Năng lực ngôn ngữ tiếp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 32 - 44)

Trong Tâm lý học, năng lực là một khái niệm khá trừu tượng và là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu bởi nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn mà cho đến ngày nay vẫn có nhiều cách tiếp cận và cách diễn đạt khác nhau. Các tài liệu tâm lý học Việt Nam cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao và là một trong những thành tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách (Nguyễn Thu Hà, 2014). Nguyễn Xuân Thức (2007) cho rằng “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động ấy đạt kết quả cao“. Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn quan niệm năng lực là “tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” (trích trong Hoàng Hòa Bình, 2015).

Mỗi định nghĩa về năng lực đều có những kiến giải khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả kế thừa quan niệm năng lực của tác giả Hoàng Hòa Bình (2015) “năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập,

rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.

Trong lĩnh vực năng lực ngôn ngữ, Chomsky – một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực ngôn ngữ đưa ra sự phân biệt giữa “năng lực ngôn ngữ” (linguistic competence) và “hành vi ngôn ngữ” (linguistic performance). Theo ông, năng lực ngôn ngữ là kiến thức của con người về ngôn ngữ mà thực chất là kiến thức cú pháp của tiếng mẹ đẻ, còn hành vi ngôn ngữ là những lời nói con người sản sinh ra vào bất cứ lúc nào trong những tình huống cụ thể và nó chịu ảnh hưởng của vô số các yếu tố khác nhau. Năng lực ngôn ngữ tiềm ẩn bên trong, mang tính ổn định và chỉ có thể quan sát được một cách gián tiếp thông quan hành vi ngôn ngữ (trích trong Lê Văn Canh, Nguyễn Thị Ngọc (2010).

Tuy nhiên, hành vi ngôn ngữ thường thay đổi và không phản ánh được toàn diện về năng lực ngôn ngữ do những yếu tố bên ngoài chi phối. Từ đây có thể thể thấy rằng, năng lực ngôn ngữ chính là cái cá nhân hiểu và hành vi ngôn ngữ chính là cái mà cá nhân thực hiện (trích trong Lưu Nhuận Thanh, 2004).

Cũng theo Chomsky, năng lực ngôn ngữ được nhìn nhận như một hệ thống các qui tắc chi phối sự ngầm hiểu của các cá nhân về cái có thể hay không thể được chấp nhận trong ngôn ngữ mà họ sử dụng. Năng lực ngôn ngữ cũng được hiểu là khả năng sử dụng hệ thống kiến thức ngôn ngữ, hay “bộ mã ngôn ngữ” (language code) trong hoạt động thực tế. Bộ mã này bao gồm các khu vực sau:

- Ngữ pháp: Từ pháp (hình vị) và cú pháp (trật tự từ)

- Âm vị: Nguyên âm, phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu…

- Từ vựng: Từ và các kết hợp từ

- Bút tự: Đánh vần, chấm câu (Chomsky, trích trong Nguyễn Quang, 2016)

Mặc dù vấp phải những ý kiến trái chiều từ các nhà nghiên cứu khác do chỉ nhìn thấy mặt sinh học của ngôn ngữ mà bỏ qua khía cạnh xã hội của nó, những công trình

của Chomsky vẫn có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ. Các nghiên cứu của ông đã thừa nhận mặt tự nhiên của năng lực ngôn ngữ, qua đó đặt tiền đề cho những nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ sau này.

Trong những nghiên cứu về sau, Coseriu (1988) đưa ra một lý thuyết được đánh giá là khá toàn diện về năng lực ngôn ngữ. Nó không dựa trên hệ thống ngôn ngữ, mà là dựa trên hoạt động nói (và hiểu). Lý thuyết này ủng hộ quan điểm của Hymes – người cho rằng năng lực ngôn ngữ là một thuật ngữ rộng bao hàm những kiến thức ngôn ngữ và kiến thức về một bộ mã ngôn ngữ học xã hội cùng các qui tắc sử dụng ngôn ngữ. Theo đó, năng lực ngôn ngữ được thể hiện ở ba mức độ:

- Năng lực ngôn ngữ nói chung (kiến thức về mặt ngôn ngữ): Khả năng nói có

lý tính và có kiến thức (nói điều có nghĩa).

- Năng lực ngôn ngữ cụ thể (kiến thức phương ngữ): Kiểm soát hiểu biết thành

tố trong ngôn ngữ của họ (đặc biệt như tiếng lóng, cách nhấn nhá…).

