Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng sống của sinh viên trường đại học trà vinh (Trang 58)

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Trường đại học Trà Vinh là một trường đại học công lập, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2017 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trường được đổi mô hình đào tạo sang đào tạo theo định hướng ứng dụng. Trường trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh và chịu sự quản lý nhà nước về mặt giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường đại học Trà Vinh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép tuyển sinh trên toàn quốc với 33 ngành bậc sau đại học, 58 ngành bậc đại học và 25 ngành bậc cao đẳng, tập trung ở các nhóm ngành như: nông nghiệp – thủy sản, kỹ thuật & công nghệ, y – dược, ngoại ngữ, ngôn ngữ – văn hóa – nghệ thuật Khmer Nam bộ, kinh tế – luật, hóa học ứng dụng, sư phạm, quản lí nhà nước – quản trị văn phòng – du lịch, lý luận chính trị, khoa học cơ bản, răng hàm mặt, dự bị đại học.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

a. Đặc điểm sinh viên trường đại học Trà Vinh

Trường đại học Trà Vinh có trên 20.000 sinh viên trong đó có khoảng trên 11.000 sinh viên chính quy. Hầu hết, các sinh viên sinh sống tại tỉnh Trà Vinh và các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phần lớn sinh viên trường đại học Trà Vinh khoảng 18 đến 25 tuổi. Đây là thời kỳ thanh niên bước vào học nghề ở các bậc học cao đẳng và đại học.

Sinh viên là lứa tuổi đầu tuổi trưởng thành - đỉnh điểm của quá trình phát triển cơ thể và sức khỏe. Đây cũng là thời gian đánh dấu đỉnh điểm của một số khả năng nhận thức, và sự tiếp tục phát triển của những khả năng

khác.

Xét về các điều kiện sống và hoạt động của người trưởng thành trẻ tuổi cho thấy họ đang đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, người thì tiếp tục đi học, người thì bắt đầu lao động kiếm sống… Đa số họ đều thiết lập dần dần cuộc sống độc lập. Trong gia đình, họ được xem như là một hành động chính thức, được đối xử một cách công bằng như những người lớn thực thụ. Ngoài xã hội, họ trở thành những thành động chính thức của xã hội với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ công dân trước pháp luật.

Hoạt động chủ yếu ở giai đoạn lứa tuổi này là hoạt động nghề nghiệp. Nếu chưa phải lao động kiếm sống thì sau khi tốt nghiệp phổ thông (trung học cơ sở hay trung học phổ thông) họ thường tiếp tục theo học tại các cơ sở đào tạo hệ Trung cấp, Cao đẳng, hoặc Đại học. Đa số những thanh niên này chưa thể tự lập hoàn toàn.

Thanh niên sinh viên là lứa tuổi tràn trề sức sống, giàu nghị lực, ước mơ và có hoài bão lớn. Thế giới quan, niềm tin, lí tưởng được thể hiện rõ rệt. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều nên nhiều sinh viên chưa đạt được mức độ phát triển cần thiết. Sự phát triển phụ thuộc nhiều vào hệ thống các giá trị của mỗi sinh viên định hướng - lựa chọn và rèn luyện bản thân.

Những sinh viên có sự nhìn nhận đúng đắn, khoa học sẽ có những kế hoạch đường đời phù hợp, có mục tiêu phấn đấu rõ rệt để trở thành những chuyên gia hữu dụng, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đây là một cơ sở tâm lí cực kì quan trọng để thanh niên sinh viên hướng đến những nền tảng phát triển vững chắc và giàu tiềm lực.

b. Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu thuận tiện tại trường đại học Trà Vinh năm học 2017-2018. Tổng số phiếu phát ra là 275 phiếu thì có 210 phiếu hợp lệ. Phiếu hợp lệ là phiếu đảm bảo được điều kiện người làm phiếu là đối tượng của nghiên cứu: sinh viên đại học Trà Vinh, không bỏ trống câu trả lời, trả lời đạt yêu cầu.

