Định hướng nghiên cứu năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ –5 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 51 - 58)

Theo Phát triển ngôn ngữ trong Chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục đào tạo được thể hiện như sau:

Nghe:

- Nghe các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và các từ biểu cảm, từ khái quát.

- Nghe lời nói trong giao tiếp hằng ngày.

- Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.

Nói:

- Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.

- Sử dụng đúng từ ngữ và câu trong giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi. - Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.

- Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.

Làm quen với việc đọc, viết:

- Làm quen với cách sử dụng sách, bút.

- Làm quen với một số kí hiệu thông thường trong cuộc sống. - Làm quen với chữ viết, với việc đọc sách.

Bảng 1.3. Nội dung nghe hiểu trong lĩnh vực Phát triển Ngôn ngữ theo Chương trình Giáo dục Mầm non (2009)

Nội dung 3 - 4 tuổi 4 - 5 tuổi 5 - 6 tuổi

Nghe

Hiểu các từ chỉ người, tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng gần gũi, quen thuộc.

Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm

Hiểu các từ khái quát và từ trái nghĩa

Hiểu và làm theo yêu cầu đơn giản.

Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.

Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu liên tiếp Nghe hiểu nội dung các

câu đơn, câu mở rộng.

Nghe hiểu nội dung các câu đơn, câu mở rộng, câu phức.

Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi.

Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.

Trên cơ sở nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các lý luận đã được phân tích phía trên. Người nghiên cứu xây dựng đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi thông qua ba bài tập nghe hiểu từ, nghe hiểu câu và nghe hiểu đoạn văn.

Các bài tập trong bộ công cụ được mô tả như sau:

Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu từ được tham khảo từ cách xây dựng tìm hiểu vốn

từ của trẻ thông qua điều tra vốn từ qua các chủ đề của tác giả Trịnh Thị Kim Ngọc. Ở dạng bài tập này, tác giả sử dụng hai bài đánh giá là đánh giá khả năng nghe hiểu từ và chọn hình và nghe hiểu từ và làm theo hướng dẫn. Hình thức trắc nghiệm dựa theo Trắc nghiệm nghe hiểu câu và chọn hình, thuộc Bộ phận đào tạo, nghiên cứu và tư vấn chuyên về khó khăn trong học tập, trong khuôn khổ của dự án Việt – Bỉ.  Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu câu được trích từ Trắc nghiệm nghe hiểu câu và

chọn hình, thuộc Bộ phận đào tạo, nghiên cứu và tư vấn chuyên về khó khăn trong học tập, trong khuôn khổ của dự án Việt – Bỉ. Nội dung đánh giá khả năng nghe

hiểu các loại câu: câu đơn giản, câu khẳng định, câu định hướng, câu vị trí, câu so sánh, câu chủ động và câu bị động.

Bài tập trắc nghiệm nghe hiểu đoạn văn được tham khảo từ trắc nghiệm đánh giá

nghe hiểu đoạn văn của tác giả Đặng Thị Thuỳ Linh (2015). Nội dung đánh giá nghe hiểu đoạn văn dựa trên hai dạng bài tập là nghe hiểu đoạn văn chỉ một hình và nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình.

Quá trình đánh giá thể hiện qua việc hoàn thành một loạt các bài tập đánh giá ngôn ngữ tiếp nhận theo mức độ tăng dần. Cụ thể,

Trong bài tập về từ, tác giả khảo sát trên 4 loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ và giới từ. Trong đó, bài tập danh từ bao gồm các chủ đề mà trẻ đã được học ở trường học. Hai bài tập được sử dụng là nghe hiểu từ và chọn hình, nghe hiểu từ và làm theo hướng dẫn. Bài tập nghe hiểu từ giúp tác giả mô tả được năng lực nghe hiểu từ vựng – ngữ nghĩa ở trẻ.

Trong bài tập nghe hiểu câu, tác giả sử dụng bộ công cụ “Trắc nghiệm đánh giá nghe hiểu câu” nằm trong dự án Việt – Bỉ để đo khả năng hiểu các loại câu như câu khẳng định/ phủ định, câu so sánh, câu chỉ vị trí, câu định hướng, câu chủ động, câu bị động thông qua bài tập nghe hiểu – chọn hình. Bài tập nghe hiểu câu giúp tác giả mô tả năng lực nghe hiểu ngữ pháp ở trẻ.

