1.2.3.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi sinh viên
Ở lứa tuổi sinh viên, sự phát triển thể chất đạt đến mức hoàn thiện, đặc biệt, với sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, sinh viên có thể tích lũy 2/3 khối lượng tri thức của cuộc đời trong khoảng thời gian 6 -7 năm ngồi trên ghế giảng đường. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi sinh viên là hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và học nghề. Hoạt động học tập ở trường cao đẳng không mang tính phổ thông mà mang tính chất chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, chuyên sâu hơn, nhằm đào tạo những chuyên gia, những trí thức cho đất nước. Bởi vậy, cách dạy, cách học ở đây khác với ở phổ thông. Để học tập có kết quả ở bậc cao đẳng, người sinh viên phải thích ứng được với phương pháp mới khác về chất so với ở bậc học phổ thông (Petrovski, 1982).
Do được sống trong thời đại của cuộc cách mạng thông tin, sinh viên hiện nay có điều kiện nắm được nhiều thông tin có tính chất toàn cầu và được giao lưu rộng rãi trong một xã hội cởi mở hơn trước rất nhiều. Cho nên, một trong những nhu cầu cấp bách đặt ra là, sinh viên luôn phải tích cực bổ sung kiến thức và nâng cao trình độ của mình hơn các thế hệ sinh viên trước đây rất nhiều, phải nhanh chóng nắm được những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, những thông tin, kiến thức mới về nhiều ngành khoa học công nghệ và đời sống quốc tế.
Ngày nay, bên cạnh việc học kiến thức chuyên môn và nghề nghiệp, ngoại ngữ được coi là tri thức công cụ quan trọng để sinh viên có thể đào sâu, mở rộng kiến thức, cũng như phục vụ cho công việc sau này. Việc trang bị vốn liếng ngoại ngữ cho bản thân được nhiều sinh viên coi như là việc chuẩn bị những bước đệm vững chắc để vào đời. Cùng với học tập, còn có một điều vô cùng quan trọng là
hoạt động học nghề. Muốn làm việc tốt, sinh viên phải có được những năng lực, tay nghề thích ứng với nền kinh tế thị trường hiện nay. Đó là tính chất nghề của những cử nhân, kỹ sư, những chuyên gia tương lai. Việc học nghề tập trung chủ yếu vào những thao tác, những kỹ thuật, những nguyên tắc chung có tính chất trí óc là chính.
Bên cạnh hoạt động chủ đạo là học tập, học nghề, để có thể thích nghi được với cơ chế kinh tế mới, nhiều sinh viên đã tự tìm kiếm những công việc làm thêm phần để trang trải cho chi phí học tập và cuộc sống, phần để tích lũy kinh nghiệm làm việc, chuẩn bị bước vào cuộc sống lập thân.
Nét đặc trưng cho hoạt động nhận thức của sinh viên là sự căng thẳng về trí tuệ, sự phối hợp của nhiều thao tác tư duy, như: so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Có thể nêu các đặc điểm trong hoạt động nhận thức của sinh viên như sau:
- Sinh viên học tập nhằm lĩnh hội các tri thức, hệ thống khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai. Hoạt động nhận thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoạt động nghề nghiệp của chuyên gia.
- Hoạt động học tập của sinh viên diễn ra một cách có kế hoạch, có mục đích, nội dung, chương trình, phương thức, hình thức đào tạo theo thời gian một cách chặt chẽ nhưng đồng thời không quá bị khép kín, mà có tính chất mở rộng khả năng theo năng lực, sở trường để họ có thể phát huy được tối đa năng lực nhận thức của mình trong nhiều lĩnh vực. Sinh viên được quyền chuyển ngành học nếu thấy bản thân thích hợp với ngành kia hơn.
- Phương tiện hoạt động nhận thức của sinh viên được mở rộng và phong phú với các thư viện, phòng đọc, phòng thực nghiệm, phòng bộ môn với các thiết bị khoa học cần thiết của từng ngành đào tạo. Do đó, phạm vi hoạt động nhận thức của sinh viên rất đa dạng: vừa rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, vừa phát huy việc học nghề một cách rõ rệt.
- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao. Hoạt động tư duy của sinh viên trong quá trình học tập chủ yếu là theo hướng phân tích, diễn giải, chứng minh các định đề khoa học.
Hoạt động nhận thức của lứa tuổi sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ, căng thẳng, có cường độ cao và có tính lựa chọn rõ rệt. Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhận thức cảm tính làm cơ sở. Song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt có sự phối hợp uyển chuyển, tinh tế tùy theo từng hoàn cảnh có vấn đề. Bởi vậy, đa số sinh viên lĩnh hội nhanh nhạy, sắc bén những vấn đề mà thầy, cô giáo trình bày. Họ thường ít thỏa mãn với những gì đã biết mà muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vấn đề sâu hơn, rộng hơn (Nguyễn Kim Vui, 2011).