Bảng 2.1. Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu Thành phần Tần số Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 80 38,1 Nữ 130 61,9 Năm học Năm 1 68 32,38 Năm 2 78 37,15 Năm 3 64 30,47 Năm 4 42 20,0 Kết quả học tập Xuất sắc 7 3,3 Giỏi 32 15,2 Khá 129 61,4 Trung bình 42 20,0 Dưới trung bình 0 0 Khối ngành Khoa học tự nhiên 69 32,85 Khoa học xã hội 89 42,38 Khác 52 24,76

Quan sát phiếu khảo sát thấy rằng, việc thu thập số liệu đã đạt được theo điều kiện. Do đặc thù về sỉ số sinh viên mỗi lớp không cao nên mẫu nghiên cứu có phân bố về giới tính, năm học, ngành học và kết quả học tập chưa đồng đều. Đối tượng sinh viên là đối tượng dễ dàng lấy thông tin nên việc phát phiếu cũng như lựa chọn phiếu khảo sát đúng với mục đích nghiên cứu là tương đối thuận lợi.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu

Tổng hợp của các phương pháp nghiên cứu: trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, phương pháp phỏng vấn sinh viên và phỏng vấn chuyên gia là phương pháp bổ trợ.

a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Nguyên tắc thiết kế

- Dựa trên cơ sở lý luận, người nghiên cứu tiến hành chọn lọc nội dung các câu hỏi đảm bảo giá trị về mặt nội dung.

- Thiết kế nội dung và hình thức câu hỏi phù hợp với khách thể, đối tượng và mục đích nghiên cứu.

- Lựa chọn cách cho điểm phù hợp, đảm bảo tính tin cậy về mặt thống kê.

Quy trình thiết kế bảng hỏi

- Từ kết quả thu được sau khi nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài; với sự trợ giúp, chỉnh sửa, góp ý của người hướng dẫn. Người nghiên cứu tiến hành thiết kế bảng hỏi thử.

- Khảo sát thử trên 20 sinh viên trường đại học Trà Vinh nhằm hoàn thiện về hình thức, nội dung cũng như tính hệ số tin cậy của thang đo. Từ đó chỉnh sửa những câu hỏi có vấn đề.

- Hoàn thiện bảng hỏi về nội dung, hình thức, cách diễn đạt, bố cục và khảo sát chính thức.

Mô tả bảng hỏi

Bảng hỏi gồm các mục: lời chào và giới thiệu mục đích nghiên cứu, mục I thông tin cá nhân và II là phần nội dung câu hỏi. Phần nội dung câu hỏi bao gồm 4 phần: phần A là thực trạng nhận thức về kỹ năng sống; phần B là phần thực trạng kỹ năng sống của sinh viên đại học Trà Vinh; C là phần yếu tố ảnh hưởng và phần D là biện pháp.

Cách quy đổi điểm Về điểm trung bình chung

Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong “đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng sống”

Điểm trung bình chung Mức độ đánh giá

1 - 1,80 Hoàn toàn không quan trọng 1,81 - 2,6 Không quan trọng 2,61 - 3,4 Ít quan trọng 3,41 - 4,2 Quan trọng

4,21 - 5 Rất quan trọng

Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong “thực trạng kỹ năng sống”

Điểm trung bình chung Mức độ đánh giá

1 - 1,67 Kém

1,68 - 2,33 Trung bình

2,34 - 3 Tốt

Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong “yếu tố ảnh hưởng”

Điểm trung bình chung Mức độ đánh giá

1 - 1,67 Ít ảnh hưởng 1,68 - 2,33 Có ảnh hưởng

Bảng 2.5. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2 – biện pháp

Điểm trung bình chung Câu 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, 3.5, 3.6

1 - 1,67 Không đồng ý 1,68 - 2,33 Phân vân

2,34 - 3 Đồng ý

b. Phương pháp phỏng vấn

Mục đích.

-Bổ sung thông tin làm đầy đủ hơn bảng hỏi

-Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát.

-Kiểm tra độ trung thực của các kết quả trả lời phiếu điều tra ý kiến.

-Tìm hiểu thêm thông tin về đối tượng nghiên cứu qua một số khách thể.

-Tìm thêm thông tin về biện pháp nâng cao kỹ năng sống của sinh viên. ➢ Cách tiến hành.

-Liên hệ với một số sinh viên để làm rõ số liệu xử lý được về kỹ năng sống của sinh viên.

