Biên soạn một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 77 - 102)

Áp dụng các kỹ thuật xây dựng phương án nhiễu nêu trên, chúng tôi đã biên soạn được một số câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn, bao gồm câu hỏi được sử dụng trong phần trên và trong phần này. Nội dung các câu hỏi được biên soạn dựa trên nội dung chương 5 và chương 6 của SGK Hóa học 12 nâng cao và đối chiếu với các tài liệu [31] và [32] để đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho HS.

Câu 1. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

− Thí nghiệm 1: Điện phân có màng ngăn dung dịch chứa 0,2 mol NaCl. − Thí nghiệm 2: Điện phân nóng chảy 0,2 mol NaCl.

Sau khi NaCl bị điện phân hết, số mol khí sinh ra ở catot lần lượt trong 2 thí nghiệm trên là:

A. 0 mol và 0,2 mol. B. 0,1 mol và 0 mol.

C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0 mol và 0,1 mol.

Câu 2. Từ mẫu quặng dolomit (MgCO3.CaCO3), tiến hành tách riêng Mg, Ca theo

các bước sau:

− Bước 1: Nhiệt phân hoàn toàn mẫu quặng thu được chất rắn A và khí B. − Bước 2: Hòa tan chất rắn A vào nước thu được dung dịch C và chất rắn D.

Nội dung các bước chính tiến hành tiếp theo (bỏ qua các công đoạn lọc, rửa, sấy khô) lần lượt là:

B. Điện phân dung dịch C thu được Ca. Hòa tan D vào dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng và điện phân nóng chảy thu được Mg.

C. Cô cạn dung dịch C và điện phân nóng chảy C thu được Ca. Chất rắn D (Mg(OH)2) được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng và điện phân nóng chảy thu được Mg.

D. Trung hòa dung dịch C bằng dung dịch HCl, cô cạn và điện phân nóng

chảy dung dịch thu được Ca. Hòa tan D vào dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng và điện phân nóng chảy thu được Mg.

Câu 3. Nhận xét đúngkhi nói về Na2CO3 và CaCO3 là:

A. Cả 2 đều dễ tan trong nước.

B. Cả 2 đều bị hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.

C. Cả 2 đều kém bền với nhiệt.

D. Cả 2 đều là chất rắn không màu.

Câu 4. Trộn dung dịch chứa 0,1 mol Ca(HCO3)2 và dung dịch chứa 0,2 mol NaOH

thu được kết tủa M và dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa M và cô cạn dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 5,3. B. 9,3. C. 10,6. D. 12,4.

Câu 5. Nhận xét đúngkhi nói về Na2CO3 và NaHCO3 là:

A. Cả 2 chất đều kém bền với nhiệt.

B. Dung dịch 2 chất đều làm hồng phenolphtalein.

C. Có thể phân biệt bằng dung dịch HCl.

D. Cả 2 chất đều dễ tan trong nước.

Câu 6. Khi điện phân dung dịch chứa MgCl2, FeCl3, CuCl2 thì thứ tự bị khử tại

catot lần lượt là:

C. Fe3+, Cu2+, H2O. D. Fe3+, Cu2+, Fe2+, H2O.

Câu 7. Nhận định không đúng là:

A. Nguyên tố có 1 electron lớp ngoài cùng là nguyên tố kim loại kiềm.

B. Quá trình sản xuất Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực bằng than chì có tạo ra sản phẩm phụ là CO2.

C. Dung dịch Al2(SO4)3 có pH < 7.

D. Trộn nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu thu được nước cứng toàn phần.

Câu 8. Dưới đây là hình vẽ 4 sơ đồ pin điện hóa chuẩn. Các giá trị thế điện cực

chuẩn của Ag+/Ag, Cu2+/Cu, Zn2+/Zn lần lượt là +0,80 V, +0,34 V, −0,76 V.

(1) (2) (3) (4) Nhận xét đúng là:

A. Từ hình (1) và (4) có thể suy ra tính oxy hóa của Zn2+mạnh hơn Ag+.

B. Suất điện động tiêu chuẩn của 4 pin đều bằng thế điện cực chuẩn của cặp

oxy hóa − khử bên trái trừ thế điện cực chuẩn của cặp oxy hóa − khử bên phải.

