Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 44 - 51)

Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Do đó, phát triển ngôn ngữ là mục tiêu hàng đầu bên cạnh việc phát triển thể chất, nhận thức, tình cảm… của trẻ em.

1.2.3.1. Vai trò, chức năng ngôn ngữ đối với trẻ

Halliday (trích trong Lê Văn Canh, Nguyễn Thị Ngọc, 2010) cho rằng sự phát triển ngôn ngữ chính là khả năng làm chủ chức năng ngôn ngữ. Ông nhìn nhận ngôn ngữ về mặt xã hội, xem ngôn ngữ là tài nguyên mang tính hệ thống để diễn đạt nghĩa theo hoàn cảnh giao tiếp. Đứa trẻ khi được học tiếng mẹ đẻ tức là đứa trẻ đang học cách sử dụng tiếng mẹ đẻ, học những ý nghĩa ẩn tàng được gắn với từ ngữ, chứ không hẳn học cách nắm vững các cấu trúc ngữ pháp. Trong quá trình quan sát và phân tích, theo Halliday, ngôn ngữ trẻ em có bảy chức năng cơ bản là:

- Chức năng công cụ (instrumental)

- Chức năng điều phối (regulatory)

- Chức năng giao tiếp (interactional)

- Chức năng cá nhân (personal)

- Chức năng khám phá (heuristic)

- Chức năng tưởng tượng (imaginative)

- Chức năng thông báo (informative)

Đối với trẻ em, L.X.Vygotsky từng quan niệm quan hệ của đứa trẻ ngay từ đầu đã là quan hệ xã hội. Do đó, người lớn có vai trò quan trọng và là trung gian giúp trẻ khám phá thế giới, mà ngôn ngữ chính là phương tiện giúp trẻ liên hệ với người lớn để nhận thức và khám phá thế giới xung quanh trong những năm đầu cuộc sống. Nói một cách khác, ngôn ngữ của trẻ được hình thành và và triển do sự bắt chước ngôn ngữ của người lớn và dần hoàn thiện qua quá trình hoạt động và giao tiếp. Giai đoạn tuổi mầm non là thời kỳ phát cảm ngôn ngữ với nhiều điều kiện thuận lợi cho sự lĩnh hội ngôn ngữ của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ phát triển ngôn ngữ một cách nhanh và mạnh, trẻ học về nghĩa của từ, ngữ pháp và cách sử dụng ngôn ngữ để truyền tải suy nghĩ, cảm xúc của mình, trẻ dùng ngôn ngữ để học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, trẻ có thể hiểu về thế giới bên ngoài một cách sâu rộng hơn. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ tích cực, sáng tạo hơn trong hoạt động trí tuệ và sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt, nói lên suy nghĩ nhận thức của mình. Do đó, ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển toàn diện cho trẻ cả về trí tuệ, đạo đức, giáo dục thẩm mĩ và giáo dục thể lực.

Đối với việc phát triển trí tuệ: Sự phát triển của ngôn ngữ giúp cho hoạt động trí

tuệ, các thao tác tư duy ngày càng được hoàn thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động trí tuệ và mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh. Thông qua ngôn ngữ, trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu và rộng hơn. Ngôn ngữ còn giúp trẻ tích cực, sáng tạo trong hoạt động trí tuệ và phát triển trí tuệ không thể tách rời với việc phát triển ngôn ngữ.

Đối với việc giáo dục đạo đức: Ngôn ngữ cung cấp cho trẻ những khái niệm đạo

đức và điều chỉnh những hành vi, việc làm của trẻ và hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở trẻ. Ngôn ngữ đã góp phần trang bị cho trẻ những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện cho trẻ những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà trẻ đang sống.

Đối với việc giáo dục thẩm mĩ: Ngôn ngữ góp phần phát triển ở trẻ năng lực cảm

thụ cái đẹp và hiểu đúng đắn cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội và nghệ thuật. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ nhận thức được cái đẹp ở thế giới xung quanh, qua đó bồi dưỡng cho tâm hồn, giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho trẻ. Ngoài ra, thông qua ngôn ngữ văn học nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ hiểu biết những việc nên và không nên làm, phân biệt được hành vi tốt, xấu để từ đó điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu…

Đối với việc giáo dục thể lực: Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng và là phương tiện

để giáo viên hướng dẫn trẻ thực hiện tốt những yêu cầu cần đạt trong việc giáo dục thể lực và chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nhờ vậy trẻ sẽ được phát triển thể lực tốt.