- Năng lực đàm thoại (kiến thức biểu đạt): Cách dùng ngôn ngữ trong tình huống

cụ thể trong các bối cảnh ngôn ngữ (trích trong Christian Lehmann, 2007). Trong khi đó, Leonchiev trong nghiên cứu của mình đã cho rằng năng lực ngôn ngữ chính là các điều kiện tâm sinh lý đảm bảo cho thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có thể sản sinh và lĩnh hội lời nói (trích trong Đinh Hồng Thái, 2015).

Kế thừa những nghiên cứu đi trước, Nguyễn Quang (2016), trong nghiên cứu “Từ

năng lực ngôn ngữ đến năng lực liên văn hóa“ của mình, ông nhận thấy chưa có sự rõ

ràng, thống nhất trong việc hiểu và diễn giải về năng lực nói chung và năng lực ngôn ngữ nói riêng. Theo ông, năng lực được hiểu là một hệ thống (hay có cơ chế hệ thống), dù nó thiên về khả năng, kiến thức, hay thành tố…, nó còn bao gồm cả các yếu tố cấu thành (thành tố, khoản mục) và có cách thức kết nối hoàn chỉnh để sẵn sàng chuyển động khi được kích hoạt trong môi trường tương tác. Nói một cách hình ảnh, tác giả ví năng lực ngôn ngữ như một mạng điện (hệ thống) có dòng điện chạy qua (kiến thức, kĩ năng) và ở trạng thái sẵn sàng (khả năng) kích hoạt các thiết bị điện (hành hiện). Do đó ông nhận định nhận định dù thiên về lĩnh vực nào thì năng lực ngôn ngữ cũng là một hệ thống

gồm nhiều yếu tố cấu thành và kết nối hoàn chỉnh, sẵn sàng được kích hoạt trong môi trường tương tác.

Có thể thấy rằng, ngôn ngữ liên hệ với âm thanh và ý nghĩa theo một cách vô cùng đặc biệt. Việc thông thạo một ngôn ngữ là có thể hiểu được những gì được nói ra, hiểu được ý nghĩa thông điệp được truyền đạt. Qua phân tích tổng hợp các kết quả nghiên cứu về lý luận trong lĩnh vực này, tác giả cho rằng năng lực ngôn ngữ bao gồm các điều kiện tâm sinh lý đảm bảo cho thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ có thể lĩnh hội và sản sinh ngôn ngữ.

Ở phần trước, có thể thấy ngôn ngữ tiếp nhận bao gồm khả năng nghe hiểu và đọc hiểu. Do đó, năng lực ngôn ngữ tiếp nhận là năng lực nghe hiểu và đọc hiểu. Do đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo (đây là nhóm khách thể mới bắt đầu làm quen với đọc viết theo quy định của bộ Giáo dục vào Đào tạo). Do đó, khái niệm năng lực ngôn ngữ tiếp nhận đồng nghĩa với năng lực nghe hiểu.

1.2.2.1. Khái niệm nghe hiểu

Nghe hiểu là một đề tài thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà tâm lý học, ngôn ngữ học và giáo dục học, đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ. Tùy lĩnh vực nghiên cứu của mình mà mỗi tác giả có quan điểm khác nhau.

Để hiểu được âm thanh lời nói, trước tiên cần phân biệt giữa “nghe” và “nghe hiểu”. Theo một số nghiên cứu, “nghe” được xem là một quá trình quan trọng giúp thu nhận và xử lý âm thanh cho phép người nghe hiểu được một thông điệp, giúp họ tham gia vào hội thoại để thành công trong giao tiếp. Văn Tân và Nguyễn Văn Đạm (1997), trong Từ điển tiếng Việt đã định nghĩa: “Nghe là một quá trình trong đó thính giác tiếp nhận những âm thanh bên ngoài và chuyển nó đến hệ thống thần kinh trung ương. Tại đây, những âm thanh này được phân tích, chuyển thành những tín hiệu và được truyền đến các giác quan giúp hình thành những phản xạ của con người đối với những âm thanh đó” (trích trong Nguyễn Thanh Tâm, 2013). Nếu không có kỹ năng nghe, người tham gia vào hoạt động giao tiếp sẽ không tiếp nhận và hiểu được thông điệp để phản hồi nhanh chóng và hiệu

quả. Có thể thấy rằng quá trình nghe không chỉ đơn thuần là tiến hành theo một chiều là thu nhận ngôn ngữ mà còn là quá trình tiếp nhận, xử lý và giải mã ngôn ngữ đầu vào. Do đó nghe và hiểu bao hàm và bổ trợ cho nhau. Nghe là tiền đề, là bước quan trọng để “hiểu”.

