Kỹ năng quản lýcảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở trong giao tiếp với cha mẹ (Trang 49 - 51)

mẹ

Có rất nhiều yếu tố tâm lý tham gia vào quá trình triển khai kỹ năng quản lý cảm xúc của cá nhân. Tuy nhiên, nếu phân tích khái niệm quản lý cảm xúc có thể xác định được các thành phần tâm lý cốt lõi của kỹ năng quản lý cảm xúc như sau:

a. Kỹ năng nhận biết cảm xúc

Nhận biết cảm xúc là khả năng phát hiện được những cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói, cử chỉ, điệu bộ và các dấu hiệu khác trên cơ thể (đổ mồ hôi, run tay chân). Nhận biết cảm xúc này có thể thông qua các con đường như: các tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ, hành vi, nét mặt,… và vô số những tín hiệu khác từ cơ thể. Điều quan trọng trong nhận biết cảm xúc là phải nhận ra được sự khác biệt giữa những biểu lộ cảm xúc có thật và biểu lộ cảm xúc một cách miễn cưỡng giả tạo. Nhận biết cảm xúc là thành phần cơ bản của kỹ năng quản lý cảm xúc bởi lẽ không gọi được tên các cảm xúc, không nhận biết đúng bản chất của nó thì sẽ không phân biệt được một cách chính xác một cảm xúc này với một cảm xúc khác. Do đó, những kỹ năng khác nếu có được cũng không đem lại lợi ích gì. Chẳng hạn làm sao bạn có thể điều khiển, kiểm soát được những cảm xúc của mình nếu bạn không biết mình phải điều khiển hay kiểm soát cái gì. Cảm xúc là một loại thông điệp phản ánh thái độ, tình cảm, suy nghĩ, trạng thái sinh lý và tâm lý của mình và của người khác cho chính bản thân và đối tượng giao tiếp biết được. Điều này cho phép chúng ta biết được những nhu cầu, nguyện vọng… đã được thỏa mãn hay chưa. Người có khả năng nhận biết cảm xúc có thể đọc các cảm xúc của mình và của người khác một cách rõ ràng, chính xác cũng như thể hiện, biểu lộ những cảm xúc một cách hợp lý về mặt xã hội.

b.Kỹ năng hiểu cảm xúc

Năng lực hiểu cảm xúc thể hiện ở chỗ hiểu được những loại cảm xúc nào là tương tự, là đối nghịch hay sự pha trộn giữa các loại cảm xúc. Hiểu biết cảm cảm xúc liên quan đến khả năng thấu hiểu và làm rõ nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đang hiện hữu của bản thân hay của người khác. Hiểu biết cảm xúc thể hiện ở chỗ cá nhân hiểu xúc cảm, tình cảm của bản thân, nhưng nhấn mạnh ở việc cá nhân hiểu biết xúc cảm và tình cảm của người khác, để tâm và lắng nghe những mối quan tâm, cảm xúc của họ, hiểu được nhu cầu, mong muốn được phát triển của người khác và nâng đỡ các khả năng phát triển đó. Vì thế, để có thể cảm nhận, thấu cảm, đồng cảm với những cảm xúc của người khác, trước hết cá nhân cần có khả năng tự nhận thức, “đọc” được cảm xúc và phân biệt được các dấu hiệu bản chất của cảm xúc bản thân

và người khác. Người khác hiếm khi nói ra trực tiếp những gì diễn ra trong bản thân mà thường ẩn chứa, che giấu trong điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ, cử động toàn thân,… mà chúng ta cần phải khám phá ra được. Hiểu được cảm xúc còn đòi hỏi cá nhân phải gạt sang một bên những cảm xúc riêng của bản thân để có thể tiếp nhận và phân biệt một cách rõ ràng những tín hiệu cảm xúc của người khác để đưa ra những hành vi, ứng xử và quyết định khôn khéo, thông minh.

c. Kỹ năng điều khiển cảm xúc

Kỹ năng điều khiển cảm xúc là cơ sở để cá nhân triển khai các kỹ năng điều khiển cảm xúc của mình nhằm mang lại hiệu quả hành động. Điều khiển cảm xúc bản thân biểu hiện trước hết ở kỹ năng duy trì cảm xúc ở mức “cân bằng” tránh sự thái quá trong việc thúc đẩy hành động, khi có những kích thích từ bên trong hoặc bên ngoài. Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc là người luôn giữ được bình tĩnh trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử, trước những kích thích có thể gây ra những cảm xúc với cường độ cao và không bị những cảm xúc đó làm biến dạng. Người có kỹ năng điều khiển cảm xúc đồng thời là người biết “bộc lộ cảm xúc” và biết “che dấu cảm xúc thực” của mình trước người khác bằng các điệu bộ, cử chỉ, cơ thể và ngôn ngữ, trong những trường hợp cần thiết, để mang lại hiệu quả hành động hay hiệu quả ứng xử. Để điều khiển được cảm xúc bản thân, cá nhân một mặt, phải nhận dạng được các loại cảm xúc nền tảng, sự tác động của chúng đối với nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử của mình, mặt khác phải có kỹ năng điều khiển được cảm xúc thực khi xuất hiện, đồng thời phải biết sử dụng các phương tiện biểu cảm để bộc lộ hoặc che dấu cảm xúc đó trong tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở trong giao tiếp với cha mẹ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)