Mối tương quan giữa độ mặn tới cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 75)

L ỜI CAM ĐOAN

4. Đóng góp của luận văn

3.3.1. Mối tương quan giữa độ mặn tới cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên

Tiên Yên

a. Mối tương quan giữa độmặn với thành phần loài

Tại khu vực nghiên cứu, ghi nhận dọc tuyến điều tra, có 5 loài thuộc 3 họ đó

là: sú (Aegiceras corniculatum (L.) Blanco), trang (Kandelia obovata Sheue Liu &Yong), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.), đâng (Rhizophora stylosa

Griff), mắm (Avicennia marina (Forsk.) Veirh.) phân bố trong các ô tiêu chuẩn nghiên cứu.

Chỉ số đa dạng loài (H’) phản ánh thành phần, số lượng loài, số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Dựa vào bảng 3.1 bảng kết quả độ mặn và hình 3.8 kết quả chỉ số đa dạng loài cây ngập mặn thực thụ thân gỗ tại các xã ven biển huyện Tiên Yên, mối tương quan độ mặn với thành phần loài được thể hiện trong hình 3.9

Hình 3.9 Mối tương quan giữa độ mặn với đa dạng loài

Từ kết quả nghiên cứu, chỉ số đa dạng loài thực vật tỷ lệ nghịch với độ mặn. Tức là, khi độ mặn tăng thì độ đa dạng loài giảm, mối tương quan giữa độ mặn với đa dạng loàichặt chẽ.

Khi độ mặntăng thì độ đa dạng loài thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ giảm. Độ mặn càng thấp thì chỉ số đa dạng càng lớn, Tức là khi độ mặn tăng từ 24‰ đến

mặn quyết định khả năng hút nước của cây. Khi độ mặn cao thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng nên tác động đến khả năng hút nước của cây. Blasco (1984)

[26] cũng cho rằng rừng ngập mặn phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước

10-25‰. Kích thước cây và số loài cũng giảm đi khi độ mặn cao (40-80‰), ở độ mặn 90‰ chỉ có mắm (Avicennia marina) sống được nhưng sinh trưởng chậm

(Rao, 1986) [33]. Các loài cây ngập mặn có khả năng thích nghi với biên độ mặn khác nhau. Độ mặn đóng vai trò quyết định đến sự phân bố của các loài trong rừng ngập mặn.

b) Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ cây

Tại khu vực nghiên cứu mật độ cây lớn nhất ở xã Đông Hải với 14016 cây/ha và thấp nhất là xã Tiên Lãng 5933 cây/ha. Từ kết quả độ mặn của bảng 3.1 và bảng

3.7; 3.8; 3.9 kết quả mật độ cây, mối tươngquan giữa độ mặn với mật độ của loài:

 Đâng (Rhizophoraceae) thường phân bố ở vùng đất bùn pha cát, bờ biển nơi có độ ngập sâu, độ mặn tương đối cao, thường xuyên bị thủy triều tác động. Đâng là loài có mật độ thấp thứ 2 sau cây mắm biển. Mối tương quan giữa độ mặn với mật độđâng được thể hiện qua hình 3.10

Hình 3.10 Mốitương quan giữa độ mặn với mật độ của đâng

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ đâng tỷ lệ nghịch với độ mặn. Tức là khi độ mặn tăng thì mật độ của đâng giảm, mối tương quan chặt chẽ.

 Mắm (Avicennia marina): Theo điều tra mật độ mắm biển có mật độ thấp nhất tại khu vực nghiên cứu, chỉ xuất hiện tại ô tiêu chuẩn ở xã Đông Hải (ở ĐH 1- 3) và Tiên Lãng (ở TL 1-2 và 1-3). Cây mắm là một loài cây thân gỗ phân bố chủ yếu khu vực bãi bồi ven biển hoặc cửa sông và những nơi có độ mặn cao với nền đất đất bùn cát sâu hướngra biển. Đặc điểm của loài này là phân cành nhiều, mật độ cây không cao, thường biến động theo năm, có xu hướng di cư theo các cây ngập mặn khác vào. Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ mắm biển được thể hiện

qua hình 3.11.

