THCS trong giao tiếp với cha mẹ
Bảng 2.22. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS trong giao tiếp với cha mẹ
STT Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB
1 Sự thay đổi tâm lý và sinh lý tuổi dậy thì 3,35
2 Sức khỏe thể chất và tinh thần 3,33
3 Tính cách cá nhân 3,75
4 Vốn kinh nghiệm sống 3,34
5 Khả năng học hỏi của mỗi cá nhân 3,33
Yếu tố chủ quan 3,42
6 Giáo dục gia đình 3,59
7 Giáo dục nhà trường 3,32
8 Ảnh hưởng tính cách, xu hướng, sở thích của nhóm bạn chơi cùng 3,43 9 Phương tiện truyền thông (Tivi, Internet, Facebook, Zalo,
Youtube,…) 3,41
10 Văn hóa địa phương (nơi sinh sống) 2,90
Yếu tố khách quan 3,33
ĐTB chung 3,37
Nhận xét bảng 2.22:
Các yếu tố được xem xét đều có ảnh hưởng nhất định đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS ở mức trung bình với ĐTB = 3,37. Trong đó nhóm yếu tố chủ quan ảnh hưởng rõ rệt hơn nhóm yếu tố khách quan (ĐTB = 3,42 - mức độ cao so với 3,33 - mức độ trung bình).
2.2.7.1. Yếu tố chủ quan
Các yếu tố nêu ra đều ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS (ĐTB = 3,42). Trong đó, 3 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất lần lượt là:
(1) Tính cách cá nhân (ĐTB = 3,75). Đây là yếu tố ảnh hưởng rõ nhất đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS, đặc biệt là bốn loại hình khí chất của con
người quyết định rất lớn đến kỹ năng quản lý cảm xúc của mỗi cá nhân: linh hoạt, sôi nổi, điềm tĩnh và ưu tư. Trong cùng một tình huống, học sinh có khí chất khác nhau thì sẽ nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc và có cách điều khiển cảm xúc khác nhau.
(2) Sự thay đổi tâm sinh lý tuổi dậy thì (ĐTB = 3,35): Lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi “khủng hoảng” với sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tâm lý khi bước sang “tuổi dậy thì”. Sự phát triển cơ thể không đồng đều với sự phát triển về tâm lý gây ra cho học sinh sự mất cân bằng và chính điều đó là cảm xúc của các em dễ bị thay đổi, xáo trộn. Ngoài ra, tự ý thức phát triển, các em có sự tự đánh giá bản thân và so sánh giữa cách đánh giá của mình với sự đánh giá về mình của người khác, nếu đánh giá của người khác thấp hơn cũng rất dễ khiến học sinh mất kiểm soát cảm xúc.
(3) Vốn kinh nghiệm sống (ĐTB = 3,34): kinh nghiệm và vốn sống giúp cho học sinh quản lý cảm xúc tốt hơn qua các tính huống giao tiếp. Từ việc rút ra kinh nghiệm sau những lần giao tiếp, con người sẽ có thể phán đoán được tốt hơn cảm xúc của bản thân và người khác, từ đó biết cách ứng xử phù hợp với cảm xúc của bản thân và người khác. Kinh nghiệm sống góp phần không nhỏ đến quá trình quản lý cảm xúc của bản thân trong giao tiếp.
2.2.7.2. Yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan nêu ra đều ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS (ĐTB = 3,33). Trong đó, 3 yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến kỹ năng quản lý cảm xúc của học sinh THCS lần lượt là:
(1) Giáo dục gia đình (ĐTB =3,59). Cách giáo dục gia đình là một yếu tố ảnh hưởng cao nhất đối với việc quản lý cảm xúc trong giao tiếp với cha mẹ, tương ứng với từng cách giáo dục sẽ hình thành những đặc điểm tính cách khác nhau của trẻ em, tính cách đó sẽ chi phối việc các em lựa chọn cách hiểu, cách giải tỏa cảm xúc. Qua phỏng vấn chúng tôi thấy, những học sinh trong gia đình giáo dục mang tính chất bình đẳng, dân chủ có cách giải tỏa cảm xúc theo hướng biết quản lý cảm xúc nhiều hơn những học sinh trong gia đình giáo dục theo cách độc đoán hay tự do.
(2) Ảnh hưởng tính cách, xu hướng, sở thích của nhóm bạn chơi cùng (ĐTB = 3,43). Ở lứa tuổi học sinh THCS, giao tiếp bạn bè là hoạt động chủ đạo của các em. Các em thường có mối liên hệ với nhau dựa trên sở thích cá nhân, quan điểm sống, phong cách,…. điều đó có ảnh hưởng khá lớn tới tính cách của các em, cách xử sự giống nhau cho nên việc xử lý tình huống, giải quyết tình huống có thiên hướng giống nhau. Việc các em giải tỏa cảm xúc tích cực hay tiêu cực phần nào cũng ảnh hưởng từ bạn bè hoặc nhóm bạn thân.
(3) Ảnh hưởng từ phương tiện truyền thông (ĐTB = 3,41). Với sự phát triển không ngừng của mạng Internet, thiết bị điện tử thông minh cùng với sự bùng nổ về thông tin, học sinh THCS rất dễ tiếp cận với những kiến thức bên ngoài sách vở, những xu hướng, trào lưu của giới trẻ ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ của các em. Hơn nữa, với mong muốn trở thành người lớn, các em dễ học theo những hành vi trên mạng và mang cách ứng xử đó vào đời sống hàng ngày, đặc biệt là trong giao tiếp với gia đình.