Đặc điểm ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ –5 tuổi xét ở mặt ngữ dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 94)

Trong suốt quá trình đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi thông qua ba bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn văn, tác giả quan sát đánh giá các đặc tính ngữ dụng của trẻ, điều này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.24. Đặc điểm ngữ dụng của trẻ 3 – 5 tuổi

Ngữ dụng Mức độ

Không có Ít Thường xuyên

Dạ/ thưa 76 (73,1%) 14 (13,5%) 14 (13,5%)

Hợp tác - 8 (7,7%) 96 (92,3%)

Chờ tới lượt - 24 (23,1%) 80 (76,9%)

Lắng nghe yêu cầu của cô - 13 (12,5%) 91 (87,5%)

Vui vẻ 43 (41,3%) 32 (30,8%) 29 (27,9%)

Đặt câu hỏi lại cho cô 62 (59,6%) 23 (22,1%) 19 (18,3%)

Sợ hãi 100 (96,2%) 4 (3,8%) -

Nhút nhát 53 (51%) 34 (32,7%) 17 (16,3%)

Tự tin trả lời (nói chắc chắn,

dứt khoát chọn hình) 2 (1,9%) 67 (64,4%) 35 (33,7%)

Nói huyên thuyên ngoài lề 75 (72,1%) 20 (19,2%) 9 (8,7%)

Bảng 2.24 cho thấy một bức tranh tổng thể về hành vi ngữ dụng của trẻ 3 – 5 tuổi thể hiện đặc điểm ngôn ngữ tiếp nhận như sau:

Các hành vi ngữ dụng liên quan đến chuẩn mực giao tiếp (dạ thưa, hợp tác): Dạ thưa: đây là một hành vi ngữ dụng phụ thuộc nhiều vào giáo dục gia đình, và có thể một số gia đình hiện nay không coi việc dạy trẻ dạ thưa là việc cần thiết do đó mà hành vi ngữ dụng này của trẻ diễn ra không thường xuyên. Có thể thấy một tỉ lệ cao các trẻ hoàn toàn không thể hiện đặc điểm ngữ dụng này. Tuy nhiên, cần có thêm những nghiên cứu và quan sát trong các bối cảnh ngoài lớp học / trường mẫu giáo để có thể xác thực suy

luận này. Hợp tác: do (1) trẻ tự nguyện tham gia nghiên cứu và (2) việc thực hiện trắc nghiệm được thực hiện tại trường nên trẻ có xu hướng coi đây là một nhiệm vụ lớp học, vì vậy mà biểu hiện hợp tác của trẻ ở mức cao. Tất cả các trẻ đều ít nhiều có hành vi ngữ dụng này, trong đó có tới 92.3% trẻ thường xuyên thể hiện sự hợp tác trong quá trình làm trắc nghiệm.

Các hành vi ngữ dụng liên quan đến việc đảm bảo hiệu quả giao tiếp (chờ tới lượt, lắng nghe yêu cầu của cô, nói huyên thuyên ngoài lề): Như đã đề cập phía trên, việc tham gia nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào sự tự nguyện của trẻ, và trẻ có xu hướng xem đây là một nhiệm vụ lớp học, do đó mà các hành vi ngữ dụng có liên quan đến việc đảm bảo hiệu quả giao tiếp và hoạt động (ví dụ chờ tới lượt, lắng nghe yêu cầu của cô) diễn ra rất thường xuyên. Ngược lại, hành vi nói huyên thuyên ngoài lề xuất hiện ít, trong đó có đến hơn 70% trẻ hoàn toàn không thực hiện hành vi này.

Các hành vi ngữ dụng liên quan đến tính chủ động giao tiếp (đặt câu hỏi lại cho cô, tự tin trả lời): Hai hành vi ngữ dụng này xuất hiện ở khá đông các trẻ tham gia nghiên cứu (40,4% trẻ có đặt câu hỏi và 98,1% trẻ thể hiện thái độ tự tin khi trả lời), tuy nhiên tần suất diễn ra không quá thường xuyên (chỉ 18,3% trẻ thường xuyên đặt câu hỏi và 33,7% trẻ thường xuyên trả lời một cách tự tin). Lý do cho việc không thường xuyên đặt câu hỏi có thể là do nhà nghiên cứu đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn rõ ràng, chi tiết nên trẻ không thường xuyên có thắc mắc. Về việc tự tin trả lời, do đây là một bài trắc nghiệm với hình thức lạ với trẻ, có độ khó nhất định, nên việc trẻ đắn đo khi đưa ra các câu trả lời là điều hợp lý.