Do đó, có thể thấy rằng, ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện với trẻ em. Không có ngôn ngữ, trẻ em khó có thể nhận thức và khám phá thế giới xung quanh.

1.2.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em được các nhà tâm lý – ngôn ngữ học nhìn nhận từ những góc độ khác nhau. Nguyễn Huy Cẩn và K. Haino Dich đều cho rằng, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em được phát triển theo tiến trình từ thấp đến cao, kế thừa nguồn gốc của sự phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn trước đó. Những mốc phát triển này phù hợp với các giai đoạn nhất định của lứa tuổi. Trong khi đó, Vugotxki nhìn nhận: “Bản chất sự phát triển ngôn ngữ nhằm mục đích giao tiếp, nhận thức và tất nhiên sự phát triển ngôn ngữ của đứa trẻ không chỉ thuần tuý dựa trên sự phát triển khả năng nhận thức của

đứa trẻ”. Leonchiev cho rằng “Sự phát triển của lời nói (ngôn ngữ) của trẻ em trước hết là sự phát triển của phương thức giao tiếp” (trích trong Đinh Hồng Thái, 2015).

Ở tuổi mẫu giáo, sự phát triển về cơ thể và hệ thần kinh của trẻ diễn ra với tốc độ chậm hơn so với thời kỳ trước song có xu hướng hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Ở giai đoạn này, hoạt động chơi đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, tăng số lượng vốn từ, phát triển ngữ pháp và từ vựng giúp trẻ có thể tham gia hoạt động giao tiếp.

a. Một số phương diện phát triển ngôn ngữ ở trẻ mẫu giáo

Theo Dương Thị Diệu Hoa và cộng sự (2008): Lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ tính nhạy cảm cao đối với các hiện tượng ngôn ngữ. Đến cuổi tuổi mẫu giáo, hầu hết trẻ đều có thể sử dụng tiếng mẹ thành thạo để giao tiếp với mọi người. Điều này thể hiện qua các phương diện sau:

- Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ: Ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, nhu cầu và hoạt động giao tiếp của trẻ phát triển. Các cơ quan phát âm phát triển khá hoàn thiện giúp trẻ phát âm tương đối chuẩn tiếng mẹ đẻ. Giai đoạn này trẻ đã biết dùng và thể hiện được ngữ âm, ngữ điệu của phương ngữ.

- Phát triển ngữ pháp: Ngữ pháp của trẻ ở giai đoạn này phát triển khá nhanh, không chỉ sử dụng câu đơn trong giao tiếp, trẻ khoảng 3 tuổi đã thiết lập được câu phức biết dùng liên từ, sử dụng câu khẳng định, phủ định. Bên cạnh sự phát triển về những mặt khác, do trẻ mong muốn khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh nên giai đoạn này khả năng đặt câu hỏi phát triển.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc dấu hiệu quan trọng xác định sự phát triển bình thường ở trẻ mẫu giáo. Thông qua sự hỗ trợ từ người lớn mà trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua tương tác tay ba giữa người lớn – trẻ và đồ vật. Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ cần phải phát triển vốn từ cũng như nhận dạng và sử dụng các loại từ: danh từ, động từ, tính từ… để biểu tả tình huống và cảm xúc của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn phải nắm được cơ cấu ngữ pháp: Trẻ sử dụng vốn từ theo đúng quy tắc

ngữ pháp, cú pháp trong câu, trong đoạn lời nói khác nhau. Biết sử dụng các kiểu ngôn ngữ: Trẻ nắm được ngôn ngữ miêu tả và ngôn ngữ giải thích. Cuối cùng là ngôn ngữ mạch lạc theo trình tự để có thể trình bày cho mọi người hiểu được những điều trẻ muốn diễn đạt.

b. Cấp độ phát triển ngôn ngữ

Otto Beverly (trích trong Đinh Hồng Thái, 2015), trong cuốn sách “Phát triển ngôn ngữ trẻ thơ” đã nhìn nhận ngôn ngữ trẻ em là một sự biểu hiện tích hợp của các thành tố ngôn ngữ: ngữ âm, nghĩa của từ và cấu tạo từ, ngữ pháp, ngữ dụng. Tác giả cũng chỉ ra ba cấp độ của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ là:

- Cấp độ một: Trẻ biết nói

- Cấp độ hai: Trẻ biết nói một cách có hiểu biết

- Cấp độ ba: Trẻ biết bày tỏ bằng lời nói một cách có hiểu biết.