-Tiến hành phỏng vấn dựa trên bảng phỏng vấn với câu hỏi đã chuẩn bị sẵn theo mục đích nghiên cứu. Có thể sử dụng thêm những câu hỏi phát sinh tùy theo vấn đề phát sinh trong nội dung trả lời của khách thể.

c. Phương pháp thống kê toán học

Mục đích.

Xử lý các kết quả định lượng thu được từ cuộc khảo sát nhằm làm cơ sở để biện luận kết quả nghiên cứu.

Nội dung nghiên cứu

-Thống kê mô tả: Tính tổng, trị số trung bình, tần số, tỷ lệ phần trăm, kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA, kiểm nghiệm tương quan Pearson.

-So sánh kết quả giữa các nhóm khách thể, các mặt khác nhau trong cùng một chỉ báo nghiên cứu.

Cách thức tiến hành

Sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS để xử lý các dữ kiện thu được, phục vụ cho việc phân tích số liệu trong quá trình nghiên cứu.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh đại học Trà Vinh

2.2.1. Thực trạng một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức của sinh viên trường đại học Trà Vinh của sinh viên trường đại học Trà Vinh

Bảng 2.6. Một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức của sinh viên trường đại học Trà Vinh

STT Biểu hiện Điểm trung

bình

Độ lệch chuẩn

1 Bạn luôn nhận biết được chính xác về

cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra. 2.51 0.597

2 Đôi khi bạn không hiểu rõ ưu điểm và

hạn chế của bản thân. 1.70 0.732

3 Đôi khi bạn không hiểu rõ tình trạng sức

khỏe cơ thể của bản thân. 1.88 0.836

4 Bạn luôn hiểu rõ những mong muốn của

bản thân. 2.40 0.701

5

Bạn có thể nhận thức rõ giá trị, vị trí của chính mình trong gia đình, nhà trường và xã hội.

2.49 0.686

6

Bạn thường gặp khó khăn trong việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong cuộc sống.

STT Biểu hiện Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

7 Bạn biết rõ tài năng của mình và muốn

thể hiện nó trước mọi người. 2.11 0.766

8 Bạn phản ứng ngay khi có người thể hiện

ý kiến trái chiều với mình. 2.04 0.823

9 Bạn luôn ghi chú lại mục tiêu cho những

mong muốn của bản thân. 2.24 0.745

10 Bạn luôn lên kế hoạch cho từng công

việc phù hợp với quỹ thời gian của mình. 2.29 0.735

11

Mục tiêu không nhất thiết phải phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, mục tiêu phải thật cao.

2.27 0.829

12 Sự quyết tâm thực hiện mục tiêu của bạn

bị giảm dần theo thời gian. 2.01 0.839

13 Trước khi giải quyết vấn đề bạn luôn

phân tích nó rõ ràng. 2.52 0.636

14 Bạn thường không tìm ra nhiều giải pháp

khác nhau để giải quyết một vấn đề. 2.03 0.812

15 Bạn gặp khó khăn khi đưa ra giải pháp

tốt nhất để giải quyết vấn đề. 1.73 0.722

16 Bạn thường xử lý vấn đề một cách hiệu

quả và kịp thời. 2.14 0.677

17 Bạn luôn nhìn nhận mọi việc, mọi vật

theo chiều hướng tích cực. 2.32 0.724

18 Bạn thường mất tập trung, choáng ngợp

STT Biểu hiện Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

19 Suy nghĩ tiêu cực xuất hiện thì phải giải

quyết vấn đề theo hướng tiêu cực. 2.27 0.811

20 Hành động tích cực luôn giúp bạn có

cuộc sống tốt đẹp hơn. 2.60 0.642

21 Bạn thường nhìn nhận và giải quyết vấn

đề theo một cách mới, với ý tưởng mới. 2.30 0.671

22 Bạn là người thích khám phá điều mới

mẻ trong học tập và cuộc sống. 2.48 0.700

23 Mọi sự việc, sự vật không liên quan nhau

thì không bao giờ kết nối lại được. 2.15 0.792

24 Bạn luôn có những suy nghĩ độc lập và

không bị áp đặt bởi lối suy nghĩ cũ. 2.34 0.715

Điểm trung bình chung: 2.1871

Nhận xét:

Kết quả khảo một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức thể hiện ở bảng trên mang kết quả tốt với điểm trung bình chung là 2.1871 cho thấy mặt bằng chung sinh viên trường đại học Trà Vinh có một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức ở mức trung bình. Sở dĩ thực trạng một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức ở mức này vì đây là thời đại của sự phát triển, các em có rất nhiều cơ hội như những khóa học, những công cụ hiện đại, sự chỉ dẫn, khuyến khích, đánh giá từ thầy cô, những người đi trước chính vậy các em dễ dàng nhìn nhận, rèn luyện và khám phá bản thân mình tuy nhiên các em chưa có sự ứng dụng vào thực tế.

