Thực hành quản lýcảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở trong giao tiếp với cha mẹ (Trang 91 - 113)

 Mục đích

- Kiểm soát các cảm xúc tiêu cực đang diễn ra.

- Biết cách giải tỏa cảm xúc phù hợp với từng hoàn cảnh. - Xây dựng một thói quen tốt và cảm xúc cân bằng.

 Cách tiến hành

Khi xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, học sinh cần:

- Tập sử dụng một khoảng thời gian “chờ” trước khi đưa ra phản ứng. - Viết nhật ký.

- Nói chuyện với bạn bè, thầy/cô, cha/mẹ hay người thân trong gia đình. - Chuyển sang một hoạt động thay thế khác hoặc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.

- Không phản ứng vội khi có cảm xúc tiêu cực. - Nhận định lại tình hình.

- Thay đổi trọng tâm chú ý.

- Thể hiện cơn nóng giận thích hợp. - Hít thở sâu.

- Xuống giọng khi nói.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lýcảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ được đánh giá qua 3 kỹ năng thành phần: kỹ nhận biết cảm xúc, kỹ năng hiểu cảm xúc và kỹ năng điều khiển cảm xúc. Trong đó:

 Kỹ năng nhận biết cảm xúc là tốt hơn cả, với đánh giá qua nhận thức đạt ở mức trung bình và đánh giá qua bài tập tình huống đạt mức cao.

 Kỹ năng hiểu cảm xúc của học sinh đạt mức trung bình ở cả nhận thức và tình huống.

 Kỹ năng điều khiển cảm xúc của học sinh THCS đạt mức trung bình và có giá trị trung bình thấp hơn hai kỹ năng còn lại.

- So sánh bằng kiểm định T-test cho thấy không có sự khác biệt nhiều về kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS nói chung và các kỹ năng thành phần nói riêng theo giới. Tuy nhiên, khi kiểm định Anova cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS nói chung và các kỹ năng thành phần nói riêng theo khối lớp.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ. Trong đó, yếu tố chủ quan như:khí chất, sự thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi và hoạt động cá nhân,… ảnh hưởng rõ nét hơn yếu tố chủ quan như: giáo dục gia đình, nhóm bạn và từ phương tiện truyền thông.

- Các lĩnh vực mà học sinh THCS khó kiểm soát được cảm xúc của mình nhiều nhất trong giao tiếp với cha mẹ là sở thích, thói quen cá nhân, sử dụng các thiết bị công nghệ và các vấn đề liên quan đến bạn cùng giới.

Học sinh THCS có nhu cầu cao trong việc rèn luyện nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bằng cách học kỹ năng sống và rèn luyện thông qua các tình huống, bài học từ thực tế.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trên, có thể rút ra kết luận sau đây: 1.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân vào việc nhận diện, thể hiện và điều chỉnh những rung động của cá nhân khi có kích thích tác động nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động của mình.

1.2. Đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS qua ba kỹ năng thành phần là: nhận biết cảm xúc, cảm xúc và điều khiển cảm xúc. Các kỹ năng thành phần được đánh giá qua 2 tiêu chí: đánh giá nhận thức và đánh giá tình huống theo ba mức độ: cao, trung bình, thấp. Sự hình thành và phát triển của kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS chịu sự chi phối của yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.

1.3. Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS được xem xét theo các kỹ năng thành phần, trong đó: kỹ năng nhận biết cảm xúc tốt nhất, tiếp đó là hiểu cảm xúc và điều khiển cảm xúc đều ở mức trung bình.

1.4. Mức độ của các kỹ năng nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc và điều khiển cảm xúc có sự khác biệt ý nghĩa. Trong đó: đánh giá qua tình huống cao hơn đánh giá qua nhận thức.

1.5. So sánh kỹ năng quản lý cảm xúc qua một số phương diện cho thấy: điểm trung bình các kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc khác nhau không nhiều theo giới. Tuy nhiên, điểm trung bình các kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc có sự khác biệt rõ rệt theo lớp.

