Đặc điểm về thành phần loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ huyện Tiên Yên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 56)

L ỜI CAM ĐOAN

4. Đóng góp của luận văn

3.2.1. Đặc điểm về thành phần loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ huyện Tiên Yên,

3.2. Đặc điểm cấu trúc của rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh

3.2.1. Đặc điểm về thành phần loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Yên, tỉnh Quảng Ninh

Theo Phan Nguyên Hồng (1999) [7], rừng ngập mặn huyện Tiên Yên thuộc khu vực I (ven biển Đông Bắc từ Mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn) có các điều kiện thiên nhiên ưu đãi với hai cửa sông Ba Chẽ và Tiên Yên thuộc các nhánh sông có độ dốc

cao, dòng chảy mạnh đưa phù sa lắng đọng. Kết hợp với sự che chắn ở các đảo thuộc huyện Vân Đồn giúp cho các loài cây ngập mặn định cư và phát triển tốt. Rừng ngập mặn Tiên Yên được đánh giá là hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình khu vực miền Bắc Việt Nam.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong 3 loại hệ sinh thái chính trong khu vực đất ngập nước ven biển huyện Tiên Yên. Do đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nên hệ thực vật khá đa dạng.

Tại khu vực nghiên cứu, ghi nhận dọc tuyến điều tra, có 5 loài phổ biến thuộc 3 họ đó là: sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), trang (Kandelia obovata Sheue Liu & Yong), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.), đâng (Rhizophora stylosa

Griff), mắm (Avicennia marina (Forsk.) Veirh.) phân bố trong các ô tiêu chuẩn nghiên cứuđược thể hiện cụ thể qua bảng 3.6.

Bảng 3.6. Danh mục các loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ ghi nhận tại khu

vực nghiên cứu

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

1. Avicenniaceae Họ Mắm

1 Avicennia marina (Forsk.) Veirh, 2000. Mắm

2. Rhizophoraceae Họ Đước

2 Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam, 1798. Vẹt dù

3 Kandelia obovata Sheue Liu &Yong, 2003. Trang

4 Rhizophora stylosa Griff, 1954. Đâng

3. Mysinaceae Họ Đơn nem

5 Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, 1953. Sú

Từ kết quả điều tra, quan sát tại thực địa và so sánh với mô tả của Nguyễn

Hoàng Trí [18], phân loại theo hình thái và sinh thái điển hình cho 5 loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ nêu trên tại khu vực ven biển huyện Tiên Yên như sau:

Mắm

Tên khoa học là: Avicennia marina (Forsk.) Veirh, thuộc họ Verbenaceae

Mắm là một loài thân gỗ phân bố chủ yếu khu vực bãi bồi ven biển hoặc cửa sông là những nơi có độ ngập triều cao trung bình với nền đất đất bùn cát sâu hướng ra biển. Mắm sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm 17 - 260C, pH 6 –8. Mắmthường là cây tiên phong ở vùng đất ngập nước, loài này là cây ưa bóng, ở vùng đất sét kiềm ở vùng bở biển và đầm lầy thường thấy loài này.

Hình 3.3: Mắm (Avicennia marina).

Đặc điểm:

Mắm là loài thân gỗ cao 1-10m, đường kính thân đến 40cm. Có nhiều rễ thở ở

bên trên, cao 10-15cm, đường kính 6mm. Vỏ thân cây có màu xám hoặc xanh vàng, trơn, thường có bột phấn trên thân với những chấm nhỏ hình vảy, màu xanh lá ở trong thân. Có khả năng tái sinh nhanh khi bị chặt, gãy hoặc sau thời kỳ ngập mặn

kéo dài.

Lá mọc đối, hình ovan, hình mũi mác hoặc hình elip, dài 3,5 - 12cm, rộng 1,5 -

5cm, nhọn ở cả 2 đầu, màu xanh sáng ở mặt trên lá, mặt dưới lá có màu xám trắng và lông tơ. Cuống lá dài 5-10 mm, có lông. Hoa không có cuống, dài 5mm, rộng 5mm.

