Lư uý khi biên soạn câu dẫn và đáp án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 75 - 76)

2.3.1.1. Lưu ý khi biên soạn câu dẫn

- Chọn câu dẫn là 1 câu hỏi hay 1 câu chưa hoàn chỉnh (câu bỏ lửng) là tùy theo hình thức nào sáng sủa (dễ hiểu) và trực tiếp hơn.

- Câu dẫn phải có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa, phải diễn đạt rõ ràng 1 vấn đề. Tránh dùng các từ phủ định, nếu không tránh được thì cần phải được nhấn mạnh để HS không bị nhầm. Câu dẫn phải là câu trọn vẹn để HS hiểu được mình đang được hỏi vấn đề gì;

Ví dụ. Không nên dùng câu Hòa tan hết 2 gam kim loại Na và K vào nước

khi đó HS có thể hiểu theo 2 cách: 2 gam này chỉ có Na còn K thì chưa xác định hoặc 2 gam này gồm Na và K. Khi đó, để HS chỉ hiểu theo một nghĩa duy nhất thì:

o Nếu muốn nói 2 gam này là của 2 kim loại, GV biên soạn: Hòa tan hết 2

gam hỗn hợp Na và K vào nước.

o Nếu muốn nói 2 gam này chỉ của Na thì GV biên soạn: Hòa tan K và 2

gam Na vào nước.

- Nội dung câu dẫn phải thật chuẩn xác, không nêu những vấn đề đang còn tranh cãi hay chưa thống nhất.

Ví dụ 1. Cho dung dịch HCl 40%. Điều này không đúng vì dung dịch HCl

đặc nhất chỉ đạt nồng độ 37% ở 20oC.

Ví dụ 2.Hấp thụ CO2 vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,05 M. Thực tế, ở 20o

C, 1 lít nước chỉ hòa tan được 0,02 mol Ca(OH)2, nghĩa là nồng độ bão hòa của dung dịch Ca(OH)2 ở 20oC là 0,015 M. Vì vậy, trong các bài toán định lượng, GV không nên cho nồng độ dung dịch Ca(OH)2 vượt quá 0,015 M vì khi đó một phần Ca(OH)2 tồn tại ở dạng rắn.

Ví dụ 3. Hòa tan bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau đó cô cạn thu

được a gam muối. Thực nghiệm không cho phép xác định được lượng muối theo

phương pháp này vì H2SO4 khó bay hơi.

Ví dụ 4. Nhiệt phân Ca(HCO3)2 thu được… Các muối hidrocacbonat của

kim loại nhóm IIA không tồn tại ở dạng khan, chỉ tồn tại trong dung dịch.

2.3.1.2. Lưu ý khi biên soạn đáp án

- Đáp án phải là duy nhất, phải đúng một cách không tranh cãi được (không có điểm sai và những chỗ tối nghĩa);

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 75 - 76)