1.6. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc ở học sinh THCS. Trong đó, các yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn các yếu tố khách quan. Trong các yếu tố từ bản thân thì yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất là: (1) khí chất; (2) sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì. Trong các yếu tố khách quan bên ngoài thì yếu tố ảnh hưởng nhất là: (1) Giáo dục gia đình; (2) Ảnh hưởng từ nhóm bạn.

1.7. Học sinh THCS có nhu cầu mong muốn được rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc thông qua các hoạt động kỹ năng sống ở trường và các bài

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có thể khẳng định kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận văn và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với học sinh

- Rèn luyện kỹ năng QLCX theo các biện pháp hình thành KNQLCX: quan sát, đọc và gọi tên được các loại cảm xúc trong nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và hành vi của người khác.

- Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu cảm xúc của họ.

- Tập kiềm chế cảm xúc của bản thân trong những tình huống giao tiếp khác nhau khi giao tiếp với cha mẹ.

- Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa giúp giải tỏa cảm xúc

2.2. Đối với phụ huynh

- Thay đổi phong cách giáo dục gia đình trong giai đoạn này - Làm bạn với con, đặt con trong mối quan hệ tôn trọng - Quản lý tốt cảm xúc của mình trước mặt con

2.3. Đối với nhà trường

- Xây dựng và tổ chức các buổi dạy về kỹ năng cho học sinh. - Giáo viên tạo tình huống cụ thể cho học sinh rèn KN QLCX

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A.V. Petrovski. (1982). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (2 tập). Nxb Giáo dục Hà Nội.

Allan và Barbara Pease (Lê Huy Lâm dịch). (2010). Cuốn sách hoàn hảo về ngôn ngữ cơ thể, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

B.F. Skinner .(1953). Science And Human Behavior. The Free Press and colophon are trademarks of Simon & Shuster.

B.Ph. Lomov. (2000). Những vấn đề lý luận và phương pháp luận Tâm lý học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bùi Thị Xuân Mai. (2007). Một số kỹ năng tham vấn cơ bản của cán bộ xã hội. Luận án tiến sĩ.

Carrol E. Izard. (1992). Những cảm xúc của người. Nxb Giáo dục. Daniel Goleman. (2008). Trí tuệ cảm xúc. Nxb Lao động- Xã hội.

Đào Thị Oanh. (2008). Thực trạng biểu hiện của một số cảm xúc và kỹ năng đương đầu với cảm xúc tiêu cực ở thiếu niên hiện nay. Đề tài cấp Bộ.

Drew Westen. (1999). Psychology. John Wiley & Sons.

Dương Thị Diệu Hoa. (2008). Giáo trình tâm lý học phát triển. Nxb ĐHSP.

Dương Thị Hoàng Yến. (2009). Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học. Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.

G. Piagie, B. Inhelder, Vĩnh Bang. (2000). Tâm lý học trẻ em và sử dụng tâm lý học Piaget vào trường học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Gia Linh- Hoàng Sơn. (2008). EQ chỉ số tình cảm chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn, Nxb Hà Nội.

Hoàng Ngọc Hiến, Trần Kiều. (2003). Đo lường chỉ số IQ, EQ, CQ ở học sinh và sinh viên, Nghiên cứu văn hóa con người, nguồn nhân lực thế kỷ 21, HTKH 27- 28/12/2003.

Hoàng Phê. (1997). Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng.

J.J.Gross. (2002). “Emotion regulation: Affective, cognitive, and social consequences”. Psychophysiology 39, 281-291. Gross, J.J & Thompson, R.A, Emotion regulation: Conceptual foundations.

Ngô Công Hoàn. (2002). “Cảm xúc và giáo dục cảm xúc ở trẻ em lứa tuổi mầm non”. Tạp chí giáo dục (46) quý 4/2002 tr 3-4,7.

Nguyễn Huy Tú. (1975). Cảm xúc và tình cảm. Đề cương bài giảng tâm lý học đại cương. Hà Nội.

Nguyễn Huy Tú. (6/2003). “Chỉ số thông cảm xúc cao- một tiền đề thành công của nhà doanh nghiệp, nhà quản lý”. Tạp chí Giáo dục số 61.

Nguyễn Huy Tú. (6/2003). “Trí tuệ cảm xúc – bản chất và phương pháp chẩn đoán”. Tạp chí tâm lý học, số 6.