Tìm hiểu cụ thể hơn về mức độ của từng biểu hiện của kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức theo đánh giá của sinh viên trường đại học Trà Vinh, không có biểu hiện nào ở mức kém, mức tốt bao gồm những kỹ năng:

“Hành động tích cực luôn giúp bạn có cuộc sống tốt đẹp hơn” (điểm trung bình: 2.60), “trước khi giải quyết vấn đề bạn luôn phân tích nó rõ ràng” (điểm trung bình: 2.52), “Bạn luôn nhận biết được chính xác về cảm xúc của mình ngay khi nó xảy ra” (điểm trung bình: 2.51), “Bạn có thể nhận thức rõ giá trị, vị trí của chính mình trong gia đình, nhà trường và xã hội” (điểm trung bình: 2.49) và “Bạn luôn hiểu rõ những mong muốn của bản thân” (điểm trung bình: 2.40). Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho việc sinh viên khi biết được mình là ai, không có cảm giác tự ti, mặc cảm với bản thân mình. Kết hợp với kết quả phỏng vấn điều này dễ hiểu hơn khi càng hiện đại con người càng trở nên tự tin nắm bắt bản thân, cuộc sống của mình.

Điểm trung bình thấp nhất tương ứng với biểu hiện nhận thức bản thân kém nằm ở hai biểu hiện: “Đôi khi bạn không hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của bản thân.” (điểm trung bình 1.70) và “Bạn gặp khó khăn khi đưa ra giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề (điểm trung bình 1.73), tuy điểm trung bình chung nằm ở mức trung bình nhưng những biểu hiện tiêu cực này có điểm trung bình thấp; như vậy nghĩa là bản thân các em có khả năng nhận biết bản thân và khả năng tự quyết định.

Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn của từng biểu hiện khá cao cho thấy rằng những người tham gia khảo sát có nhận định rất khác biệt với nhau.

Kết quả khảo sát và các bài phỏng vấn sinh viên cho thấy sinh viên quan tâm đến phát triển một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức. Nhưng các em chỉ có thể tham gia một số ít khóa học do trường tổ chức cũng như chưa có cơ hội ứng dụng vào thực tế. Do đó, một số kỹ năng sống thuộc nhóm kỹ năng nhận thức chưa cao.

Ngoài ra, người nghiên cứu có khảo sát một số vấn đề như sau:

➢ Tần suất tham gia các khóa học kỹ năng sống của sinh viên trường đại học Trà Vinh

Bảng 2.7. Tần suất tham gia các khóa học kỹ năng sống của sinh viên

STT Bạn có thường xuyên tham gia

các khóa học kỹ năng sống? Tần số % Thứ hạng

1 Rất thường xuyên 10 4.8 5

2 Thường xuyên 25 11.9 3

3 Thỉnh thoảng 116 55.2 1

4 Hiếm khi 44 21.0 2

5 Không bao giờ 15 7.1 4

Tổng 210 100

Biểu đồ 2.1. Tần suất tham gia các khóa học kỹ năng sống của sinh viên.

Nhận xét:

Kết hợp bảng số liệu trên và biểu đồ 2.1 có thể kết luận hiện nay đa số sinh viên “Thỉnh thoảng” tham gia các khóa học kỹ năng sống (55.2%). Cách đó khoảng cách khá lớn là tần suất sinh viên “Hiếm khi” tham gia (21.0%). Đặc biệt có một số lượng sinh viên sinh viên không bao giờ tham gia các khóa học kỹ năng sống (7.1%). Khi phỏng vấn, các sinh viên trả lời mình hiểu kỹ năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng sống của sinh viên trường đại học trà vinh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)