Kết luận về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 119 - 137)

Từ kết quả phân tích 2 bài kiểm tra thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- HS làm 2 bài kiểm tra đạt mức điểm trung bình là 5,71 điểm.

- Những câu hỏi TNKQ có chức năng kiểm tra mức độ nhớ được HS chọn đúng đáp án không nhiều, chứng tỏ đa số HS chưa nhớ kỹ bài học. Những câu hỏi TNKQ có chức năng hiểu và vận dụng được khá ít HS trả lời đúng. Điều này cũng dễ dàng hiểu được vì khi HS chưa nắm kỹ bài thì khả năng làm đúng câu hỏi TNKQ dạng hiểu và vận dụng không thể cao được.

o Đối với những câu hỏi chỉ đề cập đến 1 (hay 2) nội dung kiến thức thì HS bị chi phối bởi từ ngữ trong đề bài, cách dùng từ cũng như diễn đạt khác so với cách học bài của HS, chứng tỏ HS chưa có khả năng khái quát vấn đề.

o Đối với những câu hỏi dạng tổng hợp, HS càng lúng túng hơn và rất ít HS trả lời đúng. Ngoài ra, số lượt PA mà HS lúng túng cũng tăng cao.

- Khả năng tiếp thu của HS về nội dung chương “Đại cương về kim loại” và chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ − Nhôm” chưa cao. Đây là 2 chương rất quan trọng trong phần Hóa vô cơ ở lớp 12.

Nói tóm lại, qua kết quả thực nghiệm, chúng tôi xét thấy việc xây dựng các PAN thật sự tốt là vấn đề quan trọng, cốt yếu trong quá trình xây dựng câu hỏi TNKQ dùng trong kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của HS. Làm tốt được khâu này, GV sẽ có điều kiện tạo cơ hội cho HS thử sức với những đề thi kiểm tra TNKQ có chất lượng ở lớp trước khi tiếp cận với những kỳ thi quan trọng hơn sau này.

4. KẾT LUẬN

1. Kết luận

Từ những nghiên cứu lý thuyết, quá trình triển khai thực hiện đề tài “KỸ THUẬT BIÊN SOẠN PHƯƠNG ÁN NHIỄU TRONG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (PHẦN KIM LOẠI – HÓA HỌC 12 NÂNG CAO) và kết quả tổ chức thực nghiệm, chúng tôi đã đạt được những kết quả như sau:

- Đề tài đã trình bày khá chi tiết những vấn đề cơ bản về KTĐG, về các hình thức câu hỏi trắc nghiệm thường được sử dụng để KTĐG cùng với ưu và khuyết điểm của chúng, đặc biệt là tìm hiểu kỹ về cách biên soạn câu hỏi TNKQ dạng nhiều lựa chọn và những lưu ý khi biên soạn loại câu hỏi này.

- Tìm hiểu, xây dựng được một số kỹ thuật xây dựng PAN trong câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn và có xây dựng thêm một số kỹ năng đối với câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn về thực hành hóa học và sử dụng hình ảnh trực quan.

- Vận dụng các kỹ thuật này, chúng tôi đã biên soạn được khoảng 100 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn và tiến hành thực nghiệm trên khoảng 200 HS về nội dung kiến thức nằm trong chương “Đại cương về kim loại” và chương “Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ − Nhôm”. Chúng tôi sử dụng đa số dạng câu hỏi tổng hợp. Đối với dạng câu hỏi dùng để kiểm tra khả năng biết, chúng tôi cố gắng biên soạn câu hỏi TNKQ tích hợp không quá nhiều nội dung kiến thức liên quan và kết hợp nhiều kỹ thuật gây nhiễu để tránh tình trạng HS không cần đọc hết câu hỏi đã chọn được đáp án hay chỉ đơn giản kiểm tra kiến thức theo kiểu có – không mà không có sự gợi nhớ và liên tưởng. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã gặp khó khăn khi chỉ thực nghiệm được 35 HS đối với đề kiểm tra 1 tiết nên chưa có cái nhìn khái quát về mức độ tiếp thu kiến thức của HS ở 2 chương.

- Chủ ý của chúng tôi là không chú trọng đến khả năng tính toán hay sử dụng kỹ năng của Toán học để vận dụng vào Hóa học. Vì vậy, số lượng câu hỏi về tính toán (cũng như chất lượng các PAN) chỉ ở mức khiêm tốn. Chúng tôi tập trung

nhiều vào các câu hỏi không đặt nặng việc tính toán, quan trọng là khảo sát khả năng hiểu, vận dụng kiến thức lý thuyết vào việc giải quyết các vấn đề thực tế liên quan đến Hóa học, không phải một môn học nào khác.

Như vậy, xét thấy tầm quan trọng của việc biên soạn các PAN đối với việc KTĐG nói riêng, chúng tôi cho rằng cần làm tốt hơn nữa khâu xác định được những lỗ hổng kiến thức của HS, từ đó mỗi GV sẽ có thể biên soạn được nhiều câu hỏi TNKQ có chất lượng tốt. Đây cũng là công cụ hữu hiệu để phát hiện và giúp đỡ những HS của mình trong học tập và thi cử khi TNKQ đang ngày càng phổ biến trong các kỳ kiểm tra, kỳ thi vì những tác dụng mà nó mang lại.

