L ỜI CAM ĐOAN
4. Đóng góp của luận văn
3.3.4. Mối tương quan giữa thành phần cơ giới đến cấu trúc rừng ngập mặn
a) Mối tương quan giữa thành phần cơ giớiđến chỉ số đa dạng loài
Dựa vào bảng 3.3 kết quả phân tích tỷ lệ thành phần cơ giới để phân loại đất thì đất ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên phổ biến nhất là loại đất thịt pha cát. Thành phần cơ giới là một trong những chỉ tiêu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của thực vật. Theo Lê Văn Khoa và cs (1996) [12] thì hàm lượng, thành phần chất hữu cơ trong đất quyết định hình thái và các tính chất lý hóa, độ phì của đất. Ngoài ra hàm lượng chất hữu cơ và tỷ lệ thành phần sét trong đất có liên quan đến khả năng chống chịu của thực vật. Mối tương quan giữa thành phần cơ giới với chỉ số đa dạng loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tại huyện Tiên Yên được thể hiện ở hình sau:
Hình 3.36 Mối tương quan giữa thành phần cátvới chỉ số đa dạng loài
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần cát tỷ lệ nghịch với chỉ số đa dạng loài. Khi tỷ lệ cát càng lớn thì chỉ số đa dạng loài càng nhỏ. Tương quan giữa độ đa dạng loài với thành phần cát có mối tương quan tương đốichặt chẽ.
Hình 3.37 Mối tương quan giữa thành phần limon với chỉ số đa dạng loài
Hình 3.38 Mối tương quan giữa thành phần sét với chỉ số đa dạng loài
Từ kết quả nghiên cứu, chỉ số đa dạng loài tỷ lệ thuận với thành phần sét. Khi thành phần sét tăng từ 15% đến 25% thì chỉ số đa dạng loài sẽ tăng từ 0,4 đến 1,6.
Tương quan giữa chỉ số đa dạng loài với thành phầnsét là mối tương quan chặt chẽ.
Qua 3 hình 3.36; 3.37; 3.38 ta thấy: Trong các thành phần cơ giới thì tương quan giữa thành phần sét với chỉ số đa dạng loài là chặt chẽ. Đất càng có thành phần sét cao thì chỉ số đa dạng loài càng lớn. Như vậy, thành phần hạt sét ảnh hưởng lớn đến chỉ số đa dạng loài.
Dựa vào kết quả thành phần cơ giới của bảng 3.3 và bảng 3.7; 3.8; 3.9kết quả mật độ cây của các xã, mối tương quan giữa thành phần cơ giới với mật độ loài
được thể hiện:
Đâng (Rhizophoraceae): Mật độtrung bình của đâng tỷ lệ nghịchvới thành
phần cát. Mối tương quan giữa thành phần cát với mật độ đâng được thể hiện qua
hình 3.39; 3.40; 3.41
Hình 3.39 Mối tương quan giữa thành phần cátvới mật độ của đâng
Từ kết quả nghiên cứu, tương quan giữa mật độ đâng với thành phần cát tương đối chặt chẽ. Thành phần cát tỷ lệ nghịch với mật độ của Đâng. Tức là khi cát tăng thì mật độ của Đâng giảm.
Hình 3.41 Mối tương quan giữa thành phần sét với mật độ của đâng
Từ kết quả nghiên cứu, tương quan giữa mật độ đâng với thành phần sét chặt chẽ.Thành phần sét tỷ lệ thuận với mật độ của Đâng. Tức là khi thành phần sét tăng thì mật độ của Đâng cũng tăng.
Mắm (Avicennia marina):Mốitương quan giữa thành phần cơ giới với mật độ mắmđược thể hiện qua hình 3.42; 3.43; 3.44
Hình 3.43 Mối tương quan giữa thành phần limon với mật độ của mắm
Hình 3.44 Mối tương quan giữa thành phần sét với mật độ của mắm
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần limon và sét tăng thì mật độ mắm tăng và ngược lại thành phần cát tỷ lệ nghịch với mật độ mắm. Tương quan giữa thành phần cơ giới tới mật độ của mắm khá chặt chẽ.
Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza):Mối tương quan giữa thành phần cơ giới với mật độ vẹt dù được thể hiện qua hình 3.45; 3.46; 3.47
Hình 3.45 Mối tương quan giữa thành phần cátvới mật độ của vẹt dù
Hình 3.47 Mối tương quan giữathành phần sét với mật độ của vẹt dù
Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa mật độ cây vẹt dù với thành phần
cát và sét tương đối chặt chẽ. Tỷ lệ thành phần limon và sét tỷ lệ nghịch với mật độ của vẹt dù. Tức là khi thành phần limon và sét tăng thì mật độ của vẹt dù giảm.
Sú (Aegiceras corniculatum): Mối tương quan giữa thành phần cơ giới với mật độ sú được thể hiện qua hình 3.48; 3.49; 3.50
Hình 3.49 Mối tương quan giữa thành phần limonvới mật độ của sú
Hình 3.50 Mối tương quan giữa thành phần sét với mật độ của sú
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần limon, sét tỷ lệ nghịch với mật độ của sú. Mối tương quan giữa thành phần sét với mật độ của sú tương đối chặt chẽ. Thành phần cát tỷ lệ nghịch với mật độ của sú, tức là khi cát tăng thì mật độ của sú tăng.
Trang (Rhizophoracea): Mối tương quan giữa thành phần cơ giới với mật độ
Hình 3.51 Mối tương quan giữa thành phần cátvới mật độ của trang
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần cát tỷ lệ thuận với mật độ của trang. Tức là khi thành phần cát tăng thì mật độ trang tăng. Mối tương quan giữa thành phần cát với mật độ trang tương đối chặt chẽ.
Hình 3.53 Mối tương quan giữathành phần sét với mật độ của trang
Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa mật độ trang với thành phần sét chặt chẽ. Khi thành phần sét tăng thì mật độ trang giảm.
c) Mối tương quan giữa thành phần cơ giới đến chiều cao, đường kính trung bình
của cây
Chiều cao: Dựa vào bảng 3.3 kết quả thành phần cơ giới và bảng 3.7; 3.8;
3.9 kết quả chiều cao trung bình của cây ta có mối tương quan giữa thành phần cơ giớivới chiều cao của cây được thể hiện qua hình 3.54; 3.55; 3.56
Hình 3.54 Mối tương quan giữa thành phần cátvới chiều cao của cây
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần cát tỷ lệ nghịch với chiều cao của cây. Tức là thành phần cát tang thì chiều cao của cây giảm.
Hình 3.55 Mối tương quan giữa thành phần limon với chiều cao của cây
Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa thành phần limon với chiều cao
của cây tương đối chặt chẽ.
Hình 3.56 Mối tương quan giữa thành phần sét với chiều cao của cây
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần sét tỷ lệ thuận với chiều cao của cây. Tức là khi thành phần sét tăng thì chiều cao của cây cũng tăng.
Đường kính: Dựa vào bảng 3.3 kết quả thành phần cơ giới và bảng 3.7; 3.8;
3.9 kết quả đường kính trung bình của câyta có được mối tương quan thể hiện qua
Hình 3.57 Mối tương quan giữa thành phần cátvới đường kính của cây
Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa đường kính của cây với thành phầncát tương đối chặt chẽ. Thành phần cát tỷ lệ nghịch với đường kính của cây.
Hình 3.58 Mối tương quan giữa thành phần limon với đường kính của cây
Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa đường kính của cây với thành phần
Hình 3.59 Mối tương quan giữa thành phần sét với đường kính của cây Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu, thành phần cát và limon với chiều cao và đường kính của cây có mối tương tương đối chặt chẽ. Trong đó, thành phần limon và sét tỷ lệ thuận với chiều cao và đường kính của cây, tức là thành phần sét và limon càng cao thì cây phát triển về đường kính và chiều cao càng tốt. Đất có nhiều hạt limon và sét, hàm lượng dinh dưỡng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, sinh trưởng của cây. Do các khí và các hóa chất có lực hấp thụ sẽ giữ được trên bề mặt các hạt khoáng sét. Diện tích bề mặt càng cao, khả năng giữ các chất hấp thụ càng cao. Còn riêng thành phần cát tỷ lệ nghịch với đường kính và chiều cao của cây. Có thể lý giải là do các hạt có kích thước lớn nên tổng thể tích khe hở lớn dẫn đến nước dễ thấm xuống sâu đồng thời dễ bị bốc hơi nên đất dễ bị khô ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
d) Mối tương quan giữa thành phần cơ giớiđến độ che phủ
Mối tương quan giữa thành phần cơ giới với độ che phủdựa vào kết quả bảng
3.3 kết quả thành phần cấp hạt và bảng 3.11; 3.12; 3.13 kết quả độ che phủ của huyện Tiên Yên được thể hiện qua hình 3.60; 3.61; 3.62.