Về mặt xúc cảm, tình cảm, theo B.G. Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những loại tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ. Hơn ai hết, sinh viên là người yêu vẻ đẹp thể hiện ở hành vi, phong thái đạo đức, cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ ở các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Khác với những lứa tuổi trước, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ ở tuổi sinh viên biểu hiện một chiều sâu rõ rệt. Họ yêu thích cái gì họ đều có thể lý giải, phân tích một cách có cơ sở. Cá biệt có những sinh viên đã xây dựng được “triết lý” cho cái đẹp của mình theo chiều hướng khá ổn định. Bên cạnh tình bạn, tình bạn khác giới phát triển có chiều sâu, tình yêu nam nữ ở lứa tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng. Như phần trên đã trình bày, sinh viên là lứa tuổi phát triển một cách toàn diện, hoàn thiện và hoàn mỹ về thể chất cũng như tư tưởng, tinh thần. Họ bước vào lĩnh vực của tình yêu nam nữ với một “tư thế” hoàn toàn khác so với lứa tuổi trước đó do vị thế xã hội, trình độ học lực và tuổi đời quy định. Song loại tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở sinh viên. Điều này lại tùy thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời của mỗi người (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 1992).
Tóm lại, trong sự phát triển tâm lý lứa tuổi sinh viên, bên cạnh nhiều mặt tích cực, lứa tuổi này cũng không tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Một mặt, sinh viên ngày nay đang được sống trong xu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nhiều thuận lợi để họ học tập, nắm bắt những cơ hội mới. Nhưng mặt khác, đây cũng là nguyên nhân khiến sinh viên luôn phải đối diện với những thử thách nhằm tìm được cho mình một chỗ đứng trong xã hội tương lai. Ngoài ra, lứa tuổi sinh viên còn chứa đựng một mâu thuẫn rất lớn giữa một bên là ước mơ, khát vọng cao xa với một bên là hoàn cảnh hiện tại họ đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chưa trực tiếp tham gia lao động, sản xuất tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Cuối cùng, bên cạnh những sinh viên có nếp sống năng động vẫn còn một số sinh viên có nếp sống khép mình, thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội.
1.2.3.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên
- Hoạt động học tập của sinh viên có tính chất độc đáo về mục đích và kết quả hoạt động, bởi khác với lao động, học tập không làm thay đổi đối tượng mà thay đổi chính bản thân người học. Sinh viên học tập để tiếp thu các tri thức khoa học, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất, nhân cách người chuyên gia tương lai.
- Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.
- Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính…
- Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng thẳng, mạnh mẽ về trí tuệ.
- Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao. Cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ mục đích, biện pháp học tập.
- Tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện qua một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Trong giờ học sinh viên có chú ý tới bài giảng hay không.
+ Tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi chép… + Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao.
+ Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình. + Có hứng thú học tập.
+ Biết vận dụng những tri thức được học vào thực tiễn. + Có sáng tạo trong quá trình học tập.
Tiểu kết Chương 1
Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp dẫn tình cảm của nó. (A.G.Côvaliôp) Hứng thú học tập chính là thái độ lựa chọn đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng của hoạt động học tập, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thiết thực của nó trong đời sống của cá nhân.
Các nhóm biểu hiện hứng thú học tập đối với hình thức dạy học kết hợp của sinh viên:
- Nhóm nhận thức: sinh viên nhận thức tầm quan trọng, ý nghĩa thiết thực của hình thức dạy học kết hợp đối với chuyên ngành và cuộc sống của mình.
- Nhóm thái độ cảm xúc: mức độ yêu thích hình thức dạy học cũng như các môn học tại trường, sau mỗi tiết học hài lòng về người dạy trên lớp, người dạy online và kiến thức được cung cấp.
- Nhóm các hành vi học tập: trên lớp và ngoài giờ trên lớp.
Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi sinh viên là hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và học nghề. Hoạt động học tập ở trường cao đẳng không mang tính phổ thông mà mang tính chất chuyên ngành, phạm vi hẹp hơn, chuyên sâu hơn, nhằm đào tạo những chuyên gia, những trí thức cho đất nước.
Trường FPT Polytechnic đào tạo hệ Cao đẳng thực hành trực thuộc trường Đại học FPT và là thành viên của Tập đoàn FPT. Là tập hợp con trong tập hợp lớn, sinh viên trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cũng có những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm hoạt động học tập như sinh viên Việt Nam trong bối cảnhvăn hóa xã hội hiện nay. Tuy nhiên, sinh viên trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic còn có những đặcđiểm tâm lý và môi trường học tập đặc thù.
Hình thức là cách thức và khuôn khổ bên ngoài, khác với nội dung bên trong của sự vật, sự việc. Nội dung là cái bản chất, bất biến còn hình thức là cái bề ngoài, cái thay đổi của sự vật hiện tượng.
