- Sai lầm 1: Thiếu kỹ năng giải, dẫn đến giải một cách bản năng và thiếu tầm nhìn khái quát (không định hình phương pháp giải, không chú ý đến tỷ lệ lượng chất dư hay vừa đủ, phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn, không xét hết trường hợp có thể xảy ra, xác định sai các chất trong sơ đồ phản ứng...)
Ví dụ 1.HS thường không xác định đúng bản chất của phản ứng, đặc biệt HS
không thể hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “phản ứng hoàn toàn, phản ứng xong, phản ứng kết thúc”, đa số HS đều cho rằng 3 cụm từ trên có nghĩa là “phản ứng vừa đủ”.
Ví dụ 2.HS cũng không xác định được chất phản ứng hết dựa vào ngữ cảnh
của đề bài. HS thường không xác định chất nào có thể dư trong đề bài kiểu như “Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư..”.
Ví dụ 3. HS không chú ý vai trò của môi trường đến tính oxi hóa của muối
nitrat trong dung dịch khi muối này tác dụng với kim loại hoặc điện phân dung dịch của chúng.
Cụ thể, chúng ta xét bài toán sau: Điện phân 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M với điện cực trơ đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại. Để yên cho đến khi khối lượng của catot không đổi thì khối lượng catot thay đổi như thế nào so với trước lúc điện phân?
HS thường có cách giải sai lầm như sau:
Cu(NO3)2 → Cu2+ + 2NO −3 0,1 0,1 (mol)
Ở catot: bắt đầu có bọt khí thoát ra nên Cu2+bị khử hết ở catot: Cu2++ 2e → Cu
0,1 0,1 (mol) ⇒ Khối lượng catot tăng lên: 0,1.64 = 6,4 (gam)
Sai lầm mà HS mắc phải là không để ý ở anot có quá trình tạo ion H+ và H+
sinh ra cùng ion NO−3 có trong dung dịch hòa tan bớt lượng Cu bám trên catot.
2H2O – 4e → 4H+ + O2 0,2 0,2 (mol)
3Cu + 8H+ + 2NO → 3Cu−3 2++ 2NO↑ + 4H2O 0,075 0,2 (mol)
⇒ Khối lượng catot tăng: m = (0,1 – 0,075).64 = 1,6 (gam)
Ví dụ 4.HS chưa chú ý đến vai trò của nước trong các tương tác có mặt của
các kim loại hoạt động mạnh (K, Ba, Ca, Na).
Cụ thể, chúng ta xét bài toán sau: Hòa tan hỗn hợp A gồm 13,7 gam Ba và 8,1 gam Al vào một lượng nước dư. Tính thể tích khí thoát ra ở đktc.
Các nhầm lẫn thường gặp ở HS đối với bài tập này:
+ Nhầm lẫn 1: HS cho rằng Ba phản ứng với nước, Al không phản ứng hóa học với nước:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ 0,1 0,1 (mol)
⇒ Khí thoát ra có thể tích V = 0,1.22,4 = 2,24 (lít)
+ Nhầm lẫn 2: HS cho rằng cả Ba và Al đều phản ứng với nước. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
0,1 0,1 (mol) 2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2↑ 0,3 0,45 (mol)
Cách suy luận đúng và kết quả của bài là: kim loại Ba tan trong H2O tạo ra
môi trường kiềm, Al tan trong môi trường kiềm.
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑ 0,1 0,1 0,1 (mol)
2Al + 2OH− + 6H2O → 2[Al(OH)4]− + 3H2↑ 0,2 0,2 0,3 (mol)
⇒ Khí thoát ra có thể tích: V = (0,1 + 0,3).22,4 = 8,96 (lít)
Ví dụ 5.HS không chú ý đến kim loại đa hóa trị.
Cụ thể, chúng ta xét bài toán sau: Cho 11,2 gam hỗn hợp Cu và kim loại M tác dụng hết với HCl dư thu được 3,136 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này cho
tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 3,92 lít (đktc) khí NO (sản phẩm
khử duy nhất). Tìm kim loại M.
Suy luận đúng và kết quả của bài:
+ Nếu M là kim loại đa hóa trị thì khi M phản ứng với HNO3 và HCl kim
loại M sẽ thể hiện hóa trị khác nhau (vì HNO3 có tính oxi hóa mạnh hơn HCl).
+ Nếu M là kim loại có hóa trị không đổi thì M phản ứng với HNO3 và HCl
sẽ thể hiện cùng một hóa trị.
Dễ dàng tìm được n = 0,14 (mol), nH2 NO = 0,175 (mol) 2M + 2nHCl → 2MCln + nH2↑ 0,28/n 0,14 (mol)
3M + 4mHNO3 → 3M(NO3)m + mNO + 2mH2O 0,28/n 0,28m/3n (mol)
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)3 + 2NO + 4H2O
Ta có: n 28 , 0 .M + 1,5.(0,175 − 0,28m/3n).64 = 11.2 ⇒ M = 32m – 20n + Nếu m = n ⇒ M = 12n ⇒ nghiệm thích hợp là n = 2, M = 24 (Mg) + Nếu m > n ⇒ nghiệm thích hợp là m = 3; n = 2, M = 56 (Fe).
Cách giải nhầm lẫn thường gặp ở HS: thường cho M cùng một hóa trị khi M phản ứng với HNO3 và HCl nên các em chỉ tìm được kết quả kim loại Mg và bỏ sót kim loại Fe.
- Sai lầm 2:Trong quá trình tính toán, HS nhầm lẫn hoặc sai sót trong quá trình áp dụng hay biến đổi các biểu thức toán, hóa liên quan đến các thông số như khối lượng, nồng độ, thể tích, hiệu suất, thành phần %, pH, áp suất, ...
Ví dụ 1. Khi giải bài toán kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 bằng phương pháp bảo toàn electron, HS đặt số mol của N2O là x nhưng lại thay vào phương trình khử của N5
+
và tính sai số mol electron nhận: 2 5 N + + 8e → 2N1 + (N2O) 4x x (mol) Điểm sai cơ bản là HS đã tính số mol N1
+
sai (đúng ra là số mol N1 +
gấp đôi số mol N2O) dẫn đến tính số mol electron nhận sai.
Ví dụ 2.Tính hiệu suất phản ứng theo chất có khả năng dư. Thật ra, chúng ta
phải tính hiệu suất phản ứng dựa vào chất có khả năng hết.
- Sai lầm 3:Bất cẩn trong thao tác thực hành giải toán, thao tác bấm máy tính.
Ví dụ.HS rất hay bất cẩn trong quá trình sử dụng máy tính, rất dễ bấm nhầm
số (do bấm nhanh và nhầm vị trí giữa các số gần nhau), thậm chí bấm nhầm phím phép tính (cộng thành nhân)…