Hình 3.60 Mối tương quan giữa thành phần cát với độ che phủ
Từ kết quả nghiên cứu, mối tương quan giữa độ che phủ với thành phần cát
tương đối chặt chẽ. Thành phần cát tỷ lệ thuận với độ che phủ.
Hình 3.62 Mối tương quan giữa thành phần sét với độ che phủ
Từ kết quả nghiên cứu, thành phần sét với độ che phủ có mối tương quan rất chặt chẽ.Mối tương quan giữa độ tàn che với thànhphần sét chặt chẽ.
Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, đất tại huyện Tiên Yên được xác định là đất thịt pha cát (xuất hiện đầy đủcả 3 cấp hạt: cát, limon, sét). Đây cũng là loại đất được đánh giá phù hợp nhất cho sự phát triển, sinh trưởng của cây do có các đặc tính lý, hóa học nằm trung gian giữa hai loại đất cát và đất sét. Thành phần cát lớn có thể là do tại các khu vực nơi đây có thời gian ngập triều ngắn chỉ giữ lại phần lớn hạt cát và phù sa thô.
Cấp hạt sét có bề mặt diện tích rất lớn nên có khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng cao, có tính dính khi ướt. Trong khi đó, cấp hạt cát có kích thước to, nên tổng thể tích khe hở giữa các hạt thường to, nước và không khí dễ dàng di chuyển trong các loại đất cát, đất thoát nước tốt. Cấp hạt limon do có kích thước nhỏ hơn cát nên tổng thể tích khe hở giữa các hạt cũng nhỏ hơn nhiều so với thành phần cấp hạt cát. Vì vậy, thành phần cơ giới ảnh hưởng nhiều đến tính chất của đất và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sinh trưởng của cây.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN :
Từ các kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa độ mặn, Eh, pH, thành phần cơ giới đến cấu trúc rừng ngập mặn tại khu vực nghiên cứu gồm ba xã Hải Lạng, Đông Hải và Tiên Lãng của huyện Tiên Yênrút ra những kết luận sau:
1. Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu có 5 loài cây ngập mặn thực thụ thân
gỗ được ghi nhận, đó là: sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), trang (Kandelia obovata Sheue Liu &Yong), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam), đâng (Rhizophora stylosa Griff), mắm (Avicennia marina (Forsk.) Veirh).
2. Chỉ số đa dạng: Trong phạm vi khu vực nghiên cứu chỉ có 5 loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ do đó các chỉ số đa dạng sinh học đều thấp từ 0,87 đến 1,57.
3. Mật độ cây có sự khác nhau giữa các xã trong khu vực nghiên cứu, mật độ lớn nhất là thảm thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tại Đông Hải với 14016 cây/ha, tiếp theo tại xã Hải Lạng 11049 cây/ha và thấp nhất tại xã Tiên Lãng với 5933
cây/ha.
4. Độ che phủ của thảm thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ tại các xã trong khu vực nghiên cứu không cao, độ tàn che trung bình của khu vực là 0,72%. Cao
nhất là tại xã Hải Lạng với 0,78%, tiếp theo là tại xã Đông Hải với độ tàn che
0,74%, thấp nhất là tại xã Tiên Lãng với 0,64%.
5. Cây ngập mặn thực thụ thân gỗ ở rừng ngập mặn tại 3 xã ven biển huyện Tiên Yên phát triển tốt trong điều kiện môi trường có độ mặn từ 24‰ đến 26‰.
Khi độ mặn tăng thì hầu hết các loài xuất hiện trên phạm vi nghiên cứu đều có khả năng thích nghi được. Độ mặn và cấu trúc rừng ngập mặn có mối tương quan rất chặt chẽ.
6. Cây ngập mặn thực thụ thân gỗ ở rừng ngập mặn tại 3 xã ven biển huyện Tiên Yên phát triển tốt trong điều kiện môi trường có độ Eh từ -40mV đến – 20mV.