C. Có 1 hình vẽ không đúng.

D. Giả sử hình vẽ (2) và (3) đúng thì giá trị suất điện động tiêu chuẩn của

chúng phải có giá trị đối nhau.

Nhận xét đúng khi nói về 2 cốc trong thí nghiệm trên là:

A. Đinh Fe trong cốc 2 bị ăn mòn nhanh hơn trong cốc 1.

B. Thí nghiệm ở cốc 2 có ý nghĩa quan trọng trong đời sống.

C. Ở cốc 2, sau một thời gian, đinh Fe sẽ bị ăn mòn.

D. Dung dịch NaCl trong 2 cốc đóng vai trò vừa là môi trường vừa là tác nhân ăn mòn.

Câu 10. Mệnh đề đúng là:

A. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch HNO3 có thể không tạo thành chất

khí.

B. Ngâm lá Fe trong dung dịch H2SO4 có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4

thấy khí H2 thu được nhiều hơn khi chưa nhỏ thêm dung dịch CuSO4.

C. Vì Al không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và Ag tác dụng được với dung dịch HNO3 đặc nguội nên hỗn hợp gồm Al, Ag không tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nguội.

D. Đốt hỗn hợp bột Al và bột S (vừa đủ) trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn X. Hòa tan chất rắn X vào nước dư thu được dung dịch Al2S3.

Câu 11. Nhận xét đúng là:

A. Dung dịch NaOH có thể làm mềm nước cứng tạm thời.

C. Ở điều kiện thường, Al thể hiện tính khử khi phản ứng với dung dịch HCl đặc và dung dịch HNO3 đặc.

D. Đốt Na trong oxy thu được natri oxit và natri supeoxit.

Câu 12. Ý sai khi nói về ăn mòn điện hóa học là:

A. Trong ăn mòn điện hóa học có 2 điện cực kim loại khác nhau, chỉ có 1 kim loại bị ăn mòn điện hóa học.

B. Bảo vệ Na khỏi bị ăn mòn điện hóa học, người ta ngâm Na trong dầu hỏa.

C. Kim loại có tính khử mạnh hơn sẽ bị oxy hóa và phản ứng xảy ra ở cực âm.

D. Phải có đủ 3 điều kiện thì mới xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Câu 13. Điều sai khi nói về cơ chế của quá trình điện phân là:

A. Trong quá trình điện phân dung dịch, vì số phân tử nước rất nhiều hơn so

với số phân tử chất tan nên ở các điện cực, nước sẽ bị điện phân trước.

B. Khi điện phân nóng chảy, hầu hết các ion đều bị điện phân.

C. Ở anot, luôn xảy ra quá trình oxy hóa chất khử.

D. Có thể có phản ứng phụ giữa sản phẩm điện phân với điện cực không trơ làm cho điện cực bị mòn.

Câu 14. Điện phân đến hết 18,8 gam Cu(NO3)2 trong dung dịch với điện cực trơ, có

màng ngăn thì sau khi điện phân, độ giảm khối lượng dung dịch và độ giảm khối lượng bình điện phân là:

A. 1,6 gam và 1,6 gam. B. 18,8 gam và 8 gam.

C. 8 gam và 1,6 gam. D. 20,6 gam và 8 gam.

Câu 15. Hòa tan hết 4,68 gam hỗn hợp muối cacbonat của 2 kim loại A, B kế tiếp

nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được dung dịch C và 1,54 lít CO2 đo ở 27,3o

C và 0,8 atm. Nhận xét đúng là:

B. Oxit của B được dùng nhiều trong xây dựng.

C. A hoặc B tan được trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.

D. A là Ca.

Câu 16. Hòa tan hết 35,04 gam bột kim loại M có hóa trị II vào V lít dung dịch HCl

0,3 M dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 97,236 gam chất rắn. Nhận xét đúng là:

A. M là Zn.

B. M có nhiều ứng dụng trong sản xuất pháo bông.

C. 5 > V > 3

D. Dung dịch hidroxit của M làm hồng phenolphtalein.

Câu 17. Nhận xét đúng khi so sánh ăn mòn điện hóa học và ăn mòn hóa học là:

A. Qua 2 phản ứng ăn mòn là 3Fe + 4H2O →to Fe3O4 + 4H2 và

Zn + 2H+→ Zn2+ + H2, chứng tỏ cả 2 loại ăn mòn đều xảy ra trong dung dịch.