Nguyễn Khắc Viện.(1991). Từ điển Tâm lý. Nxb Ngoại Văn.

Nguyễn Quang Uẩn. (2005). Giáo trình tâm lý học đại cương.Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Thị Dung. (2008). Trí tuệ cảm xúc của giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở. Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.

Nguyễn Thị Hải. (2014). Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.

Luận án tiến sĩ.

Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn. (2000). Từ điển Tâm lý học. Nxb Giáo dục. Phạm Minh Hạc. (Cb) (2001). Tâm lý học. Nxb Giáo dục.

Phan Trọng Ngọ. (2003). Các lí thuyết phát triển người. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Phan Trọng Ngọ.(2001). Tâm lý học trí tuệ. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Strongman K.T. (1987). The psychology of Emotion. Third Edition, Jonh Wilay, British.

Trần Thị Minh Đức. (2008). Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trần Trọng Thủy. (2002). Những vấn đề lý luận về trí tuệ và chỉ số IQ. Đề cương báo cáo khoa học, Đề tài KX-05-06, Hà Nội.

Virender Kapoor. (2012). PQ chỉ số đam mê- sức mạnh quyền năng nhất tạo nên thành công. Nxb Lao động xã hội.

Vũ Dũng. (2000). Tâm lý học xã hội. Nxb Khoa học Xã hội. Vũ Dũng. (2008). Từ điển tâm lý học. Nxb Từ điển Bách khoa.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu khảo sát dành cho học sinh THCS Phụ lục 2: Bài tập tình huống dành cho học sinh THCS Phục lục 3: Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

(Dành cho học sinh)

Các em thân mến!

Trong quá trình tiếp cận thực tế, chúng tôi nhận ra cảm xúc của bản thân các em trong lúc giao tiếp với cha mẹ xuất hiện rất đa dạng. Chính vì sự đa dạng cảm xúc ấy, nên nếu chúng ta không biết cách lựa chọn cảm xúc sao cho phù hợp với từng trường hợp giao tiếp sẽ dẫn đến nhiều hậu quả trong quá trình phát triển của các em. Trên cơ sở đó, chúng tôi cùng với sự hỗ trợ của các chuyên viên tâm lý tìm hiểu sâu hơn nhằm đóng góp các giải pháp để giải quyết vấn đề này.

Dưới đây là một số câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu hơn quan điểm của em về những vấn đề cảm xúc trong giao tiếp với gia đình. Không có câu trả lời đúng hoặc sai, tất cả ý kiến của các em đều được giữ bí mật và sẽ góp phần quan trong phản ánh đúng thực trạng và mang lạikết quả nghiên cứu một cách khách quan. Vì vậy, rất mong các em hãy trả lời thành thật và hoàn thành hết các câu hỏi trong phiếu này!

Xin chân thành cảm ơn các em!

Hãy trả lời cho tất cả bằng cách đánh dấu (X) vào những nội dung mà em thấy phù hợp với mình nhất.

1. Em đang học lớp:

 Lớp 6  Lớp 7  Lớp 8  Lớp 9

2. Giới tính: Nam  Nữ

3. Em tự đánh giá như thế nào về khả năng quản lý cảm xúc của bản thân trong giao tiếp với cha mẹ?

4. Khi giao tiếp với cha mẹ, em thường không quản lý được cảm xúc của mình trong các lĩnh vực sau đây như thế nào?

STT Lĩnh vực Mức độ Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên

1 Định hướng nghề nghiệp hoặc kết quả học tập.

2 Cách sử dụng tiền bạc (mua đồ chơi, sách vở, truyện,…)

3 Mối quan hệ với bạn cùng giới. 5 Mối quan hệ với bạn khác giới. 6 Tâm sinh lý tuổi dậy thì. 7 Phân bố thời gian cá nhân.

8 Sở thích cá nhân (các lớp học ngoại khóa, kỹ năng, năng khiếu,…). 9 Quan hệ họ hàng (cách ứng xử, thái

độ,…)

10 Sở thích, thói quen cá nhân.

11 Sử dụng các thiết bị công nghệ (vi

tính, máy tính bảng, điện thoại,…).

