Mối tương quan giữa độ Eh đến cấu trúc rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 81)

L ỜI CAM ĐOAN

4. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Mối tương quan giữa độ Eh đến cấu trúc rừng ngập mặn

a) Mối tương quan giữa độ Eh đến chỉ số đa dạng loài

Theo kết quả nghiên cứu, độ oxy hóa khử (Eh) của đất tại huyện Tiên Yên đều nhỏ hơn 0 nằm trong khoảng từ -20 mV đến -40 mV, đất bị yếm khí cao. Eh thấp là do hàm lượng oxy trong đất quá ít, có thể do một phần oxy đã được vi sinh vật và động vật đáy sử dụng trong hô hấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây. Mối tương quan giữa độ Eh với chỉ số đa dạng loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tại huyện Tiên Yên được thể hiện ở hình 3.18

Hình 3.18 Mối tương quan giữa độ Eh với chỉ số đa dạng loài

Từ kết quả nghiên cứu, chỉ số đa dạng loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tỷ lệ thuận với độ oxy hóa khử của đất và có mối tương quan chặt chẽ. Độ Eh cao thì hàm lượng oxy trong đất lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật và vi sinh vật.

b) Mối tương quan giữa độ Eh đến mật độ cây

Dựa vào kết quả độ Eh của bảng 3.2 và bảng 3.7 ; 3.8 ; 3.9 kết quả mật độ cây của các xã ta sẽ biếtđược mối tương quan giữa độ Ehvới mật độ cây.

Đâng (Rhizophoraceae): Mật độ trung bình củađâng tỷ lệ thuậnvới độ oxy hóa khử.Mối tương quan giữa độ Eh với mật độđâng được thể hiện qua hình 3.19.

Hình 3.19 Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ của đâng

Từ kết quả nghiên cứu, khi độ Ehcủa đất -40mV thì mật độ cây 323 cây/ha và Eh = -20mV thì mật độ đâng sẽ tăng lên 2192 cây/ha. Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ đângtương đối chặt chẽ.

Mắm (Avicennia marina): Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ mắm được thể hiện qua hình 3.20

Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa độ Eh với mật độ mắm rất chặt chẽ. Mật độ mắm tỷ lệ nghịch với độ Eh của đất. Tức là, khi Eh từ -30mV tăng lên -

20mV thì mật độ mắm260 cây/ha xuống còn 70 cây/ha. Do đặc điểm hình thái riêng

của loài mắmbiển cây có nhiều rễ thở ở bên trên và có khả năng tái sinh nhanh khi bị chặt, gãy hoặc sau thời kỳ ngập mặn kéo dàitạo điều kiện thích nghi ở những nơi có độ Eh thấp hơn.

 Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza): vẹt dù có độ oxy hóa khử dao động khoảng từ -25mV đến -40mV. Mật độ vẹt dù tỷ lệ thuận với độ Eh.Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ cây vẹt dù được thể hiện qua hình 3.21.

Hình 3.21 Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ của vẹt dù

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ vẹt dù tỷ lệ thuận với độ Eh của đất. Khi độ Eh

của đấttăng từ -40mV đến -20mV thì mật độ vẹt dù sẽ từ 2784 cây/ha tăng lên 7018 cây/ha.

Sú (Aegiceras corniculatum): Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ sú

Hình 3.22 Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ của sú

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ sú tỷ lệ nghịch với độ Eh. Tức là, khi độ Eh

của đất (x) tăng từ - 40mV đến -25mV thì mật độ sú sẽ giảmtừ 13998 cây/ha xuống

còn 714 cây/ha. Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ của sú tương đối chặt chẽ.

 Trang (Rhizophoracea): Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ trang được thể hiện qua hình 3.23.

Hình 3.23 Mối tương quan giữa độ Eh với mật độ của trang

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ trang tỷ lệ nghịch với độ Eh của đất. Khi độ Eh

của đấttăng -40 mV đến -30mV thì mật độ trang sẽ giảmtừ 3922 cây/ha xuống còn

1920 cây/ha

Chiều cao: Dựa vào bảng 3.2 kết quả độ Eh và bảng 3.7; 3.8; 3.9 kết quả chiều cao trung bình của cây ta có mối tương quan giữa độ Eh với chiều cao của cây được thể hiện qua hình 3.24.

Hình 3.24 Mối tương quan giữa độ Eh với chiều cao của cây

Từ kết quả nghiên cứu, chiều cao trung bình của cây tỷ thuận với độ Eh. Tức là khi độ Eh càng giảm thì chiều cao trung bình của cây sẽ giảm (độ Eh trong khoảng từ -60 đến -40 mV thì chiều cao cây trung bình dưới 1,50m và Eh trong

khoảng từ -40 đến -20 chiều cao trung bình dưới 3m). Thế oxy hóa khử thấp là do hàm lượng oxy trong đất quá ít gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của

cây. Khi độ Eh của đất (x) giảm từ -20 mV xuống -60 mV thì chiều cao của cây sẽ từ 2,86m xuống còn 1,48m. Mối tương quan giữa độ Eh với chiều cao của cây tương đối chặt chẽ.

Đường kính:Dựa vào bảng 3.2 kết quả độ Eh và bảng 3.7; 3.8; 3.9 kết quả đường kính trung bình của cây ta có được mối tương quan giữa độ Eh với đường

Hình 3.25 Mối tương quan giữa độ Eh với đường kính của cây

Từ kết quả nghiên cứu đường kính trung bình của cây tỷ thuận với độ Eh. Tức là khi độ Eh càng giảm thì chiều cao trung bình của cây sẽ giảm (độ Eh trong khoảng từ -60 đến -40 mV thì đường kính cây trung bình 3cm và Eh trong khoảng từ -40 đến -20 đường kính trung bình khoảng 5cm). Như vậy đất huyện Tiên Yên có độ Eh trong khoảng -40mV đến -20mV là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về chiều cao và đường kính của cây. Khi độ oxy hóa khử của đất (x) từ -60 mV đến - 20mV thì đường kính của cây sẽ từ 2,73 cm lên thành 5,53 cm. Mối tương quan tương đối chặt chẽ.

d) Mối tương quan giữa độ Eh đến độ che phủ

Mối tương quan giữa độ Eh với độ che phủdựa vào kết quả bảng 3.2 kết quả

Eh và bảng 3.11; 3.12; 3.13 kết quả độ tàn che của huyện Tiên Yên được thể hiện

qua hình 3.26.

Từ kết quả nghiên cứu, độ che phủ có tỷ lệ thuận với độ Eh. Tức là khi Eh

giảmthì độ che phủ giảm. Khi độ Eh của đất (x) giảm từ -20 mV xuống -60mV thì

độ che phủ của cây sẽ từ 83% xuống còn 56%. Khi độ Eh càng thấp thì chỉ số đa dạng loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ càng giảm, do sự cạnh tranh giữa các loài trong cùng một ô tiêu chuẩn ít đi nên cây sinh trưởng tốt, đồng đều hơn nên chiều cao trung bình tăng lên, tạo ra ít các khoảng trống tán và các tán cây ít bị chồng lên

nhau vì thế mối tương quan giữa độ Eh với độ che phủtương đối chặt chẽ.

Nhận xét: Qua nghiên cứu, nhìn chung đất ở huyện Tiên Yên bị yếm khí cao. Khi Eh giảm thì chỉ số đa dạng loài, chiều cao, đường kính của cây, độ che phủđều bị ảnh hưởng. Dựa vào đặc điểm hình thái khác nhau (hình thái rễ) nên khả năng

chịu độ oxy hóa khử của từng loài khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)