B. Ăn mòn điện hóa học do dòng điện gây ra, ăn mòn hóa học do hóa chất gây ra.

C. Ăn mòn điện hóa học xảy ra ở nhiệt độ thường, ăn mòn hóa học thường xảy

ra ở nhiệt độ cao.

D. Vì kim loại được bao quanh bởi không khí nên chủ yếu kim loại bị ăn mòn hóa học hơn ăn mòn điện hóa học.

Câu 18. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1 M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M

và NaAlO2 1,5 M cho đến khi vừa tạo thành 7,8 gam kết tủa thì ngưng. Thể tích dung dịch HCl 1 M đã dùng là

A. 150 ml hay 200 ml. B. 150 ml hay 300 ml.

Câu 19. Cho 0,02 mol bột Fe vào dung dịch chứa 0,07 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là

A. 13,02 gam. B. 4,32 gam. C. 6,48 gam. D. 7,56 gam.

Câu 20. Cho các dung dịch sau: NaOH, Ba(OH)2, NH3. Lượng dư dung dịch tạo

kết tủa với dung dịch Al2(SO4)3 là:

A. dung dịch Ba(OH)2, dung dịch NH3.

B. dung dịch NH3.

C. dung dịch Ba(OH)2.

D. dung dịch NaOH, dung dịch NH3.

Câu 21. Câu sai khi nói về hợp kim là:

A. Hợp kim khác với hỗn hợp về hình thức tồn tại.

B. Tính chất hóa học của hợp kim tương tự với các đơn chất thành phần.

C. Hợp kim có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các kim loại thành phần.

D. Gang và thép là 2 hợp kim quan trọng của nhôm.

Câu 22. Kim loại là những nguyên tố

A. có electron cuối cùng điền vào phân lớp s hay p.

B. thường có 1, 2 hay 3 electron lớp ngoài cùng.

C. chủ yếu thuộc ở phân nhóm chính.

D. nằm ở góc bên phải và phía trên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Câu 23. Câu đúngkhi nói về nguyên tố kim loại lả:

A. Kim loại có độ âm điện lớn hơn phi kim.

B. Tất cả các kim loại đều tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.

C. Kim loại có ít electron hóa trị hơn so với phi kim.

Câu 24. Khi nói về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt của kim loại thì nhận xét sai là: A. Ag có độ dẫn điện lớn hơn Cu.

B. Tính dẫn điện tỷ lệ thuận với mật độ electron tự do trong nguyên tử.

C. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dẫn điện càng tốt.

D. Kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt.

Câu 25. Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẫn điện, tính dẫn

nhiệt, tính cứng và có ánh kim (1) đều có nguyên nhân chung là các electron tự do

trong nguyên tử kim loại gây ra (2). Còn những tính chất vật lý riêng như khối

lượng riêng, tính dẻo, nhiệt độ nóng chảy (3)phụ thuộc vào độ bền liên kết kim loại,

kiểu mạng tinh thể, nguyên tử khối… của kim loại (4). Ý sai là:

A. (1). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4).

Câu 26. Nhận định sai là:

A. Kim loại có ánh kim là do các electron tự do phản xạ tốt tia sáng có bước sóng mà mắt người nhận thấy được.

B. Na, Mg, Al đều là kim loại nhẹ.

C. Vì nhiệt độ nóng chảy của W rất cao nên được dùng làm dây tóc bóng đèn.

D. Than chì là kim loại rết mềm nên được dùng làm ruột bút chì.

Câu 27. Nhận xét đúng khi nói về tính chất hóa học của kim loại là:

A. Từ trái sang phải trong cùng chu kỳ, tính khử của kim loại giảm dần.

B. Kim loại dễ bị oxy hóa: M → M+ + e.

C. Kim loại thể hiện tính khử hay tính oxy hóa tùy thuộc tác chất và điều kiện phản ứng.

D. Kim loại chỉ thể hiện tính khử mạnh.

A. Mg bị hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 dư hay dung dịch CuSO4

dư đều tạo thành dung dịch có chất tan giống nhau.