12 Công việc nhà.

13 Riêng tư cá nhân (nhật ký, mạng xã hội,…).

14

Vấn đề liên quan đến mức độ tình cảm giữa cha mẹ và con cái ( sự quan tâm, yêuthương …).

15 Cách ăn mặc.

5. Em hãy đọc thật kỹ những ý kiến sau đây, và cho biết điều đó đúng với em ở mức độ nào? STT Ý kiến Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

1 Khi tôi bị điểm kém, tôi không thể diễn tả được cảm xúc của mình lúc đó như thế nào.

2 Khi buồn, tôi có rất nhiều cảm xúc lẫn lộn mà không

thể gọi tên.

3 Khi có khúc mắc với cha mẹ, tôi không thể diễn tả được tâm trạng của mình lúc đónhư thế nào.

4 Tôi không biết dùng từ gì để miêu tả cảm xúc của mình khi tôi bị cha/mẹ la mắng.

5 Khi trò chuyện, tôi không đoán biết được cảm xúc của cha/mẹ tôi ra sao.

6 Tôi không quan tâm đến cảm xúc của cha/mẹ.

7 Tôi không biết dùng từ gì để miêu tả cảm xúc của cha/mẹ tôi.

8 Tôi không hiểu vì sao mình lại có thể tức giận khi cha/mẹ chỉ ra lỗi sai cho mình.

9 Tôi không hiểu điều gì đã xảy ra khiến tôi tức giận với cha/mẹ.

10 Tôi không có thói quen dành thời gian để tìm hiểu vì sao mình lại có cảm xúc nhưvậy

11 Tôi lo lắng về mọi vấn đề cha/mẹ tôi nóivới mình mà không rõ nguyên nhân.

12 Tôi khóc mỗi khi gặp chuyện không vuivới cha/mẹ.

13 Khi gặp chuyện vui, tôi hò reo; nhảy cẫnglên vì sung sướng.

14 Khi tôi giận dữ, tôi quăng và vứt đồ đạc mỗi khi bị cha mẹ áp đặt tôi theo ý của họ.

15 Tôi thể hiện sự khó chịu hoặc cãi lại mỗi khi bị cha/mẹ so sánh với người khác.

16 Khi tức giận với cha/mẹ, tôi hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và im lặng.

17 Khi bị cha/mẹ la mắng, tôi trốn trong phòng một mình.

18 Tôi giữ kín cảm xúc trong lòng, không biểu hiện hoặc nói cho ai biết.

19

Khi cha/mẹ la mắng nhưng chỉ là hiểu lầm, tôi không thể kiểm soát được giọng nói của mình như bình thường.

20

Khi có mâu thuẫn với cha/mẹ, tôi đợi cho mọi việc lắng xuống tôi chủ động nói chuyện để cha/mẹ hiểu và chia sẻ với mình.

21

Khi có sự hiểu lầm với cha/mẹ, tôi tâm sự và tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, người lớn hoặc chuyên viên tâm lý.

22

Khi tôi giận cha/mẹ, trước khi làm hay nói điều gì, tôi sẽ hình dung ra hậu quả cơn giận của mình khi tôi thể hiện cơn giận.

23 Khi tôi muốn cha/mẹ đáp ứng một yêu cầu của tôi, tôi không đề cập ngay mà đợi đến lúc thích hợp.

24 Tôi luôn điều chỉnh cảm xúc của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp với cha/mẹ.

25 Khi cha mẹ đang có cảm xúc tiêu cực (giận, buồn, mệt mỏi,..) tôi cũng bị ảnh hưởng theo. 26 Tôi không biết cách làm giảm sự tức giận của bản

thân mình khi gặp chuyện hiểu lầm với cha/mẹ.

6. Theo em, những yếu tố sau đây ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc trong giao tiếp với cha mẹ như thế nào?

STT Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc Mức độ Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Khá ảnh hưởng Ảnh hưởng Rất ảnh hưởn g Yếu tố chủ quan

1 Sự thay đổi tâm lý và sinh lý tuổi dậy thì

2 Sức khỏe thể chất và tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh trung học cơ sở trong giao tiếp với cha mẹ (Trang 91 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)