Field (1998) định nghĩa: Nghe là một quá trình trí tuệ và trong quá trình nghe, người nghe phải phân biệt được các âm, hiểu được từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp, nắm được trọng âm và dự đoán được chủ ý của người nói để có thể ghi nhớ và hiểu được nó trong ngữ cảnh văn hoá xã hội của phát ngôn. Do không nhìn thấy được, nên nghe là một quá trình rất khó để mô tả (trích trong Nguyễn Thanh Tâm, 2013).

Theo tác giả Kiều Thị Thu Hương (2014), hoạt động nghe hiểu chủ yếu được định nghĩa là một kỹ năng thu nhận (Harmer; Helgesen) giúp người nghe tiếp nhận ý nghĩa thông điệp một cách chủ động và có mục đích thông qua vốn từ và việc hiểu cách phát âm, ngữ pháp, hàm ý của thông điệp. Trong đó, người nghe không chỉ đơn thuần nghe từ ngữ mà còn phải hiểu hàm ý ẩn sau những từ ngữ đó. Bên cạnh đó, nghe hiểu cũng được xem là kỹ năng ngôn ngữ có tính quyết định, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thủ đắc ngôn ngữ. Theo Hasan, nghe hiểu là quá trình diễn ra hoạt động tương tác hai chiều giữa người nghe và văn bản nghe, và sự tương tác này giúp người nghe có sự hiểu biết khái quát về văn bản nghe. Quá trình “nghe” và “hiểu” này được thực hiện khi người nghe chọn lọc và giải thích được những thông tin thu nhận nhờ cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được thông điệp của người nói. Từ những âm thanh nghe được, họ tìm ra ý nghĩa của thông điệp nghe, và liên hệ những gì họ nghe được với kiến thức họ hiện đang có. Brette nhận định rằng “nghe hiểu là một kỹ năng ngôn ngữ có tính quyết định. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình thủ đắc ngôn ngữ”. Khi so sánh nghe với các kỹ năng ngôn ngữ khác, Morley cũng chỉ ra tầm quan trọng của nghe khi trung bình mỗi người trong chúng ta nghe nhiều “gấp hai lần những gì chúng ta nói, gấp bốn lần những gì chúng ta đọc và gấp năm lần những gì chúng ta viết”.

Do đó nghe hiểu là một kỹ năng phức tạp. Nhiệm vụ của nghe hiểu không chỉ là tiếp nhận âm thanh mà nó còn đòi hỏi sự phân tích và xác định được thông điệp của lời nói.

Đặng Thị Thuỳ Linh (2015), trong nghiên cứu về khả năng nghe hiểu và đọc hiểu đã tổng hợp về khái niệm nghe hiểu như sau: Anderson & Lynch định nghĩa nghe hiểu nghĩa là hiểu những gì mà người nói đã nói. Người nghe có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nghe bằng cách vận dụng kiến thức đa dạng của mình phân tích những gì anh ta nghe được để có thể hiểu phát ngôn của người nói. Nghiên cứu từ nhận thức tâm lý học đã chỉ ra rằng nghe hiểu không chỉ là chiết xuất ý nghĩa từ những lời nói. Nghe là một quá trình kết nối bài nói với những gì người nghe đã biết về chủ đề. Vì vậy, khi nghe biết được ngữ cảnh của một văn bản hoặc lời nói, quá trình này là tạo điều kiện đáng kể bởi vì người nghe có thể kích hoạt kiến thức trước và làm cho những kết luận thích hợp cần thiết để thấu hiểu thông điệp (Byrnes, 1984). Theo O’Malley, Chamot, & Kupper (1989), nghe hiểu là quá trình người nghe chủ động và tìm ý nghĩa của những thông tin từ những gì họ tiếp nhận được từ thị giác và thính giác, liên hệ với kiến thức vốn có của bản thân nhằm hiểu được ý của người nói.

