Mối tương quan giữa độ pH đến cấu trúc rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 87)

L ỜI CAM ĐOAN

4. Đóng góp của luận văn

3.3.3. Mối tương quan giữa độ pH đến cấu trúc rừng ngập mặn

a) Mối tương quan giữa độ pH đến chỉ số đa dạng loài

Độ pH tại khu vực nghiên cứu dao động từ 6,80 – 7,06 đất RNM trung tính và kiềm nhẹ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đồng thời là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Phần lớn các thực vật đều có khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt ở độ pH trung tính. Mối tương quan giữa độ pH với chỉ số đa dạng loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tại huyện Tiên Yên được thể hiện ở

hình 3.27

Hình 3.27 Mối tương quan giữa độ pH với chỉ số đa dạng loài

Từ kết quả nghiên cứu, chỉ số đa dạng loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tỷ lệ nghịchvới độ pH của đất. Tức là, khi độ pH của đấttăng từ 6,6 đến 7 thì chỉ số

đa dạng loài sẽ giảm từ 1,5 xuống còn 0,5. pH trong đất ảnh hưởng đến sự phân giải các chất khó tiêu trong đất. Độ pH quá thấp sẽ làm giảm tốc độ vi khuẩn phân giải nitơ từ các chất hữu cơ, ngoài ra hạn chế đến sự phát triển và chức năng của rễ, hạn chế sự hấp thụ K, Ca, Mg và giảm sự phát triển của cây. Mối tương quan tương đối chặt chẽ.

b) Mối tương quan giữa độ pH đến mật độ cây

Dựa vào kết quả độ pH của bảng 3.2 và bảng 3.7 ; 3.8 ; 3.9 kết quả mật độ cây của các xã,mối tương quan giữa độ pHvới mật độ câyđược thể hiện :

Đâng (Rhizophoraceae): Mật độ trung bình của đâng tỷ lệ thuận với độ pH. Mối tương quan giữa độ pH với mật độđâng được thể hiện qua hình 3.28

Hình 3.28. Mối tương quan giữa độ pH với mật độ của đâng

Từ kết quả nghiên cứu, khi độ pH của đất 6,7 thì mật độ cây 392 cây/ha và pH = 7,2 thì mật độ đâng sẽ tăng lên 2122 cây/ha. Mối tương quan giữa độ pH với mật độđâng tương đối chặt chẽ.

 Mắm (Avicennia marina): Mối tương quan giữa độ pH với mật độ mắm được thể hiện qua hình 3.29

Hình 3.29 Mối tương quan giữa độ pH với mật độ của mắm

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ mắm tỷ lệ thuậnvới độ pH của đất. Tức là, khi

pH từ 6,6 tăng lên 7 thì mật độ mắm 129 cây/ha lên thành 248 cây/ha, mối tương quan tương đối chặt chẽ.

Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza): vẹt dù có độ pH dao động khoảng từ 6,4

đến 7,4. Mật độ vẹt dù tỷ lệ thuận với độ pH. Mối tương quan giữa độ pH với mật độ vẹt dù được thể hiện qua hình 3.30.

Hình 3.30 Mối tương quan giữa độ pH với mật độ của vẹt dù

Từ kết quả nghiên cứu, độ pH của đất tăng từ 6,5 đến 7,2 thì mật độ vẹt dù sẽ từ 1502 cây/ha tăng lên 8385 cây/ha.

Sú (Aegiceras corniculatum): Mối tương quan giữa độ pH với mật độ sú

được thể hiện qua hình 3.31

Hình 3.31 Mối tương quan giữa độ pH với mật độ của sú

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ sú tỷ lệ thuận với độ pH. Mối tương quan giữa độ pH với mật độ của sú chặt chẽ.

 Trang (Rhizophoracea): Mối tương quan giữa pH với mật độ trang được thể hiện qua hình 3.32

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ trang tỷ lệ nghịch với độ pH của đất. Khi độ

pH của đất tăng 6,7 đến 7 thì mật độ trang sẽ giảm từ 4754 cây/ha xuống còn 1988 cây/ha. Độ pH với mật độ của trang có mối tương quan chặt chẽ.

c) Mối tương quan giữa độ pH đến chiều cao, đường kínhtrung bình của cây

Chiều cao: Dựa vào bảng 3.2 kết quả độ pH và bảng 3.7 ; 3.8 ; 3.9 kết quả chiều cao trung bình của cây ta có mối tương quan giữa độ pH với chiều cao của cây được thể hiện qua hình 3.33

Hình 3.33 Mối tương quan giữa độ pH với chiều cao của cây

Từ kết quả nghiên cứu, chiều cao trung bình của cây tương đối đồng đều ở pH trong khoảng 6,6 đến 6,8. Tuy nhiên, khi pH tăng cao thì chiều cao trung bình của cây có xu hướng giảm nhẹ: pH= 6,6 thì chiều cao trung bình là 2,37m, pH= 7,2 chiều cao trung bình là 2,32m.

Đường kính: Dựa vào bảng 3.2 kết quả độ pH và bảng 3.7; 3.8; 3.9 kết quả đường kính trung bình của cây ta có được mối tương quan giữa độ pH với đường kính của cây thể hiện qua hình 3.34

Hình 3.34 Mối tương quan giữa độ pH với đường kính của cây

Từ kết quả nghiên cứu, khi pH = 6,6 thì đường kính trung bình là 3,5cm, pH= 7,2 thì đường kính trung bình 3cm. Độ pH thích hợp cho cây để phát triển đường kính và chiều cao trong khoảng từ 6,6 đến 7.

d) Mối tương quan giữa độ pH đến độ che phủ

Mối tương quan giữa độ pH với độ che phủ dựa vào kết quả bảng 3.2 và bảng

3.11; 3.12; 3.13 kết quả độ che phủ của huyện Tiên Yên được thể hiện qua hình

3.35

Hình 3.35 Mối tương quan giữa độ pH với độ che phủ

Từ kết quả nghiên cứu, độ che phủtỷ lệ nghịch với độ pH. Tức là khi pH tăng thì độ tàn che giảm. Khi độ pH của đấttăng từ 6,6 đến 7,2 thì độ tàn che của cây sẽ từ 83% xuống còn 61%.

Nhận xét: Qua nghiên cứu, đất tại khu vực huyện Tiên Yên đều có độ pH nằm trong khoảng tư 6,6 đến 7,2 thuộc đất trung tính và kiềm nhẹ, điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Độ chua của đất có ảnh hưởng đến sự biến đổi hóa học của phần lớn các chất dinh dưỡng trong các quá trình sinh lý thực vật và từ đó ảnh hưởng đến cây. Mỗi một loài cây thích hợp với độ chua nhất định và ngược lại quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi về độ chua của đất. Khi độ chua của đất tăng thì sú, đâng, mắm, vẹt dù có khả năng thích nghi và sẽ dần chiếm ưu thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)