Công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 59 - 90)

Nhằm khảo sát thực trạng năng lực nghe hiểu của trẻ ở độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, người nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá gồm ba bài tập trắc nghiệm là: trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn. Bên cạnh đó, người nghiên cứu còn sử dụng phiếu đánh giá để quan sát đặc tính ngữ dụng của trẻ. Nội dung công cụ được thể hiện như sau:

2.1.3.1. Bài tập trắc nghiệm

Từ việc nghiên cứu lý luận, tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm gồm: trắc nghiệm nghe hiểu từ, nghe hiểu câu và nghe hiểu đoạn văn. Trong đó, hai bài tập đánh giá được sử dụng là nghe hiểu - chọn hình và nghe hiểu - làm theo hướng dẫn.

a.Trắc nghiệm nghe hiểu từ:

Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ nhằm kiểm tra năng lực nghe hiểu 104 từ vựng ở trẻ 3 – 5 tuổi trong 4 nhóm từ loại: danh từ (48 từ), động từ (22 từ), tính từ (20 từ) và giới từ (14 từ). Trong đó, năng lực nghe hiểu danh từ (48 từ), động từ (4 từ) và tính từ (20 từ) của trẻ 3 – 5 tuổi được đánh giá qua bài tập nghe hiểu từ - chọn hình. Năng lực nghe hiểu động từ (18 từ) và giới từ (14 từ) của trẻ 3 – 5 tuổi được đánh giá qua bài tập nghe hiểu từ - làm theo hướng dẫn.

Cách thực hiện bài tập nghe hiểu từ như sau: - Với bài tập nghe hiểu từ - chọn hình

Tương ứng với mỗi câu sẽ có 4 bức tranh, trẻ sẽ nghe người hướng dẫn đọc và lựa chọn 1 trong 4 bức tranh mà trẻ cho là đúng với nội dung được nhắc tới.

Bài trắc nghiệm kéo dài trong khoảng 7 – 12 phút, được thực hiện trên từng trẻ, tại trường trẻ đang học. Nhằm đảm bảo trẻ hiểu rõ yêu cầu của bài tập, nghiệm viên giải thích cách tiến hành trắc nghiệm qua 2 ví dụ trước khi tiến hành trắc nghiệm. Sau khi trẻ đã nắm được cách thực hiện, nghiệm viên sử dụng bộ công cụ thực hiện trắc nghiệm trên từng trẻ và ghi sự lựa chọn của trẻ vào phiếu đánh giá.

- Với bài tập nghe hiểu từ - làm theo hướng dẫn

Trước khi thực hiện trắc nghiệm, nghiệm viên chuẩn bị 1 cái bàn và 2 cái ghế. Nghiệm viên ngồi đối diện với trẻ và cùng trẻ gọi tên vật chuẩn bị trên bàn (được sử dụng trong bài tập).

Bài trắc nghiệm kéo dài trong khoảng 8 - 12 phút, được thực hiện trên từng trẻ, tại trường trẻ đang học. Trong bài tập này, trẻ được hướng dẫn thực hiện bài tập nghe hiểu - làm theo hướng dẫn 1 hành động và nghe hiểu - làm theo hướng dẫn 2 hành động. Nhằm đảm bảo trẻ hiểu rõ yêu cầu, với mỗi bài tập nghe hiểu từ - làm theo hướng dẫn

một hành động và nghe hiểu từ - làm theo hướng dẫn hai hành động, nghiệm viên giải thích cách tiến hành qua 2 ví dụ trước khi tiến hành trắc nghiệm. Sau khi trẻ đã nắm được cách thực hiện, nghiệm viên sử dụng dụng cụ đã chuẩn bị sẵn để yêu cầu trẻ làm theo hướng dẫn và ghi kết quả thực hiện của trẻ vào phiếu đánh giá.