B. Hòa tan sản phẩm khi đốt Cu trong bình đựng khí Cl2 vào dung dịch H2SO4 thu được dung dịch xanh lam.

C. Na và K đều tác dụng với nước tạo thành dung dịch có pH > 7.

D. Khi cho Ba vào dung dịch H2SO4, sau phản ứng, có tạo thành kết tủa trắng.

Câu 29. Nhận xét sai là:

A. Đối với nguyên tố kim loại có nhiều trạng thái oxy hóa, có thể có cặp oxy hóa – khử dạng Ma+/Mb+với a > b.

B. Pin điện hóa là dụng cụ biến hóa năng thành điện năng.

C. Nhiệm vụ của cầu muối trong pin điện hóa là giúp cân bằng điện tích của dung dịch ở các điện cực.

D. Suất điện động của pin điện hóa có thể là số dương, có thể là số âm.

Câu 30. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng than chì, xảy ra các quá

trình chính sau: (1) Cu2+di chuyển về catot, 2− 4 SO di chuyển về anot. (2) Cu2+bị khử thành Cu. (3) 2− 4 SO bị oxy hóa thành khí SO2 và O2.

(4) H2O bị oxy hóa thành H+và giải phóng khí O2. Nhận xét đúng là:

A. Có 1 quá trình sai.

B. (2) xảy ra song song (3).

C. (4) xảy ra sau khi 2− 4

SO bị điện phân hết ở (3).

Câu 31. Nhận xét đúng khi điện phân dung dịch hỗn hợp gồm CuCl2 và HCl là:

A. Có lớp kim loại màu đỏ bám lên catot trước khi có khí không màu thoát ra

ở đây.

B. pH của dung dịch giảm dần.

C. Cứ 1 mol Cu bám lên catot thì có 2 mol Cl−bị oxy hóa ở anot.

D. Sau khi Cl−bị điện phân hết, nước bị oxy hóa thành H2 và OH−.

Câu 32. Điều sai khi nói về điều chế kim loại bằng phương pháp điện phân là:

A. Dòng điện cũng được xem là chất khử.

B. Dùng điện phân dung dịch để điều chế các kim loại hoạt động trung bình và yếu.

C. Các kim loại trước Al trong dãy điện hóa được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

D. Kim loại M được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy thì cũng có thể

được điều chế bằng cách điện phân dung dịch.

Câu 33. Ý đúng khi nói về nguyên tắc làm mềm nước cứng là:

A. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là chỉ cần làm giảm nồng độ Ca2+

Mg2+.

B. Nguyên tắc làm mềm nước cứng tạm thời khác với nguyên tắc làm mềm nước cứng vĩnh cửu.

C. Nguyên tắc làm mềm nước cứng tạm thời là làm giảm nồng độ Ca2+, Mg2+ và HCO3−.

D. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là ngoài việc làm giảm nồng độ Ca2+ và Mg2+, cần làm giảm nồng độ các ion khác.

Câu 34. Cho từ từ đến dư 3 dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2, NaOH vào 3 ống nghiệm đều đựng V ml dung dịch Al2(SO4)3. Gọi m1, m2, m3 lần lượt là khối lượng kết tủa xuất hiện ở 3 ống nghiệm trên. So sánh m1, m2, m3 ta thấy:

A. m1 = m2 = m3 B. m3 < m1 < m2C. m1 < m2 = m3 D. m1 = m2 > m3

Câu 35. Nhận xét sai khi nói về 3 phương pháp điều chế kim loại là:

A. Kim loại M được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện, có thể không cần dùng chất khử như Al, C, CO, H2.

B. Kim loại X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy và phương pháp điện phân dung dịch thì X không tan trong nước.

C. Phương pháp thủy luyện chỉ có 1 giai đoạn, đó là dùng kim loại có tính khử

mạnh hơn khử ion kim loại cần điều chế trong dung dịch muối.

D. Phương pháp điện phân có hiệu suất cao nhất so với phương pháp nhiệt luyện và phương pháp thủy luyện.

Câu 36. Nhận xét đúng khi nói về tính chất hóa học của kim loại là:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 77 - 102)