Vẹt dù

Tên khoa học là: Bruguiera gymnorrhiza(L) Lam, thuộc họ: Rhizophoraceae.

Vẹt dù là loài thân gỗ hoặc gỗ nhỏ mọc trên đất bùn chắc, đất nhiều sỏi đá,

ngập triều trung bình đến ngập triều cao cùng với các loài cây khác trong thảm thực vật ngập mặn. Vẹt dù sinh trưởng tốt ở vùng có lượng mưa trung bình năm tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm 20-260C, pH từ 6,0 - 8,5,độ mặn 24,5-32,5‰đất sét kiềm ở vùngbờ biển hoặc đầm lầy.

.

Hình 3.4: Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) Đặc điểm:

Vẹt dù là loài thân gỗ cao khoảng 25-30 m, đường kính 0,4-0,6 m, có nhiều rễ thở mọc từ rễ ngang dài, rễ đầu gối điển hình, nhưng ở miền Bắc cây chỉ cao khoảng 5- 8m.

Vỏ cây màu xám đến đen bên ngoài, bên trong có màu đỏ. Lá đối, hình elip, tán lá xanh và dày, lá to dài 10-20 cm, mặt trên màu lục sáng bóng, mặt dưới nhạt hơn, 9-10 đôi gân lá, cuống màu đỏ nhạt.

Hoa màu đỏ, vàng hoặc màu kem, hoa đơn mọc ở nách lá dài 3,5 cm, dài trơn

có 12-14 lá đài. Hoa có 10-14 cánh, 12-14 đôi nhị đối diện với cánh hoa, vòi nhụy

dài 2-2,5 cm, đầu nhụy chẻ nhiều thùy.Hạt có đường kính 1,5-2cm

Trụ mầm có chiều dài từ 10-15 cm, đường kính 1,5 cm, khi còn non có màu

xanh, khi già chuyển sang màu nâu xám.Trụ mầm có nhiều tinh bột có thể làm thức ăn cho gia súc. Mùa thu hái trụ mầm kéo dài từ tháng 4 đến tháng

Vỏ cây màu nâu đen, thô ráp có nhiều vết nứt với nhiều lỗ vỏ màu sáng, đường kính 2 cm.

Trang

Tên khoa học là: Kandelia obovata Sheue Liu &Yong., thuộc họ: Rhizophoracea.

Trang mọc trên đất bùn cát dọc sông có độ mặn thay đổi, mọc được cả trên

tính thích nghi tốt khi độ mặn của đất thay đổi là do việc làm tăng khả năng chống lại ảnh hưởng của các ion muối trong màng tế bào của lá.

Hình 3.5: Trang (Kandelia obovata)

Đặc điểm:

Trang là loài gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 4m-10m. Gốc rộng hình thành bạnh gốc.Vỏ thân nhẵn, hơi xám.

Lá đơn, mọc đối, hình thuôn dài, đầu lá thường bầu, hơi cong vào trong. Có 8-

9 đôi gân, cuống lá dài 1-1,5 cm. Tụ tán lưỡng phân với 4 hoa hay nhiều hơn ở nách lá, 5 hoặc 6 cánh hoa màu trắng, có nhiều sợi nhỏ dài giữa các thùy.

Hạt nảy mầm trong khi còn ở trên cây mẹ và phát triển thành trụ mầm, mầm

dài 15-40cm. Khi trụ mầm chín tách khỏi quả rụng xuống đất cắm vào bùn và phát triển thành cây con mới.