Với hai bài tập trên, sau khi tiến hành trắc nghiệm, nghiệm viên thu kết quả và tiến hành cho điểm, với mỗi câu mà trẻ chọn đúng tương ứng 1 điểm, mỗi câu sai hoặc những câu trẻ không biết để chỉ hình tương ứng 0 điểm. Điểm cao nhất ở bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ là 104 điểm, điểm thấp nhất là 0 điểm.

Nguyên tắc đánh giá: Trẻ phải hiểu cách thực hiện bài tập trắc nghiệm. Những câu

trẻ không hiểu nên không chỉ hình thì không được điểm. Nếu trẻ không hợp tác thì dừng trắc nghiệm.

b.Trắc nghiệm nghe hiểu câu

Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu câu nhằm kiểm tra năng lực nghe hiểu câu của trẻ 3 – 5 tuổi trong 6 loại câu (24 câu): câu đơn giản (gồm câu khẳng định và câu phủ định) (4 câu), câu định hướng (4 câu), câu vị trí (4 câu), câu so sánh (4 câu), câu chủ động (4 câu) và câu bị động (4 câu). Ở phần này, năng lực nghe hiểu câu của trẻ được đánh giá thông qua bài tập nghe hiểu câu – chọn hình.

Tương tự với bài tập đánh giá năng lực nghe hiểu từ - chọn hình ở phần trước. Tương ứng với mỗi câu sẽ có 4 bức tranh, trẻ sẽ nghe người hướng dẫn đọc và lựa chọn 1 trong 4 bức tranh mà trẻ cho là đúng với nội dung được nhắc tới.

Bài trắc nghiệm kéo dài trong khoảng 5 – 8 phút, được thực hiện trên từng trẻ, tại trường trẻ đang học. Nhằm đảm bảo trẻ hiểu rõ yêu cầu của bài tập, nghiệm viên giải thích cách tiến hành trắc nghiệm qua 2 ví dụ trước khi tiến hành trắc nghiệm. Sau khi trẻ đã nắm được cách thực hiện, nghiệm viên sử dụng bộ công cụ thực hiện trắc nghiệm trên từng trẻ và ghi sự lựa chọn của trẻ vào phiếu đánh giá.

Sau khi tiến hành trắc nghiệm, nghiệm viên thu kết quả và tiến hành cho điểm, với mỗi câu mà trẻ chọn đúng tương ứng 1 điểm, mỗi câu sai hoặc những câu trẻ không biết

để chỉ hình tương ứng 0 điểm. Điểm cao nhất ở bài tập trắc nghiệm nghe hiểu câu là 24 điểm, điểm thấp nhất là 0 điểm.

Nguyên tắc đánh giá: Trẻ phải hiểu cách thực hiện bài tập trắc nghiệm. Những câu

trẻ không hiểu nên không chỉ hình thì không được điểm. Nếu trẻ không hợp tác thì dừng trắc nghiệm.

c. Trắc nghiệm nghe hiểu đoạn văn

Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu đoạn văn nhằm kiểm tra năng lực nghe hiểu đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi. Ở bài tập này, năng lực nghe hiểu đoạn văn của trẻ được đánh giá thông qua bài tập nghe hiểu đoạn văn – chỉ một hình (4 đoạn văn) và nghe hiểu đoạn văn – chỉ chuỗi hình (4 đoạn văn).

Tương tự với bài tập đánh giá năng lực nghe hiểu - chọn hình ở bài tập nghe hiểu từ và câu. Ở bài tập nghe hiểu đoạn văn – chỉ một hình, tương ứng với mỗi đoạn sẽ có 4 bức tranh, trẻ sẽ nghe người hướng dẫn đọc và lựa chọn 1 trong 4 bức tranh mà trẻ cho là đúng với nội dung được nhắc tới. Ở bài tập nghe hiểu đoạn văn – chỉ chuỗi hình, tương ứng với mỗi đoạn sẽ có 3 bức tranh (mỗi bức tranh bao gồm 3 hành động liên tiếp được xếp ngẫu nhiên), trẻ sẽ nghe người hướng dẫn đọc và lựa chọn 1 trong 3 bức tranh mà trẻ cho là đúng với nội dung được nhắc tới.