Các hành vi ngữ dụng liên quan đến biểu cảm và thái độ (vui vẻ, sợ hãi, nhút nhát): Các hành vi ngữ dụng vui vẻ và nhút nhát thường liên quan tới tính cách của trẻ và phản ứng của trẻ với tình huống cụ thể, nên tần suất của chúng có thể mang tính ngẫu nhiên. Tuy nhiên có thể thấy là rất ít trẻ có biểu hiện sợ hãi và không có trẻ nào thường xuyên có biểu hiện này. Nguyên nhân là do việc đo năng lực nghe hiểu diễn ra ở môi trường quen thuộc của trẻ, khiến trẻ có cảm giác yên tâm. Các bài tập cùng lời hướng dẫn được

tiến hành theo các bước được quy chuẩn hóa, được truyền đạt bởi nhà nghiên cứu với phong cách giao tiếp chừng mực, không gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ.

Qua việc phân tích ngữ dụng, có thể thấy rằng trẻ 3 – 5 tuổi đã bắt đầu hiểu biết và thực hành tốt một số khía cạnh xã hội của ngôn ngữ nói. Các hành vi ngữ dụng liên quan đến năng lực nghe hiểu được thể hiện khá tích cực, góp phần đảm bảo sự thành công của hoạt động giao tiếp và các nhiệm vụ liên quan trong một một tình huống cụ thể.

Tiểu kết Chương 2

Qua khảo sát thực trạng năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi thông qua ba bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ, câu và đoạn và quá trình quan sát ngữ dụng có thể rút ra một vài kết luận sau:

Xét theo nội dung bài tập nghe hiểu từ, câu và đoạn văn: năng lực nghe hiểu từ tốt nhất, tiếp đến nghe hiểu câu và cuối cùng là nghe hiểu đoạn văn (kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê). Trong đó,

- Bài tập nghe hiểu từ cho thấy:

Xét về từ loại, thành tích nghe hiểu của trẻ có sự không đồng đều. Thành tích nghe hiểu danh từ và động từ của trẻ cao hơn thành tích nghe hiểu tính từ và giới từ.

Xét về chủ điểm danh từ, thành tích nghe hiểu của trẻ có sự không đồng đều. Trong đó thành tích nghe hiểu chủ điểm phương tiện giao thông, bộ phận cơ thể và đồ vật chiếm vị trí cao nhất, tiếp đến là các chủ điểm động vật, màu sắc, nghề nghiệm và thực vật.

Xét về những lỗi sai thường gặp ở trẻ khi thực hiện bài tập nghe hiểu từ, có thể thấy các vấn đề đặc điểm tâm lý, văn hoá xã hội, giáo dục từ phía nhà trường và gia đình, tần suất trẻ nghe và sử dụng từ ảnh hưởng đến năng lực nghe hiểu của trẻ.

- Bài tập nghe hiểu câu cho thấy:

Thành tích nghe hiểu các loại câu của trẻ có sự phát triển không đồng đều. Trẻ nghe hiểu câu đơn giản và câu định hướng và câu chủ động tốt nhất, tiếp đến nghe hiểu câu bị động, câu vị trí và câu so sánh (chưa chiếm tới 50%).

Lỗi sai ở các bài tập trắc nghiệm câu thông thường do đặc điểm tâm lý của trẻ (tư duy của trẻ chỉ mới ở giai đoạn tiền thao tác) nên còn hạn chế trong việc nghe hiểu câu của trẻ. Ở giai đoạn này, nhận thức của trẻ còn ở mức độ trực quan nên thường chỉ chú tâm vào những từ nào có liên hệ với hình ảnh mà trẻ đang trực tiếp nhìn thấy. Bên cạnh đó, việc trẻ không nắm bắt hết các yếu tố trong câu, chỉ chú ý đến từ chính

mà bỏ qua từ phụ, chưa nắm rõ khái niệm từ chỉ vị trí, từ mang nghĩa phủ định, nghĩa bị động, nghĩa so sánh hơn và so sánh nhất cũng gây ảnh hưởng đến thành tích nghe hiểu câu của trẻ.

- Bài tập nghe hiểu đoạn cho thấy:

Nhìn chung, thành tích nghe hiểu đoạn văn của trẻ không cao và có sự không đồng đều ở thành tích nghe hiểu đoạn văn chỉ một hình và nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình. Trong đó, thành tích nghe hiểu đoạn văn chỉ một hình cao hơn thành tích nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình. Nguyên nhân qua việc phân tích lỗi sai có thể thấy do trí nhớ ngắn hạn ở trẻ còn hạn chế, trẻ không thể nhớ hết các chi tiết có trong đoạn văn. Ở bài tập nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình, bên cạnh việc nghe hiểu, trẻ cần phải có sự suy luận để chỉ chuỗi hình phù hợp, điều này khá khó khăn với trẻ do trẻ chỉ mới ở giai đoạn tiền thao tác nên việc suy luận logic của hạn chế.

