộc về nhóm phụ nữ từ 20 – 24 tuổi với 368,1 nghìn người; chiếm 18,6% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tiếp theo là nhóm từ 25 – 29 tuổi với 327,7 nghìn người; chiếm 16,6% tổng số phụ nữ.

276.4 368.1 327.7 290 262.9 236.8 212.9 244.6 341.4 408.6 422.4 375.8 327.6 308.6 5.1 79.7 229.4 329.7 384.7 415.2 415.1 2.4 48.1 237.9 478.8 543.2 523.9 478.8 0 100 200 300 400 500 600 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 Nghìn người Nhóm tuổi

Phụ nữ 15 -49 tuổi năm 2006 Phụ nữ 15 -49 tuổi năm 2016

Tổng số con đã sinh năm 2006 Tổng số con đã sinh năm 2016

Do tính kế thừa của dân số nên sau 10 năm nhóm tuổi từ 20 – 24 (năm 2006) sẽ là nhóm từ 30 – 34 tuổi của năm 2016 và đây cũng là nhóm có số lượng đông nhất ở thời điểm này, chiếm 17,4% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Và nếu theo nguyên tắc kế thừa thì nhóm tuổi đứng thứ 2 về số lượng của năm 2016 là nhóm từ 35 – 39 tuổi, nhưng trên thực tế số lượng phụ nữ thuộc nhóm này chỉ xếp thứ 3 (chiếm 15,5%) sau nhóm 25 – 29 tuổi chiếm 16,8% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Điều này có thể lí giải do ảnh hưởng của gia tăng cơ học ở TP. Hồ Chí Minh, với lực lượng người nhập cư ngày càng tăng, trong đó nữ chiếm đa số, nhất là nữ ở độ tuổi từ 25 – 29 tuổi, vì vậy số lượng phụ nữ ở nhóm này thuộc cả 2 mốc thời gian đều nhiều hơn so với nhóm từ 35 – 39 tuổi. Ngoài ra, khi so sánh số lượng phụ nữ các nhóm tuổi tương ứng giữa năm 2006 và 2016 thì những nhóm tuổi từ 25 – 49 tuổi của năm 2016 luôn lớn hơn độ tuổi tương ứng ở năm 2006, điều này càng thể hiện số lượng lao động nhập cư nữ vào TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng.

Về tổng số con đã sinh, các nhóm tuổi càng cao người phụ nữ càng trải qua nhiều thời gian sinh đẻ nên tổng số con đã sinh ở những nhóm này cao hơn những nhóm trẻ. Năm 2006 nhóm có tổng số con đã sinh cao nhất là 40 – 44 tuổi (với 415,2 nghìn người; chiếm 22,2% tổng số con đã sinh toàn thành phố) và năm 2016 là nhóm 35 – 39 tuổi (với 543,2 nghìn người; chiếm 23,4% tổng số); nhóm ít nhất vẫn là nhóm 15 – 19 tuổi do mới bước vào độ tuổi sinh đẻ.

Đồng thời, qua biểu đồ có thể thấy tổng số con đã sinh của nhóm tuổi từ 15 – 29 năm 2006 cao hơn năm 2016, còn tổng số con đã sinh của nhóm tuổi từ 30 – 49 năm 2016 cao hơn. Điều này chịu ảnh hưởng của số lượng phụ nữ nhập cư năm 2016 cao hơn thời điểm 10 năm trước đó và càng thể hiện vấn đề dân số của TP. Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lực lượng lao động nhập cư, cũng như độ tuổi kết hôn của phụ nữ có xu hướng ngày càng muộn hơn.

b. Các tỉ suất chết

- Tỉ suất chết thô (CDR)

Không chỉ có tỉ suất sinh thô (CBR) giảm mà tỉ suất chết thô (CDR) của TP. Hồ Chí Minh cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006 – 2016 từ 4,16‰ xuống 3,88‰.

Bảng 2.9. Tỉ suất chết thô của TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016 (Đơn vị: ‰) Năm 2006 2009 2011 2014 2016 Trung bình toàn TP 4,16 3,87 3,79 3,78 3,88 Thành thị 4,15 3,79 3,79 3,76 3,83 Nông thôn 4,21 4,26 3,80 4,11 4,13 (Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2017)

Có được điều này là nhờ trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như y tế, giáo dục, kinh tế, an sinh xã hội…góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe người dân và giảm tỉ suất tử. Trong đó, khu vực thành thị nhờ có chất lượng cuộc sống và mức sống cao hơn nên có CDR thấp hơn và giảm nhanh hơn so với khu vực nông thôn có CDR cao hơn và giảm chậm hơn, mức giảm của hai khu vực này lần lượt là 0,32‰ và giảm 0,08‰.

- Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh

Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (0 – 1 tuổi) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng y tế và khả năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em.

Hình 2.7. Biểu đồ tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của TP. Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và cả nước, 2006 - 2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007, 2014, 2017)

TP. Hồ Chí Minh là đô thị có chất lượng y tế cao hàng đầu cả nước, tập trung nhiều bệnh viện phụ sản lớn như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Hùng Vương,

0.90 0.77 0.81 0.79 0.77 0.76 1.06 0.96 0.91 0.88 0.86 0.85 1.78 1.58 1.53 1.49 1.47 1.45 0 0.5 1 1.5 2 2006 2010 2013 2014 2015 2016 % Năm

bệnh viện phụ sản Mê Kông… với đội ngũ y-bác sĩ giỏi nên khả năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tốt.

Vì vậy, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh của TP. Hồ Chí Minh rất thấp và ngày càng giảm, năm 2006 tỉ lệ này của thành phố là 0,90%; năm 2013 giảm xuống còn 0,81% và đến năm 2016 giảm còn 0,76% (giảm 1,18 lần so với 10 năm trước). Tỉ lệ này thấp hơn so với tỉ lệ trung bình của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Năm 2006 và 2016 tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở vùng Đông Nam Bộ là 1,06% giảm xuống 0,85% và cả nước là 1,78% giảm xuống 1,45%. Qua đó cho thấy chất lượng y tế của TP. Hồ Chí Minh ngày càng được cải thiện và vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Đồng thời, nếu so sánh tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh giữa TP. Hồ Chí Minh với các địa phương lân cận trong vùng Đông Nam Bộ, thậm chí, nếu nâng độ tuổi trẻ lên mức dưới 5 tuổi thì tỉ lệ tử vong trẻ em của đô thị này cũng đều thấp nhất trong vùng.

Hình 2.8. Biểu đồ tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ năm 2016

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007, 2014, 2017)

Biểu đồ hình 2.8 thể hiện tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của

0.76 8.0 0.75 0.88 1.16 1.38 1.15 1.21 1.13 1.33 1.73 2.07 0 0.5 1 1.5 2 2.5 TP. Hồ Chí Minh Đồng Nai Bình Dương

Tây Ninh Bà Rịa - Vũng Tàu Bình Phước % Tỉnh/ thành phố

6 tỉnh/thành phố trong vùng Đông Nam Bộ. Biểu đồ cho thấy TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ tử vong của trẻ em ở cả hai thang đo đều thấp nhất trong 6 tỉnh/thành vùng Đông Nam Bộ, lần lượt đạt 0,76% và 1,15%; đều thấp hơn 1,8 lần so với tỉnh Bình Phước là địa phương có tỉ lệ tử vong trẻ em ở cả hai nhóm cao nhất. Điều này càng thể hiện chất lượng y tế, chất lượng cuộc sống, trình độ nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em của TP. Hồ Chí Minh rất tốt so với các địa phương trong vùng.

c. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

Bảng 2.10. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, 2006 – 2016 (%)

Năm 2006 2009 2011 2014 2016

Trung bình toàn TP 1,08 1,04 0,98 0,83 0,76

Thành thị 1,04 1,02 0,97 0,80 0,72

Nông thôn 1,27 1,12 1,03 0,94 0,91

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2017)

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là hiệu số giữa tỉ suất sinh thô (CBR) và tỉ suất chết thô (CDR). Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số.

Trong giai đoạn 2006 – 2016, TP. Hồ Chí Minh có tỉ suất sinh thô và tỉ suất chết thô đều thấp và có xu hướng giảm nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn này cũng thấp và có xu hướng giảm từ 1,08% năm 2006 xuống 0,76% năm 2016. Trong đó, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của khu vực thành thị luôn thấp hơn so với khu vực nông thôn từ 0,06% - 0,9% do tỉ suất sinh thô của nông thôn cao hơn.

2.3.2.2. Gia tăng cơ học

Bảng 2.11. Tỉ suất nhập cư và xuất cư của TP. Hồ Chí Minh, vùng Đông Nam Bộ và cả nước, giai đoạn 2006 - 2016

Tỉ suất nhập cư (%) Tỉ suất xuất cư (%)

Năm TP. HCM ĐNB Cả nước TP. HCM ĐNB Cả nước

2006 1,91 1,03 0,50 0,50 0,31 0,50

2010 2,62 2,48 0,97 0,78 0,49 0,97

2014 1,69 1,85 0,92 1,14 0,73 0,92

2016 1,07 1,08 0,46 0,41 0,24 0,46

(Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM, 2007, 2010, 2017)

Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh tế phát triển mạnh, văn hóa đa dạng… TP. Hồ Chí Minh trở thành “mảnh đất vàng” mà nhiều người dân, nhất là các vùng nông thôn mong muốn tìm đến để thực hiện giấc mơ đổi đời, xây dựng một cuốc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, đây là đô thị có tỉ suất nhập cư rất cao, cao hơn so với mức trung bình cả nước. Tỉ suất nhập cư của TP. Hồ Chí Minh và cả nước năm 2006 lần lượt là 1,91%; 0,50% và năm 2016 lần lượt là 1,07%; 0,46%.