Nobuko Osada (2004) trong nghiên cứu “A Historical Overview of Listening Comprehension Studies” đã tổng hợp: Nghe được xem là một kỹ năng hoạt động liên quan đến nhiều quá trình. Byrnes (1984) mô tả khả năng nghe hiểu như là một "hoạt động giải quyết vấn đề phức tạp" có thể được chia nhỏ thành một tập hợp các kỹ năng phụ riêng biệt. Richards (1985) chỉ ra, “sự hiểu biết hiện tại về bản chất của nghe hiểu dựa trên nghiên cứu về ngôn ngữ học, ngữ nghĩa học, ngữ dụng, phân tích ngôn ngữ và khoa học nhận thức”. Để hiểu được thông điệp, người nghe có thể cần tích hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau như ngữ âm, âm vị, ngôn điệu, từ vựng, cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Tóm lại, nghe hiểu là quá trình quan trọng giúp người nghe hiểu được thông điệp để hội thoại và giao tiếp. Nếu không có quá trình nghe hiểu, người tham gia hội thoại khó có thể biểu đạt ngôn ngữ một cách rõ ràng. Do đó có thể thấy rằng, nghe hiểu là quá

trình quan trọng giúp người nghe hiểu được thông tin và giải mã để thực hiện giao tiếp cũng như lĩnh hội và hiểu biết thế giới xung quanh.

1.2.2.2. Phương thức nghe hiểu

Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đồng quan điểm rằng hai quá trình “bottom-up” và “top down” là hai phương thức chính trong quá trình nghe hiểu. Trong khi quá trình “bottom – up” – quá trình xử lý từ dưới lên là phương thức phân tích tổng hợp thì “top

– down” – quá trình xử lý từ trên xuống được xem là phương thức tổng hợp quy nạp.

Duzez (1997) dựa trên sự tương tác của quá trình nhận thức, tác giả còn mô tả hai quá trình xử lý khác như sau: Xử lý từ trên xuống đề cập đến việc sử dụng lược đồ (kiến thức nền và hiểu biết tổng quát) để lấy ý nghĩa từ và diễn giải thông điệp. Xử lý từ dưới lên đề cập đến ý nghĩa của thông điệp dựa trên sự thu thập dữ liệu ngôn ngữ, từ âm thanh, lời nói, đến các mối liên hệ ngữ pháp, ý nghĩa. Trọng âm, âm tiết và âm điệu cũng đóng một vai trò trong quá trình xử lý từ dưới lên.”

Đồng quan điểm với Duzez, các tác giả Nunan, Anderson & Lynch và Rubin cho rằng, quá trình xử lý thông tin từ dưới lên (bottom - up) bắt đầu từ việc nhận diện âm thanh, phân biệt các từ và hiểu cấu trúc ngữ pháp, và cuối cùng tiến tới hiểu ý nghĩa của thông điệp. Quá trình xử lý thông tin từ trên xuống (top - down) người nghe sử dụng các lược đồ hoặc cấu trúc kiến thức có trong não được xây dựng trên kinh nghiệm để hiểu ý nghĩa của thông điệp của người nói (trích trong Kiều Thị Thu Hương, 2014).

Theo Đinh Hồng Vân (2010), các nghiên cứu về đặc tính tâm lý của quá trình tạo nghĩa ở người nghe cho thấy có thể mô tả quá trình nghe hiểu theo hai phương thức khác nhau. Theo phương thức thứ nhất, việc tạo nghĩa của một thông điệp được tiến hành theo hướng đi từ hình thức ngôn ngữ đến nội dung ngữ nghĩa. Theo phương thức thứ hai, việc tạo nghĩa được tiến hành theo chiều ngược lại, có nghĩa là đi từ nội dung ngữ nghĩa đến hình thức ngôn ngữ.

Phương thức từ hình thức đến nội dung: Ở phương thức này, có bốn bước cơ bản:

- Bước phân biệt: Trước tiên người nghe tách chuỗi âm thanh thông điệp và xác định các âm có trong chuỗi âm thanh này.

- Bước phân đoạn: Sau đó người nghe chia cắt các từ, nhóm từ và câu do các âm này tạo ra.

- Bước diễn dịch: Ở bước tiếp theo, người nghe sẽ gắn cho mỗi từ, mỗi nhóm từ, mỗi câu một nghĩa.

- Bước tổng hợp: Cuối cùng, người nghe sẽ xây dựng nghĩa tổng thể của cả thông điệp bằng cách "cộng" nghĩa của tất cả các từ, cụm từ và câu lại.

Phương thức đi từ nội dung đến hình thức:

- Đầu tiên, người nghe tự hình thành một loạt giả thiết về nội dung của thông điệp dựa trên hiểu biết của mình trong tình huống giao tiếp.

- Tiếp theo, người nghe sẽ tiến hành kiểm tra các giả thiết. Việc kiểm tra được tiến hành không dựa trên sự phân biệt tuyến tính và trọn vẹn của chuỗi âm thanh, mà dựa trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 32 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)