sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ
Bảng 2.23. Mức độ mong muốn được học tập kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS
STT Các kỹ năng quản lý cảm xúc ĐTB ĐLC Mức
độ
1 Nhận biết, gọi tên cảm xúc của mình và người khác. 1,43 0,574 Cao 2 Tìm hiểu nguyên nhân của cảm xúc đó. 1,27 0,525 Cao
3 Giải tỏa cảm xúc ra bên ngoài. 1,35 0,573 Cao
4 Quản lý cảm xúc bản thân. 1,17 0,431 Cao
5 Rèn luyện cảm xúc thông qua các tình huống, bài học từ thực tế.
1,22 0,514 Cao
ĐTB chung 1,28
Nhìn chung, nhu cầu rèn luyện và nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS nằm ở mức độ cần thiết (ĐTB = 1,28). Trong đó, học sinh mong muốn được học kỹ năng về quản lý cảm xúc của bản thân và rèn luyện thông qua các tình huống, bài học thực tế có điểm trung bình cao nhất (ĐTB = 1,17 và ĐTB = 1,22). Tiếp đó, học sinh mong muốn được học các cách tìm hiểu nguyên nhân xuất hiện cảm xúc (ĐTB =1,27) và học cách giải tỏa cảm xúc (ĐTB = 1,35); cuối cùng là mong muốn học cách nhận biết, gọi tên cảm xúc của mình và người khác (ĐTB = 1,43). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả phân tích các mức độ kỹ năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh.
Qua phỏng vấn học sinh trong quá trình khảo sát, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự. Phỏng vấn em: LNTA (học sinh khối 9, trường THCS Nguyễn Văn Linh), em A cho biết: “Em rất thích thú với những bài học về kỹ năng quản lý cảm xúc ở môn kỹ năng sống trên trường. Em nghĩ học cách để nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của bản thân là vô cùng cần thiết”.