Bài trắc nghiệm kéo dài trong khoảng 5 – 8 phút, được thực hiện trên từng trẻ, tại trường trẻ đang học. Nhằm đảm bảo trẻ hiểu rõ yêu cầu của bài tập, nghiệm viên giải thích cách tiến hành trắc nghiệm qua 2 ví dụ ở mỗi bài tập trước khi tiến hành trắc nghiệm. Sau khi trẻ đã nắm được cách thực hiện, nghiệm viên sử dụng bộ công cụ thực hiện trắc nghiệm trên từng trẻ và ghi sự lựa chọn của trẻ vào phiếu đánh giá.

Sau khi tiến hành trắc nghiệm, nghiệm viên thu kết quả và tiến hành cho điểm, với mỗi câu mà trẻ chọn đúng tương ứng 1 điểm, mỗi câu sai hoặc những câu trẻ không biết để chỉ hình tương ứng 0 điểm. Điểm cao nhất ở bài tập trắc nghiệm nghe hiểu đoạn văn là 8 điểm, điểm thấp nhất là 0 điểm.

Nguyên tắc đánh giá: Trẻ phải hiểu cách thực hiện bài tập trắc nghiệm. Những câu

trẻ không hiểu nên không chỉ hình thì không được điểm. Nếu trẻ không hợp tác thì dừng trắc nghiệm.

Qua những mô tả trắc nghiệm đã được trình bày, bảng tóm tắt bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2. Bảng tóm tắt bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn STT Bài tập nghe hiểu Loại Công cụ

1 Nghe hiểu từ (104 từ) Nghe hiểu từ - chọn hình (72 từ) Danh từ (48 từ) Bộ công cụ nghe hiểu từ, phiếu ghi điểm nghe hiểu từ

48 loạt tranh Tính từ (20 từ) 20 loạt tranh Động từ (4 từ) 4 loạt tranh Nghe hiểu từ - làm theo hướng dẫn (32 từ) Động từ (18 từ)

Viết, giấy, gấu bông, hộp, mô hình đồ chơi…, phiếu ghi điểm nghe hiểu từ

Giới từ (14 từ)

2 Nghe hiểu câu (24

câu)

Câu đơn giản (4 câu)

Bộ công cụ trắc nghiệm nghe hiểu câu (24 loạt tranh), phiếu ghi

điểm nghe hiểu câu Câu định hướng (4 câu) Câu vị trí (4 câu) Câu so sánh (4 câu) Câu chủ động (4 câu) Câu bị động (4 câu) 3

Nghe hiểu đoạn văn (8 đoạn văn)

Nghe hiểu đoạn văn – chỉ một hình (4 đoạn văn)

Bộ công cụ nghe hiểu đoạn văn, phiếu ghi điểm nghe hiểu đoạn văn 4 loạt tranh - Câu chuyện “Chuyến du lịch của chú gà trống choai” Nghe hiểu đoạn văn

– chỉ chuỗi hình (4 đoạn văn)

4 loạt tranh, mỗi loạt gồm 3 chuỗi hình

2.1.3.2. Phiếu quan sát

Phiếu quan sát nhằm đo đặc tính ngữ dụng của trẻ, bao gồm những nội dung: Dạ/ thưa, tính hợp tác, chờ tới lượt, lắng nghe yêu cầu của cô, vui vẻ, đặt câu hỏi lại cho cô, sợ hãi, nhút nhát, tự tin trả lời (nói chắc chắn, dứt khoát chọn hình, nói huyên thuyên ngoài lề.

Trong suốt quá trình khảo sát năng lực nghe hiểu từ, câu và đoạn văn, nghiệm viên còn theo dõi đánh giá các đặc tính ngữ dụng của trẻ thông qua quan sát trong quá trình thực hiện trắc nghiệm, theo mức độ không có/ ít/ thường xuyên và ghi chép lại quá trình đó (nội dung phiếu quan sát ngữ dụng xem thêm phần phụ lục).