Tuy nhiên, tỉ suất nhập cư của TP. Hồ Chí Minh những năm gần đây có xu hướng giảm, giai đoạn 2006 – 2016 tỉ suất này giảm 0,84% (từ 1,91% năm 2006 xuống 1,07% năm 2016); khiến tỉ suất nhập cư của TP. Hồ Chí Minh từ năm 2006 – 2012 luôn cao hơn vùng Đông Nam Bộ thì sau đó lại liên tục thấp hơn, năm 2006 tỉ suất nhập cư TP. Hồ Chí Minh là 1,91% cao hơn vùng Đông Nam Bộ là 1,03% thì đến năm 2014 tỉ suất của 2 khu vực này lần lượt là 1,69% và 1,85%; năm 2016 là 1,07% và 1,08%.

Vấn đề nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh có xu hướng giảm trong những năm gần đây do lực hút của các đô thị lân cận trong vùng Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, với nhiều khu công nghiệp mọc lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ đô thị hóa nhanh, điều kiện sống không khác nhiều so với TP. Hồ Chí Minh nên tạo lực hút mạnh và giảm bớt lượng nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh.

Mặc dù có xu hướng giảm song TP. Hồ Chí Minh vẫn có quy mô nhập cư vào đô thị lớn hàng đầu cả nước. Tính ra, trong 12 tháng trước ngày 01/04/2016 có khoảng 88.127 người nhập cư (di cư ngoại tỉnh) vào TP. Hồ Chí Minh, trong đó chiếm ưu thế là dòng di cư từ nông thôn vào đô thị. TP. Hồ Chí Minh có sức hút mạnh mẽ của một đô thị với quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đặc biệt là kì vọng về khả năng tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, về điều kiện dịch vụ xã hội tốt… làm cho tầm thu hút người nhập cư vào đô thị này rất lớn, mặt khác do nhu cầu về lao động đa dạng ở khu vực đô thị nên lao động phổ thông từ nông thôn cũng có thể tìm được việc làm, nhất là

lực lượng lao động trẻ với sức khỏe tốt và năng động.

Vì thế, địa bàn xuất cư vào TP. Hồ Chí Minh có phạm vi rộng, đến từ tất cả các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, trong đó mạnh nhất là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bến Tre, Kiên Giang), chỉ tính riêng 2 vùng này đã chiếm khoảng 72,7% và 63,7% tổng lượng người nhập cư ngoại tỉnh vào TP. Hồ Chí Minh các năm 2006 và 2016.

Bảng 2.12. Tỉ trọng người nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh phân theo vùng, năm 2006 – 2016 (Đơn vị: %) Vùng 2006 – 2007 (12 tháng) 2015 – 2016 (12 tháng) Tổng 100 100 TD&MNPB, ĐBSH 8,4 12,3 BTB và DHNTB 15,7 16,7 TN 3,2 7,3 ĐNB 52,4 22,2 ĐBSCL 20,3 41,5

(Nguồn: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh, 2008 – Tổng cục Thống kê, 2017)

Tuy nhiên, địa bàn xuất cư vào TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng thay đổi, chuyển ưu thế từ vùng Đông Nam Bộ vào giai đoạn 2006 - 2007 sang vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào giai đoạn 2015 - 2016. Điều này một lần nữa thể hiện sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như quá trình đô thị hóa của các đô thị lân cận trong vùng Đông Nam Bộ, đã tạo nên lực hút không chỉ với lao động nhập cư ngoại tỉnh, mà còn có khả năng “giữ chân” người dân địa phương, nên tỉ lệ xuất cư ra khỏi địa phương giảm. Trong khi Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp nên sức hút của các ngành công nghiệp và dịch vụ ở đô thị khiến một bộ phân rất lớn lao động khu vực này xuất cư đến các thành phố lớn, trong đó có TP. Hồ Chí Minh.

Lao động nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh cũng rất đa dạng về trình độ và nhu cầu việc làm, từ lao động phổ thông đến lao động chất lượng cao, song lao động phổ thông từ các vùng nông thôn chiếm ưu thế hơn cả.

Vì thế, người nhập cư ngoại tỉnh nhập cư vào TP. Hồ Chí Minh thường có xu hướng chọn các quận ven đô hoặc các huyện ngoại thành như Tân Bình, Bình Tân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm dân số thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 84)