Dạy học kết hợp (Blended Learning) là hình thức dạy và học kết hợp giữa học giáp mặt (F2F) gồm: bài giảng, thảo luận, bài tập, tài liệu hướng dẫn, tài liệu liên quan tới môn học, phòng thí nghiệm và học trực tuyến (e-learning) gồm: khảo sát trực tuyến, thư điện tử, thảo luận qua mạng, diễn đàn trên mạng, truyền thông đa phương tiện, tài liệu trên mạng, tự kiểm tra. Đây là sự phối hợp giữa nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất.
Khi áp dụng hình thức dạy học kết hợp thì trước khi học trực tiếp tại lớp thì người học đã xem trước phần nội dung được thiết kế và phát trên website tại nơi đào tạo cũng như từ internet. Sau khi đã nghe giảng, làm những bài kiểm tra trực tuyến để chắc chắn những nội dung đã được lĩnh hội, người học sẽ đến lớp và dưới sự hướng dẫn của người dạy, họ sẽ được tham gia những hoạt động như thuyết trình, hùng biện, tranh luận nhằm làm rõ hơn, sâu hơn những nội dung đã được học cũng như thực tế hóa những nội dung đó thành kiến thức của chính mình, có thể áp dụng nó để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Dạy học kết hợp (Blended learning) có nhiều đặc điểm nổi bật so với các hình thức dạy học trước đây, đây được xem là một hình thức dạy học linh hoạt, áp dụng những phương tiện dạy học tiên tiến và sử dụng hiệu quả những tiện ích mà công nghệ mang lại.
Dạy học kết hợp (Blended learning) là một hình thức học khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt những nước có nền giáo dục phát triển. Hình thức này có thể phát huy được thế mạnh của dạy học trực tuyến và dạy học truyền thống.
Chương 2.
THỰC TRẠNG HỨNG THÚ CỦA SINH VIÊN KHI DẠY HỌC KẾT HỢP 2.1. Thể thức nghiên cứu
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát về hứng thú học tập của 277 sinh viên tại trường cao đẳng thực hành FPT, phỏng vấn một số sinh viên và giảng viên hiện đang dạy và học tại trường cùng ban lãnh đạo nhà trường.
FPT Polytechnic đào tạo hệ Cao đẳng thực hành trực thuộc trường Đại học FPT và là thành viên của Tập đoàn FPT.Là tập hợp con trong tập hợp lớn, sinh viên trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic cũng cónhững đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đặc điểm hoạt động học tập như sinh viên Việt Nam trong bối cảnhvăn hóa xã hội hiện nay. Tuy nhiên, sinh viên trường cao đẳng thực hành FPT Polytechnic có những đặcđiểm tâm lý và môi trường học tập đặc thù.
Hầu hết sinh viên của trường đã phần nào định hình xu hướng nghề nghiệp của bản thân nên trong quá trình tiếp thu bài học, sinh viên chỉ tri giác những thông tin nào của người dạy hay trongsách báo có liên quan đến hứng thú nhận thức, có ích cho hoạt động nghề nghiệp. Do có nhiều khối ngành nghề khác nhau nên sinh viên tại trường cao đẳng FPT có nét đặc trưng riêng của từng nhóm ngành.
Trước khi bắt đầu học kỳ đầu tiên, nhà trường luôn tổ chức “tuần lễ định hướng” nhằm giúp các em hiểu về văn hóa của trường, đặc biệt là hình thức dạy học mà nhà trường áp dụng nhằm giúp các em có một tâm thế tốt, không bị bỡ ngỡ khi tiếp cận với một hình thức dạy học mới lạ mà trước đây- trong thời gian học phổ thông – các bạn chưa được biết đến.
Một điểm nổi bật của sinh viên trường cao đẳng FPT đó là tính gắn kết và tương tác rất cao vì mỗi sinh viên đều được cấp một tài khoản và địa chỉ email cá nhân để có thể tương tác trực tiếp cùng người dạy, ban lãnh đạo nhà trường. Ngoài
ra tại trang Facebook có rất nhiều những trang hoạt động dành riêng cho sinh viên của trường.
Tính cách sinh viên của trường rất đa dạng, phong phú, và chủ yếu có tính cách hướng ngoại, năng động, thực tế. Ngay từ học kỳ đầu tiên, sinh viên được tiếp cận với môn học kỹ năng học tập với những kiến thức thiết thực như: kỹ năng nhận thức bản thân, lập kế hoạch kỹ năng quản lý thời gian, tài chính, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… nên hầu hết các sinh viên khá vững về những kỹ năng cơ bản và có cho mình những mục tiêu, kế hoạch cụ thể cho bảy học kỳ tại trường.
Nhiều sinh viên đã đặt kế hoạch làm thêm vừa để có thêm thu nhập, vừa có điều kiện cọ xát thực tế có thêm kinh nghiệm làm việc...