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi

Để tìm hiểu thực trạng về năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định lượng về thành tích nghe hiểu của trẻ và nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu những lỗi sai mà trẻ mắc phải khi làm bài tập nghe hiểu từ, câu và đoạn văn.

2.2.1.Đặc điểm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi

Khi tiến hành đánh giá năng lực nghe hiểu của trẻ 3 – 5 tuổi trên bài tập nghe hiểu từ (104 từ), nghe hiểu câu (24 câu) và nghe hiểu đoạn văn (8 đoạn văn), thành tích mà trẻ đạt được trình bày như trong bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3. Tỉ lệ (%) thành tích nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi

Số câu Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tỉ lệ trung bình Nghe hiểu từ 104 52 99 79,6 10,6 76,5

Nghe hiểu câu 24 5 23 13,2 4,0 55

Nghe hiểu

đoạn văn 8 0 6 2,2 2,0 27,5

Tổng 136 58 125 94,9 15,2 69,8

Bảng 2.3 cho thấy trẻ 3 – 5 tuổi có thành tích hiểu từ cao nhất, tiếp đến là thành tích nghe hiểu câu và cuối cùng là thành tích nghe hiểu đoạn văn, kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, trong khi kết quả thành tích nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi khá đồng đều trong nhóm trẻ, thì thành tích nghe hiểu câu và đoạn có sự chênh lệch đáng kể, có trẻ điểm rất cao và cũng có trẻ điểm rất thấp. Điều này cho thấy ở giai đoạn này có một số trẻ đã phát triển năng lực nghe hiểu câu và đoạn vượt bậc, một số trẻ vẫn còn hạn chế.

Trong các phần tiếp theo, thành tích nghe hiểu của trẻ đối với từng từ loại, kiểu câu và đoạn văn sẽ được phân tích cụ thể. Ngoài ra, những lỗi sai thường gặp của trẻ trong các bài tập cũng sẽ được đề cập.

2.2.1.1. Đặc điểm nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi

Ở phần này, đặc điểm nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi được tìm hiểu thông qua việc xét theo từ loại và theo chủ điểm danh từ. Bên cạnh đó, lỗi sai thường gặp ở trẻ khi thực hiện bài tập nghe hiểu từ cũng được phân tích.

a.Xét theo từ loại

Trong bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, xét theo từ loại, tỉ lệ trả lời đúng của trẻ 3 – 5 tuổi được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Tỉ lệ (%) thành tích nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo từ loại

Số câu Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Tỉ lệ trung bình Danh từ 48 30 47 41,81 3,6 87,1 Động từ 22 9 22 19,14 2,67 87 Tính từ 20 5 18 11,85 3,29 59,2 Giới từ 14 0 14 6,76 3,3 48,3 Tổng 104 52 99 79,56 10,59 76,5

Bảng 2.4 cho thấy sự không đồng đều về thành tích nghe hiểu từ loại của trẻ 3 – 5 tuổi. Kết quả cho thấy không có trẻ nào trả lời đúng tất cả 104 câu ở bài tập nghe hiểu từ. Số câu mà trẻ làm được ở bài tập này trong khoảng 52 – 99 câu. Trung bình trẻ làm được 80 câu trên tổng số 104 câu, độ lệch chuẩn là 11. Cụ thể, kết quả được thể hiện như sau:

- Về danh từ, trung bình trẻ đạt khoảng 42 câu trên tổng số 48 câu (chiếm 87,1%). - Về động từ, trung bình trẻ đạt khoảng 19 câu trên tổng số 22 câu (chiếm 87%). - Về tính từ, trung bình trẻ đạt khoảng 12 câu trên tổng số 20 câu (chiếm 59,2%).