Hình 3.11 Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ của mắm

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ mắmtỷ lệ nghịch với độ mặn. Mối tương quan giữa mậtđộ của loài mắmvới độ mặn rất chặt chẽ.

 Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza): Mật độ của vẹt dù lớn thứ 2 sau sú, phân

bố chủ yếu ở Hải Lạng và ít nhất ở Tiên Lãng.Vẹt dù là loài thân gỗ nhỏ mọc trên đất bùn chắc, đất nhiều sỏi đá, ngập triều trung bình đến ngập triều cao cùng với các loài cây khác trong thảm thực vật ngập mặn. Vẹt dù xâm nhập mặn hơn và chiếm ưu thế ở những nơi tầng đất rắn và ít lày thụt hơn, chịu tác động của thủy triều cao

và trung bình. Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ vẹt dù được thể hiện qua

Hình 3.12 Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ của vẹt dù

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ vẹt dù tỷ lệ thuận với độ mặn. Tức là khi độ mặn (x) tăng từ 24‰ đến 26‰ thì mật độ vẹt dù sẽ từ 449 cây/ha lên 10702 cây/ha.

Điều đó có nghĩa là khi độ mặn tăng lên thì vẹt dù sẽ là loài chiếm ưu thế. Mối tương quan giữa mật độ loài vẹt dù với độ mặn rất chặt chẽ.

 Sú (Aegiceras corniculatum) gần như phát triển ở hầu hết tất cả các ô tiêu chuẩn, mật độ của sú chiếm ưu thế lớn nhất. Là cây bụi hoặc cây gỗ dạng bụi thường phân bố tại vùng đất ngập triều trung bình cao đến ngập triều cao, thích nghi với nền đất cát bùn ướt gần các cửa sông. Mối tươngquan giữa độ mặn với mật độ

sú được thể hiện qua hình 3.13.

Hình 3.13 Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ của sú

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ sú tỷ lệ thuận với độ mặn. Mối tương quan giữa mật độ của loài sú với độ mặn chặt chẽ.

Trang (Rhizophoracea) có mật độ lớn ở Tiên Lãng và không xuất hiện ở khu vực nghiên cứu Đông Hải. Trang mọc trên nền đất bùn cát dọc sông có độ mặn thay đổi, mọc được cả trên bùn xốp, thường mọc hỗn giao với đâng, sú. Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ trang được thể hiện qua hình 3.14.

Hình 3.14 Mối tương quan giữa độ mặn với mật độ của trang

Từ kết quả nghiên cứu, mật độ trang tỷ lệ nghịch với độ mặn. Tức là, khi độ mặn tăng từ 24‰ đến 26 ‰ thì mật độ trang sẽ giảm từ 6921 cây/ha xuống còn

1867 cây/ha. Mối tương quan giữa mật độ trang với độ mặn chặt chẽ.

c)Mối tương quan giữa độ mặn với chiều cao, đường kínhcủa cây

Chiều cao: Theo ghi nhận tại huyện Tiên Yên, cây ngập mặn có chiều cao tương đối thấp, trung bình là 2,34m. Trong đó tại xã HảiLạng có độ cao trung bình lớn nhất với 2,76m và thấp nhất là xã Đông Hải với 1,70m. Chiều cao trung bình sẽ tỷ lệ nghịchvới độ mặn. Khi độ mặn tăng thì chiều cao trung bình cây giảm. Do độ mặn cao là một trong những nguyên nhân làm giảm độ đa dạng loài, sự cạnh tranh về ánh sáng giữa các loài giảm nên chiều cao cây trung bình thấp. Độ mặn thấp, số lượng loài sinh sống nhiều hơn, giữa các loài diễn ra sự cạnh tranh về ánh sáng nên

chiều cao trung bình lớn hơn. Mối tương quan giữa độ mặn với chiều cao của cây

Hình 3.15 Mối tương quan giữa độ mặn với chiều cao của cây

Từ kết quả nghiên cứu, chiều cao trung bình của cây tỷ lệ nghịchvới độ mặn. Khi độ mặn tăng từ 24‰ đến 26‰ thì chiều cao của cây sẽ giảm từ 3,22m xuống

còn 1,96m. Mối tương quan giữa độ mặn với chiều cao của câyrấtchặt chẽ.