Khi độ Eh càng tăng thì vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) thích nghi tốt hơn. Do đó, vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) sẽ là loài chiếm ưu thế khi độ Eh tăng cao. Độ Eh và cấu trúc rừng ngập mặn có mối tương quan chặt chẽ.
7. Cây ngập mặn thực thụ thân gỗ ở rừng ngập mặn tại 3 xã ven biển huyện Tiên Yên phát triển tốt trong điều kiện môi trường có độ pH 6,5 đến 7,1. Khi pH càng tăng thì sú (Aegiceras corniculatum), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), mắm
đó, những loài trên sẽ là những loài chiếm ưu thế khi độ pH tăng.Độ pH và cấu trúc rừng ngập mặn có mối tương quan chặt chẽ.
8. Cây ngập mặn thực thụ thân gỗ ở rừng ngập mặn tại 3 xã ven biển huyện Tiên Yên phát triển tốt trong điều kiện môi trường có thành phần cát trung bình là
66,9%; limon là 19,3%; sét là 13,7%. Khi thành phần cát tăng thì vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza), sú (Aegiceras corniculatum),trang (Kandelia obovata) sẽ là loài thích nghi tốt hơn, limon tăng thì mắm (Avicennia marina) sẽ chiếm ưu thế, sét cao thì
đâng (Rhizophora stylosa),mắm (Avicennia marina) thích nghi tốt hơn.Thành phần cơ giới (tỷ lệ cát và limon) và cấu trúc rừng ngập mặn có mối tương quan chặt chẽ.
KIẾN NGHỊ:
- Cần có thêm những nghiên cứu mở rộng phạm vi, đối tượng nghiên cứu để có thể đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Đối với các cơ quan quản lý: Dựa vào mối tương quan giữa các nhân tố sinh thái môi trường (nhân tố vô sinh) đến cấu trúc rừng để đề xuất các biện pháp lựa chọn loài cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường của từng địa phương và lập kế hoạch, quy hoạch, bảo tồn tài nguyên cũng như các giải pháp bảo vệ phát triển rừng thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Ngọc Bình, Lê ThịThưa, Đỗ Đình Sâm (2006),Sổ tay lâm nghiệp Quản lý rừng phòng hộđầu nguồn và rừng phồng hộ ven biển.
2. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, Nhà xuất bảnNông nghiệp. 3. Hoàng Công Đăng (1995), “Kết quả gieo ươm một số loài cây nước mặn ở
Quảng Ninh”, Hội thảo quốc gia: Phục hồi và quản lý sinh thái rừng ngập mặn Việt Nam, Hải Phòng
4. Quách Văn Toàn Em (2007), “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và sinh trưởng của cây Cóc Đỏ (Lumnitzera littorea (Jack) Voigt) tái sinh tự nhiên ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”, Luận văn cao học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Tp. Hồ Chí Minh.
5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2009), “Nghiên cứu khả năng tích lũy cacbon của rừng
trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”Luận án tiến sĩ sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Phan Nguyên Hồng (1991), “Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam”,
Luận án tiến sỹ khoa họcsinh học, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, tr.45-80. 7. Phan Nguyên Hồng (chủ biên), Trần Văn Ba, Viên Ngọc Nam, Hoàng Thị Sản,
Vũ Trung Tạng, Lê Thị Trễ, Nguyễn Hoàng Trí, mai Sỹ Tuấn, Lê Xuân Tuấn
(1999), Rừng ngập mặn Việt Nam,Nhà xuất bản Nông nghiệpHà Nội, tr. 18-88. 8. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn, Phan Thị Anh Đào (2007), Đa dạng sinh
học ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy, MERC - MCD, Hà Nội, Việt Nam.
9. Phan Nguyên Hồng, Đào Văn Tấn, Vũ Thục Hiền, Trần Văn Thụy (2004),
Thành phần và đặc điểm thảm thực vật vùng rừng ngập mặn huyện Giao Thủy,
Hội thảo Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng ven biển đồng bằng sông Hồng, Đa dạng sinh học, sinh thái, kinh tế, quản lý và đào tạo. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
10. Hà Quốc Hùng và Đặng Trung Tấn (1999), Sổ tay cây cỏ rừng ngập mặn Cà