- Về giới từ, trung bình trẻ đạt khoảng 7 câu trên tổng số 14 câu (chiếm 48,3%). Dựa vào kết quả phân tích về thành tích nghe hiểu của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo từ loại, có thể nhận xét:

- Thành tích nghe hiểu các từ loại của trẻ có sự không đồng đều.

- Trẻ 3 – 5 tuổi có thành tích nghe hiểu từ loại danh từ và động từ cao hơn thành tích nghe hiểu tính từ và giới từ.

b.Xét theo loại chủ điểm danh từ

Trong bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, xét theo 7 chủ điểm danh từ, tỉ lệ trả lời đúng của trẻ 3 – 5 tuổi được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5. Tỉ lệ (%) thành tích nghe hiểu danh từ của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo chủ điểm Số câu Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Tỉ lệ trung bình Động vật 12 6 12 10,03 1,54 83,6 Đồ vật 12 9 12 11,17 0,84 93,1 Thực vật 8 3 8 6,39 1,17 79,9 Phương tiện 4 2 4 3,78 0,48 94,5 Nghề nghiệp 4 1 4 3,25 0,75 81,3 Bộ phận cơ thể 4 2 4 3,73 0,47 93,3 Màu sắc 4 1 4 3,45 0,74 86,3 Tổng 48 30 47 41,81 3,6 87,1

Bảng 2.5 cho thấy sự không đồng đều về thành tích nghe hiểu danh từ của trẻ 3 – 5 tuổi. Kết quả cho thấy không có trẻ nào trả lời đúng tất cả 48 điểm ở bài tập nghe hiểu từ. Số điểm mà trẻ làm được ở bài tập này trong khoảng 30 – 47 điểm. Đa số trẻ làm được 42 câu trên tổng số 48 câu, độ lệch chuẩn là 4. Cụ thể, kết quả được thể hiện như sau:

- Về chủ điểm động vật, trung bình trẻ đạt được 10 câu trên tổng số 12 câu (chiếm 83,6%).

- Về chủ điểm đồ vật, trung bình trẻ đạt được 10 câu trên tổng số 12 câu (chiếm 93,1%).

- Về chủ điểm thực vật, trung bình trẻ đạt được 6 câu trên tổng số 8 câu (chiếm 79,9%).

- Về chủ điểm phương tiện giao thông và bộ phận cơ thể, trung bình trẻ đạt gần 4 câu trên tổng số 4 câu (chiếm tỉ lệ lần lượt là 94,5% và 93,3%).

- Về chủ điểm nghề nghiệp, trung bình trẻ đạt trên 3 câu trên tổng số 4 câu (chiếm 81,3%).

- Về chủ điểm màu sắc, trung bình trẻ đạt trên 3 câu trên tổng số 4 câu (chiếm 86,3%).

Từ kết quả phân tích về thành tích nghe hiểu của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo chủ điểm danh từ, có thể nhận xét:

- Thành tích nghe hiểu từ theo chủ điểm của trẻ có sự không đồng đều.

- Trẻ 3 – 5 tuổi có thành tích nghe hiểu chủ điểm phương tiện giao thông, bộ phận cơ thể và đồ vật chiếm vị trí cao nhất, tiếp đến là các chủ điểm động vật, màu sắc, nghề nghiệp và thực vật.

c. Phân tích lỗi sai ở bài tập trắc nghiệm từ:

Kết quả trung bình thành tích nghe hiểu từ của trẻ 3 – 5 tuổi được thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy, số câu trả lời đúng ở bài nghe hiểu từ của trẻ chiếm vị trí cao nhất trong ba bài tập nghe hiểu từ, câu và đoạn văn. Trung bình trẻ 3 – 5 tuổi trả lời đúng 80 từ trên tổng số 104 từ của bài tập trắc nghiệm.

Ở phần này, tác giả chỉ đề cập đến những lỗi sai cơ bản ở từ mà có trên 50% (tức 53) trẻ gặp phải khi xét theo từ loại: danh từ, động từ, tính từ và giới từ. Riêng bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 59 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)