Xét theo giới tính, năng lực nghe hiểu của trẻ không có sự khác biệt giữa trẻ nam và trẻ nữ. Mặc dù vậy, nhìn chung năng lực nghe hiểu của trẻ nữ có xu hướng cao hơn trẻ nam, tuy nhiên chỉ có năng lực nghe hiểu câu của trẻ nữ cao hơn so với trẻ nam là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Xét theo nhóm tuổi, năng lực nghe hiểu từ, câu và đoạn của trẻ 4 – 5 tuổi đều cao hơn trẻ 3 – 4 tuổi (kết quả này có ý nghĩa về mặt thống kê).

Xét theo đặc điểm ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi thông qua quan sát ngữ dụng có thể thấy rằng, nhìn chung trẻ 3 – 5 tuổi đã bắt đầu hiểu biết các khía cạnh xã hội của ngôn ngữ nói thể hiện qua quá trình thực hiện trắc nghiệm. Mức độ nghe hiểu và hiểu biết các khía cạnh xã hội được trẻ thể hiện khá tích cực, trẻ hiểu được lời hướng dẫn và thực hiện yêu cầu khá tốt.

Trong quá trình khảo sát và đánh giá kết quả bài tập nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ, việc phân tích lỗi sai ở trẻ mới chỉ dừng lại ở việc phân tích dựa trên số lượng trẻ chọn các đáp án sai trong từng câu. Vì vậy, kết quả phân tích định tính này cần được làm rõ hơn trong những công trình nghiên cứu khác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Ngôn ngữ giúp trẻ em giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm và nhận thức thế giới xung quanh qua sự hướng dẫn của người lớn. Nhưng để trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ, trước hết trẻ phải nắm được ý nghĩa của âm thanh lời nói. Do đó việc nghe hiểu là điều kiện quan trọng giúp trẻ chủ động trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi), trong phạm vi của đề tài, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Năng lực nghe hiểu của trẻ 3 – 5 tuổi xét theo giới tính không có sự khác biệt. Mặc dù vậy, xét theo từng bài tập nghe hiểu từ, câu và đoạn văn cho thấy năng lực nghe hiểu câu của trẻ nữ cao hơn trẻ nam.

Năng lực nghe hiểu của trẻ 3 – 4 tuổi thấp hơn năng lực nghe hiểu của trẻ 4 – 5 tuổi trên cả ba bài tập nghe hiểu từ, câu và đoạn văn.

Năng lực nghe hiểu từ, câu và đoạn văn của trẻ 3 – 5 tuổi có sự phát triển không đồng đều, năng lực nghe hiểu từ của trẻ cao nhất, tiếp đến năng lực nghe hiểu câu và cuối cùng là năng lực nghe hiểu đoạn văn. Trong đó,

Trong năng lực nghe hiểu từ, trẻ 3 – 5 tuổi nghe hiểu các loại từ có sự phát triển không đồng đều, trẻ nghe hiểu danh từ và động từ cao nhất, tiếp đến là nghe hiểu tính từ và giới từ. Bên cạnh đó, năng lực nghe hiểu các chủ điểm danh từ của trẻ cũng có sự phát triển không đồng đều, trẻ nghe hiểu chủ điểm phương tiện giao thông, bộ phận cơ thể và đồ vật chiếm vị trí cao nhất, tiếp đến là các chủ điểm động vật, màu sắc, nghề nghiệm và thực vật.

Trong năng lực nghe hiểu câu, trẻ 3 – 5 tuổi nghe hiểu các loại câu có sự phát triển không đồng đều, trẻ nghe hiểu câu đơn giản, câu định hướng và câu chủ động tốt nhất, tiếp đến nghe hiểu câu bị động, câu vị trí và câu so sánh.

Trong năng lực nghe hiểu đoạn văn, trẻ 3 – 5 tuổi nghe hiểu đoạn văn qua hai bài tập nghe hiểu đoạn văn chỉ một hình và nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình có sự khác biệt. Trong đó, thành tích nghe hiểu đoạn văn chỉ một hình cao hơn thành tích nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình.

Đặc điểm ngữ dụng của trẻ có ảnh hưởng đến kết quả nghe hiểu của trẻ. Việc trẻ hợp tác và thoải mái trong quá trình làm trắc nghiệm giúp trẻ dễ dàng thực hiện trắc nghiệm để có thành tích tốt nhất.

