L ỜI CAM ĐOAN
4. Đóng góp của luận văn
2.3.4. Phương pháp xác định đường kính, chiều cao, mật độ cây rừng
Xác định đường kính thân:
Xác định đường kính thân cây bằng thước dây đo đường kính (Forestry
Suppliers Metric Fabric Diameter Tape Model 283d/5m) tại vị trí 30 cm phía trên bạnh gốc đối với các loài trang (Kandelia obovata) và vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), tại vị trí phía trên rễ chống cao nhất đối với đâng (Rhizophora stylosa)
Xác định chiều cao cây:
Chiều cao thân cây được đo bằng thước mét, bắt đầu tính từ vị trí đo đường kính thân cây đến ngọn cao nhất của cây.
Xác định mật độcủa rừng:
Tiến hành đếm số lượng cây trong mỗi ô tiêu chuẩn (10m × 10m). Dựa trên số lượng cây trung bình của mỗi loài có trong ô tiêu chuẩn, ta tính được mật độ của từng loài trong mỗi tuyến nghiên cứu và mật độ cây của tuyến nghiên cứu.
Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn: (N)= (Ô1+ Ô2+ Ô3)/3
Mật độ cây ở mỗi tuyến nghiên cứu (số cây/ha) = (N × 10000)/S
Trong đó: Ô1, Ô2, Ô3: số lượng cây đếm được trong ô tiêu chuẩn 1,2,3
N: Số lượng cây trung bình của một ô tiêu chuẩn.
S: Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn
2.3.5. Phương pháp xác định thành phần loài, độ đa dạng loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ
Điều tra thành phần loài cây ngập mặn thực thụ dọc tuyến điều tra theo phương pháp của Phan Nguyên Hồng (2003). Tên loài cây ngập mặn thực thụ được xác định bằng phương pháp so sánh hình thái dựa trên tài liệu của Nguyễn Hoàng
Trí [18].
Tính chỉ số đa dạng Shannon H’ (Chỉ số H’ là phép thống kê có sự tổ hợp của cả hai yếu tố là thành phần số lượng loài và khả năng xuất hiện các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số H’ phụ thuộc vào số lượng loài, số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài) bằng công thức :
H’= -
Trong đó:
H’ : là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ số Shannon-Wiener. Ni : là số lượng cá thể loài thứ i.
N: là tổng số lượng cá thể của tất cả các loài tại vị trí nghiên cứu.