Đường kính: Kết quả tại khu vực nghiên cứu, thực vật ngập mặn tại huyện Tiên Yên có đường kính cây nhỏ, đường kính trung bình của thân cây là 4,61cm.

Trong đó, ở Đông Hải có đường kính cây bé nhất với 3,30cm do ở đây là rừng hỗn hợp sú- vẹt chiếm ưu thế nên có đường kính nhỏ hơn các xã còn lại; đường kính cây lớn nhất được ghi nhận tại xã Hải Lạng với 5,32cm do các loài ở đây xuất hiện tương đối đồng đều.Đường kính trung bình của cây tỷ lệ thuận với độ mặn của đất. Điều này có thể giải thích là do cây ngập mặn thường là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển trên mọi môi trường nước mặn, ngập nước thường xuyên, cây ngập mặn có khả năng giữ cân bằng muối bằng cách thải lượng muối thừa hoặc tích

muối trong lá già sau đó rụng dần đi. Nếu độ mặn quá cao thì đường kính thân cây sẽ giảm do độ mặn quyết định khả năng hút nước của cây. Khi độ mặn cao thì áp suất thẩm thấu của dung dịch đất càng tăng nên ảnh hưởng đến khả năng hút nước của cây (Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [18]. Mối tương quan giữa độ mặn với đường kính của cây được thể hiện qua hình 3.16.

Hình 3.16 Mối tương quan giữa độ mặn với đường kính của cây

Từ kết quả nghiên cứu, khi độ mặn tăng từ 24‰ đến 26‰ thì đường kínhcủa cây sẽ từ 3,50cm lên thành 5,8cm. Mối tương quan giữa độ mặn với đường kính của cây tương đối chặt chẽ.

d) Mối tương quan giữa độ mặn với độ che phủ

Nhìn chung độ che phủ thảm thực vật ngập mặn thực thụ thân gỗ ven biển huyện Tiên Yên không cao, có sự khác nhau về độ tàn che giữa các xã trong khu vực khảo sát. Nguyên nhân là do tại khu vực nghiên cứu đều là rừng tự nhiên, có sự xuất hiện của nhiều loài nên khoảng cách cây không đồng đều tạo ra các khoảng trống tán và các tán cây hay bị chồng lên nhau. Theo kết quả nghiên cứu, độ che

phủcủa xã Hải Lạng cao nhất với 78% và thấp nhất tại xã Tiên Lãng với 64%. Mối

tương quan giữa độ mặn với độ che phủ của cây được thể hiện qua hình 3.17.

Từ kết quả nghiên cứu, độ che phủ tỷ lệ nghịch với độ mặn. Tức là, khi độ mặntăng từ 24‰ đến 27‰ thì độ che phủ của cây sẽ từ 76% xuống còn 70%.

Nhận xét: Qua nghiên cứu, độ mặn là nhân tố sinh tố quan trọng ảnh hưởng đến cấu trúc rừng. Khi độ mặn quá cao dẫn đến sự đa dạng loài, chiều cao giảm,

đường kính của cây đều tỷ lệ thuận với độ mặn, mỗi loài khác nhau có khả năng chịu mặn khác nhau. Độ mặn với cấu trúc rừng có mối tương quan chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn, eh, ph, thành phần cơ giới của đất đến cấu trúc rừng ngập mặn ven biển huyện tiêu yên, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)