2.Kiến nghị

2.1.Kiến nghị đối với các bên có liên quan

Qua tìm hiểu và đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cho rằng cần có sự phối hợp giữa nhà trường – thầy cô và gia đình đối với việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trong phạm vi đề tài này, tác giả xin được đề xuất một số ý kiến sau:

Đối với nhà trường: nhà trường cần có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng trong

việc giảng dạy ngôn ngữ cho trẻ, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên có năng lực và chuyên môn, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị học tập cho trẻ. Bên cạnh đó việc tổ chức các hoạt động vui chơi qua các buổi hoạt động dã ngoại, sinh hoạt và nâng cao cơ sở vật chất trang thiết bị giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Đối với giáo viên: giáo viên cần nâng cao và trao dồi năng lực chuyên môn và

nghiệp vụ sư phạm, quan tâm đến mặt bằng chung của trẻ để từ có có những tác động sư phạm hợp lý, hỗ trợ kịp thời cho trẻ, sáng tạo những hoạt động mới trong giảng dạy. Giáo viên đóng vai trò là trung gian giữa nhà trường và gia đình do đó cần thường xuyên báo cáo với nhà trường và gia đình để xây dựng chương trình giáo dục phù hợp cho trẻ, liên lạc thường xuyên với gia đình để hỗ trợ và củng cố năng lực nghe hiểu của trẻ.

Đối với gia đình: gia đình có nhiệm vụ củng cố năng lực nghe hiểu từ của trẻ. Trong

sinh hoạt, gia đình cần dành thời gian và hướng dẫn trẻ cách gọi tên sự vật hiện tượng, khuyến khích trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh qua việc trò chuyện và giải thích thắc mắc của trẻ.

2.2.Kiến nghị đối với bộ công cụ

Sau khi điều chỉnh một số lỗi về hình ảnh đã được đề cập trong chương 2, bộ công cụ dùng trong nghiên cứu này này có thể được sử dụng để đánh giá ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo (3 – 5 tuổi), qua đó hỗ trợ hoạt động giảng dạy của giáo viên mầm non cũng như hoạt động đánh giá và can thiệp của tâm lý gia hay chuyên viên giáo dục đặc biệt.

Khi sử dụng bộ công cụ này cho việc đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo ở các địa phương, các nhà nghiên cứu hoặc giáo viên cũng cần lưu ý về bối cảnh ngôn ngữ và các đặc điểm văn hoá – xã hội nơi trẻ sinh sống. Trong trường hợp trẻ chưa được làm quen nhiều với các từ ngữ toàn dân, các nghiệm viên có thể đưa vào lời hướng dẫn một số từ ngữ địa phương để đảm bảo trẻ hiểu được yêu cầu của các bài tập. Tuy vậy, nội dung và hình thức của các bài tập cũng như toàn bộ công cụ cần được tôn trọng, trừ phi chúng được điều chỉnh nhằm mục đích tiến hành một nghiên cứu khác.

2.3.Kiến nghị cho hướng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về mặt thời gian, nghiên cứu này chỉ khảo sát năng lực ngôn ngữ tiếp nhận, mà cụ thể là năng lực nghe hiểu của trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Những nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng thêm phạm vi của mình cả về đối tượng và khách thể nghiên cứu, qua đó đánh giá toàn diện được về năng lực ngôn ngữ của trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, tức từ 3 đến 6 tuổi.

Đối với những lỗi sai thường gặp của trẻ khi thực hiện các bài tập trong bộ công cụ đánh giá, cần có thêm nhiều công trình tương tự để khẳng định những phân tích và kết luận trong nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Aitchison, J. (2011). The articulate mammal: An introduction to psycholinguistics.

Routledge.

American Speech-Language-Hearing Association. (n.d.). Language in Brief. Retrieved August 1 2018 from https://www.asha.org/Practice-Portal/ClinicalTopics/ Spoken -Language-Disorders/Language-In--Brief/

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2012). Dự án Tăng cường Khả năng Sẵn sàng Đi học cho Trẻ

mầm non, Mô đun MN1 – A. Nhận từ

http://mamnon.moet.edu.vn/data/124440980963639409/thu_vien_sach/1.pdf Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình Giáo dục Mầm non. Hà Nội: Nxb Giáo

dục Việt Nam.

Bùi Thị Thanh. (2005), Nghiên cứu vốn ngôn ngữ cơ bản của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học. Chuyên ngành Tâm lý học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Hà Nội.

Bùi Thu Giang. (2006). Sử dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển kỹ năng nghe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)