Trong bài tập nghe hiểu đoạn văn, tác giả sử dụng hai bài tập là nghe hiểu đoạn văn chỉ một hình và nghe hiểu đoạn văn chỉ chuỗi hình để tiến hành đánh giá khả năng hiểu đoạn văn ở trẻ 3 – 5 tuổi. Bài tập nghe hiểu đoạn văn giúp tác giả mô tả năng lực nghe hiểu ngữ pháp ở trẻ.

Ngoài những công cụ nêu trên, người nghiên cứu còn sử dụng phiếu quan sát ngữ dụng để mô tả và đánh giá lĩnh vực ngữ dụng của trẻ. Lĩnh vực này được đánh giá dựa trên ba mức độ, bao gồm “thường xuyên”, “ít” và “không có”.

Một số định hướng này chúng tôi cũng tìm thấy trong nghiên cứu gần đây nhất của các tác giả Kamila Polišenská, Svetlana Kapalková, and Monika Novotková (2018)

với nghiên cứu “Kỹ năng ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ em nói tiếng Slovak có khuyết tật trí tuệ: Hiểu từ ngữ, câu và câu chuyện”.

Tiểu kết Chương 1

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của con người. Sự ra đời của Tâm lý Ngôn ngữ như một ngành khoa học đóng vai trò quan trọng. Trên thế giới, Tâm lý ngôn ngữ với một số cách tiếp cận tiêu biểu như: tiếp cận theo hướng hành vi với đại biểu là Skinner; tiếp cận theo hướng nhận thức với đại biểu là Piaget; tiếp cận theo hướng cấu trúc ngôn ngữ với đại biểu là Chomsky; tương tác xã hội là cách tiến cận theo hướng nghiên cứu của Vygotsky. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về Tâm lý Ngôn ngữ thường tập trung vào phát triển ngôn ngữ ở các giai đoạn lứa tuổi; sự phát triển các thành phần ngôn ngữ như phát triển vốn từ, ngữ pháp; các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em… mà chưa có nhiều nghiên cứu về năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ em.

Ngôn ngữ gồm tập hợp các hệ thống cấu trúc. Theo các nhà khoa học phương Tây và các nhà khoa học Việt Nam, tuỳ theo quan điểm và cách tiếp cận mà cấu trúc ngôn ngữ có sự khác biệt. Tuy nhiên nổi bật nhất là cách phân chia cấu trúc gồm: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng.

Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt, tương ứng với năm lĩnh vực cấu trúc ngôn ngữ là một quá trình phát triển đi theo cấp độ từ thấp đến cao. Trong đó ngôn ngữ tiếp nhận gồm nghe hiểu và đọc hiểu, là một quá trình phức tạp giúp người nghe và người đọc tiếp nhận và diễn giải thông điệp để thực hiện giao tiếp. Năng lực ngôn ngữ tiếp nhận ở giai đoạn trẻ mẫu giáo chính là năng lực nghe hiểu của trẻ. Nghe hiểu là một hoạt động tích cực của cá nhân thông qua hoạt động của bộ máy thính giác, quá trình này người nghe phân tích và xử lý thông tin theo các chiều kích để ghi nhận và hiểu thông tin đã thu thập.

Ngôn ngữ tiếp nhận có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của trẻ em. Việc tiếp nhận và xử lý âm thanh thông điệp với sự hỗ trợ của người lớn giúp trẻ nhận thức được thế giới xung quanh. Theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, việc

phát triển nghe hiểu từ, câu và câu chuyện của trẻ là mục tiêu quan trọng trong giáo dục. Đây là cơ sở giúp người nghiên cứu định hướng xây dựng bài tập đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ 3 – 5 tuổi. Thông qua ba bài tập chính là nghe hiểu từ, nghe hiểu câu và nghe hiểu đoạn văn.

Chương 2. KHẢO SÁT NĂNG LỰC NGÔN NGỮ TIẾP NHẬN CỦA TRẺ MẪU GIÁO (3 – 5 TUỔI) TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực ngôn ngữ tiếp nhận của trẻ mẫu giáo từ 3 5 tuổi (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)