Ở đây, tác giả đã nhìn ngôn ngữ của trẻ ở cả hai phương diện cấu trúc và chỉnh thể. Về mặt cấu trúc, đơn vị được tạo bởi các đơn vị ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và ngữ dụng. Về mặt chỉnh thể, ngôn ngữ thể hiện trong đơn vị giao tiếp. Như vậy phát triển ngôn ngữ của trẻ là phát triển từng mặt các đơn vị ngôn ngữ nhưng lại phải đạt đến sự tích hợp các thành tố đó trong một đơn vị giao tiếp chỉnh thể là ngôn bản, lời nói mạch lạc mà nó biểu hiện ở hai dạng là đối thoại và độc thoại. Trong đó, lời nói đối thoại ở trẻ là khả năng tương tác ngôn ngữ của trẻ với những người xung quanh, còn độc thoại là khả năng kể chuyện, bày tỏ ý nghĩ và trình bày điều gì đó để người khác có thể hiểu được.

c. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo

Trong những năm gần đây, nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Kế thừa sự phát triển ở giai đoạn trước, trẻ mẫu giáo có sự phát triển ngôn ngữ vượt bậc nhờ vào tính tích cực và hoạt động hứng thú với đồ vật để mở rộng giao tiếp mà ngôn ngữ của trẻ được hình thành và phát triển mạnh.

Về từ vựng: Khi trẻ 12 tháng tuổi, bên cạnh các âm bập bẹ trẻ đã có những từ chủ

số từ bình quân của trẻ là 11 từ. Giai đoạn 21 – 24 tháng trẻ đạt khoảng 234 từ. Cuối tuổi nhà trẻ, vốn từ đạt khoảng 486 từ giúp trẻ đã có thể giao tiếp với người lớn và nghe hiểu được những lời người lớn nói. Trẻ đã có thể sử dụng ngôn ngữ để nhận thức được thế giới xung quanh và đã phần nào nắm được ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên sự phát triển ngôn ngữ của trẻ ở giai đoạn này vẫn chưa được hoàn chỉnh. Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhu cầu giao tiếp của trẻ ngày càng phát triển nhanh mạnh, vượt qua khuôn khổ gia đình mà trẻ còn giao tiếp với người khác. Do đó trẻ cần phải hoàn thiện về khả năng giao tiếp. Ở giai đoạn này, vốn từ của trẻ tăng nhanh theo thời gian, đặc biệt từ năm thứ 3, vốn từ của trẻ trên 500 từ. Trẻ 4 tuổi có thể xấp xỉ 700 từ. Từ 5 – 6 tuổi, vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1033 từ. Xét về cơ cấu từ loại, từ 3 – 4 tuổi về cơ bản trẻ đã có đủ các loại từ. Tuy nhiên số lượng danh từ và động từ cao hơn so với các loại khác: danh từ chiếm 38%, động từ chiếm 32%, còn lại là tính từ, đại từ, phó từ, tình thái từ, quan hệ từ và số từ chiếm số lượng ít. Giai đoạn 5 – 6 tuổi là giai đoạn hoàn thiện về cơ cấu từ loại, các loại từ khác bắt đầu tăng lên về mặt số lượng (Lưu Thị Lan, 1996).

Về cơ cấu từ loại, danh từ là những từ loại xuất hiện sớm nhất, sau đó là các từ loại như động từ, tính từ, đại từ, số từ, trạng từ, quan hệ từ...

- Giai đoạn 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ, trong đó tỉ lệ danh từ, động từ cao hơn nhiều so với các loại khác.

- Giai đoạn 5 - 6 tuổi, tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi nhường chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên.