Đâng

Đâng có tên khoa học là Rhizophora stylosa Griff, thuộc họ Rhizophoraceae. đâng thường phân bố ở vùng đất bùn pha cát, bờ biển thường xuyên bị thủy triều tác động. Cây đâng ưa khí hậu nóng ẩm, có cường độ chiếu sáng mạnh, có lượng mưa hàng năm cao từ 1.500-2.500mm. Độ mặn biến động từ 5-60‰, nhưng thích hợp nhất vào khoảng 25-30‰. Độ ngập triều trung bình từ 100-300 ngày/năm thích hợp cho sự sinh trưởng của đâng, độ ngập triều thấp như: bãi bồi ven biển, vùng trũng

nội địa… thời gian ngập trên 300 ngày/năm và độ ngập triều cao dưới 100 ngày/năm không thích hợp cho sự sinh trưởng của đâng.

Hình 3.6. Đâng (Rhizophora stylosa)

Đặc điểm:

Đâng là loài thân gỗ nhỏ cao 2-8m, có bộ rễ rất phát triển trên thân, cành lại có rất nhiều rễ trụ đan xen ngang dọc, rủ xuống bãi lầy có tác dụng chống đỡ cho cây.

Có 2 loại rễ: rễcọc vàrễ phụ. Rễcọc thìnhỏnhưng cắm sâu xuống lòng đất, còn rễphụ thìrất lớn, mọc tua tủa quanh gốc cây, bám sâu vào lòng đất nhão, rễ đâng

chịu được mặn và hút được dinh dưỡng từ trong nước biển.

Lá có mũi nhọn, cuống lá dài 1,5-2 cm, có phiến dày hình bầu dục, mặt trên màu lục đậm, mặt dưới màu lục nhạt. Có màng sáp và bóng loáng phản quang để

giữnước, trong lá có tuyến thải muối để thải muối thừa giúp cây bài tiết.

Đâng nở hoa cho quảhình trái lê ngược, quả chín hạt sẽ nảy mầm trong quả, mầm hình trụ tròn dài khoảng 30-45 cm. Khi phôi thành thục sẽ rời ra khỏi cây mẹ và rơi xuống bùn, khoảng vài giờ sau mọc rễ và thành cây non. Những mầm non

không đâm rễ trong bùn sẽ trôi theo nước biển đến định cư ởnơi khác. Trong mầm non chứa rất nhiều tanin có thể chống mục nát và bị sinh vật biển ăn mất. Nhờ thai

sinh, đâng không ngừng sinh sôi nảy nở trên bãi lầy tạo ra một vùng rừng đâng rộng lớn.

Tên khoa học là: Aegiceras corniculatum (L.) Blanco, thuộc họ:Mysinaceae

Sú thường mọc ở bờ sông, bãi bùn gần cửa sông nước lợ hay nước mặn hoặc gặp trên các dạng đất sét có độ mặn gần nước biển, thích nghi được với nhiều độ mặn khác nhau, nền đất cát bùn ướt gần các cửa sông.

Hình 3.7: Sú (Aegiceras corniculatum)

Đặc điểm:

Sú cao khoảng 1-2 m, có các rễ chống xung quanh gốc và mọc ở vị trí thấp

hơn trên thân chính so với loài đước. Phân nhánh nhiều, nhẵn, có nhánh hơi đen, trong thân, có lượng mạch lớn, kích thước mạch bé thành mạch dày. Ở sú có hiện tượng sinh con kín, hạt cũng nảy mầm trên cây mẹ nhưng trụ mầm nằm kín trong vỏ quả, không ló ra ngoài. Lá thuôn tròn, hình tim ngược ở đầu, dài 4,5 - 9cm, rộng

2,5-4cm, có điểm tuyến rất nhiều ở mặt dưới, cuống lá hơi lõm ở mặt trên. Hoa trắng, thơm, thành tán ở ngọncành, không cuống hay có cuống rất ngắn. Quả nang,

dài 3,5-7mm, rộng 5mm, hình trụ, cong hình cung, có vòi nhuỵ tồn tại, bao ở gốc bởi các lá đài, dai, mở thành 2 van, hạt hình trụ hơi cong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)