Về ngữ pháp: Trẻ cuối 3 tuổi cũng đã bắt đầu biết sử dụng các loại câu ghép để diễn đạt và mô tả các sự việc hiện tượng, giải thích nguyên nhân, diễn đạt yêu cầu…Ở giai đoạn tuổi mẫu giáo, việc phát triển ngữ pháp được hoàn thiện dần theo độ tuổi, trẻ dần sử dụng câu có cấu trúc phức tạp hơn do tư duy của trẻ ngày càng phát triển. Tuy nhiên, trẻ vẫn mắc một số lỗi trong cấu trúc câu như sai trật tự từ, thiếu từ trong câu, câu mở rộng con nghèo nàn, thiếu các quan hệ từ…

Giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ biết sử dụng các cụm từ, câu đơn, câu ghép… một cách hoàn thiện hơn. Trẻ biết sử dụng liên hệ từ, câu phủ định, câu

khẳng định…Trẻ có thể diễn đạt một cách thuần thục hơn và có thể kể lại nội dung câu chuyện hoặc diễn tả sự hiểu biết, diễn tả điều mong muốn của bản thân.

d. Năng lực hiểu từ của trẻ mẫu giáo

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, trẻ không chỉ lĩnh hội vốn từ mới mà còn lĩnh hội ý nghĩa của từ. Điều này giúp trẻ có thể lĩnh hội ngôn ngữ để nhận thức thế giới xung quanh. Trong giai đoạn 3 – 5 tuổi, trẻ thường hiểu từ mang nghĩa cụ thể, biểu trưng cho sự vật, hiện tượng cụ thể. Việc lĩnh hội ý nghĩa của từ ở trẻ thường diễn ra qua quá trình quan sát trực tiếp, tranh ảnh, mô hình để hiểu nghĩa của từ. Nghĩa của từ mà trẻ lĩnh hội đều mang một ý nghĩa cụ thể, đại diện cho một sự vật, hiện tượng riêng lẻ.

Hiểu từ được xem là quá trình lĩnh hội khái niệm trong từ, Theo A.A. Liublinxkai, V.X. Mukhina: Trẻ mới sinh không hiểu và không nói được từ. Để phát âm được một từ nào đó, trẻ phải trải qua một quá trình xác lập mối quan hệ giữa một từ nào đó với một vật hoặc một hiện tượng nhất định, nó đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện (Nguyễn Thị Mai Linh, 2013).

Theo Fedorenko, ở trẻ em có năm mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ, từ hiểu nghĩa biểu danh, nghĩa biểu niệm đến hiểu khái quát tối đa. Các mức độ này có nội dung cụ thể như sau:

- Mức độ zero (mức độ không): Cuối tuổi lên 1, đầu tuổi lên 2, trẻ hiểu nghĩa biểu danh tương ứng tên gọi với một người cụ thể, một đồ vật cụ thể để chỉ một vật cụ thể, riêng biệt. Ví dụ: ba, mẹ, bàn…

- Mức độ thứ nhất: Trẻ nắm được khái quát ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, hiểu tên gọi chung của các sự vật cùng loại (đồ vật, hành động, tính chất): “Bóng” chỉ một quả bóng bất kỳ, “Búp bê” chỉ một con búp bê bất kỳ nào…

- Mức độ thứ hai: Trẻ nắm được khái quát hơn, hiểu tên gọi chung của những sự vật không cùng loại. Ví dụ: “Quả” có thể chỉ bất kỳ loại quả nào (Quả cam, đu đủ, chuối…). “Con” có thể chỉ bất kỳ loại con vật nào (Chó, mèo, gà…).

- Mức độ thứ ba: Trẻ khoảng 5 - 6 tuổi có thể nắm được mức độ cao hơn của sự khái quát. Ví dụ “đồ vật” có thể chỉ đồ chơi (búp bê, ôtô, máy bay…), đồ nấu bếp (nồi, bát, chảo…).

- Mức độ thứ tư: Là những biểu thị sự khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tượng. Ví dụ: Hành động, trạng thái, chất lượng, số lượng, quan hệ, khái niệm… Khả năng nắm được mức độ thứ tư của sự khái quát xuất hiện vào tuổi thiếu niên (trích trong Đinh Hồng Thái, 2015).

Đối với trẻ tuổi mầm non, ở tuổi nhà trẻ, trẻ có thể hiểu được nghĩa biểu danh (mức độ zero và một). Trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn có thể hiểu được mức độ hai và ba. Ngoài ra với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cũng có thể hiểu được một số khái niệm mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)