2. Đề xuất

Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:

- Đối với khoa Hóa học của trường ĐH Sư phạm TP.HCM:

o Cần tăng cường nội dung giảng dạy liên quan đến câu hỏi TNKQ đặc biệt là xây dựng các PAN, giúp sinh viên có nhiều kinh nghiệm biên soạn đề TNKQ để giảng dạy sau này.

o Bổ sung giảng dạy học phần “Đo lường và đánh giá kết quả học tập” (lý thuyết và thực hành) dành cho sinh viên năm IV, tạo tiền đề cho việc đánh giá sau này khi giảng dạy.

- Đối với GV đang giảng dạy ở các trường THPT, việc phát hiện những sai sót

của HS quá trình học tập cần được thực hiện lâu dài và liên tục. Đây là nền tảng để xây dựng các PAN có chất lượng.

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài. Dù em đã cố gắng hoàn thành xong khóa luận nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự cảm thông và đóng góp từ quý thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cám ơn.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Quang Báo, Phan Thị Hồng The (2008), “Phân tích kết quả trả lời câu hỏi tự luận của học sinh để lựa chọn các phương án nhiễu cho câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn”, tạp chí Giáo dục, (190),42 tr. 42−43, tr. 46.

2. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TPHCM.

3. Hoàng Hòa Bình (2008), “Trắc nghiệm khách quan trong môn Tiếng Việt,

tạp chí Giáo dục,(184), tr. 18−20.

4. Lê Trung Chính, Đoàn Văn Điều, Võ Văn Nam, Ngô Đình Que, Lý Minh Tiên (2004), Đo lường và đánh giá kết quả học tập, ĐHSP TPHCM.

5. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông

và đại học – Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.

6. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương pháp

dạy học Hóa học tập một, Nxb Giáo dục.

7. Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Anh (2010), “Một số kỹ năng xây dựng và sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần kim loại (Hóa học 12)”, tạp chí Giáo dục,(237), tr. 45−47.

8. Cao Cự Giác (2009), “Kỹ thuật biên soạn bài tập trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn môn Hóa học”, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 88(4), tr. 9−11.

9. Cao Cự Giác (2009), “Xây dựng bài tập trắc nghiệm hóa học có nội dung thực nghiệm để kiểm tra kỹ năng thực hành hóa học của học sinh”, tạp chí

Giáo dục,(205), tr. 48−49, tr. 54.

10. Cao Cự Giác (2007), “Một số điểm yếu của học sinh trong học tập và việc xây dựng câu nhiễu cho bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Hóa học”, tạp chí Giáo dục,(179), tr. 39−40.

11. Bùi Thị Hạnh, Trần Mai Huê, Trần Trung Ninh (2007), “Phần mềm thi trắc nghiệm khách quan Lotus và ứng dụng trong dạy học hóa học”, tạp chí Giáo dục,(178), tr. 38−39.

12. Nguyễn Thanh Hào (2011), “Những sai lầm thường mắc phải khi giải nhanh bài toán Hóa trắc nghiệm”, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 150(18), tr. 3−5. 13. Nguyễn Thị Huệ (2007), “Kiểm tra, đáng giá – khâu mấu chốt đảm bảo chất

lượng dạy học”, tạp chí Giáo dục,(159), tr. 46−47.

14. Trần Thị Hương, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Hồ Văn Liên, Ngô Đình Qua (2009), Giáo dục học đại cương, ĐHSP TPHCM.

15. Nguyễn Văn Kim (2011), “Một số suy luận nhầm lẫn của học sinh khi giải bài tập Hóa học THPT phần Kim loại”, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 140(8), tr. 7−13.

16. Nguyễn Văn Kim (2011), “Một số suy luận nhầm lẫn của học sinh khi giải bài tập Hóa học THPT phần Kim loại”, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 144(12), tr. 1−3.

17. Quách Văn Long, Trần Thị Thanh Nga (2009), “Kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Hóa học”, tạp

chí Hóa học và Ứng dụng, 87(3), tr. 3−7, tr. 20.

18. Quách Văn Long, Trần Thị Thanh Nga (2009), “Kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Hóa học”, tạp

chí Hóa học và Ứng dụng, 88(4), tr. 3−5.

19. Quách Văn Long, Trần Thị Thanh Nga (2009), “Kỹ thuật biên soạn câu nhiễu trong câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn môn Hóa học”, tạp

chí Hóa học và Ứng dụng, 89(5), tr. 17−20, tr. 13.

20. Vũ Đình Luận (2009), “Khai thác quan hệ giữa câu hỏi, bài tập tự luận với câu hỏi trắc nghiệm khách quan để xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan”,tạp chí Giáo dục, (208), tr. 54−56.

21. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ (tập 2), NXB Giáo dục.

22. Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb Đại học Sư phạm.

23. Nguyễn Minh Tấn (2011), “Tránh sai lầm khi giải bài tập Hóa học”, tạp chí

Hóa học và Ứng dụng,155(23), tr. 19−23.

24. Cao Thị Thặng (chủ biên), Lê Thị Phương Lan, Trần Thị Thu Huệ (2008),

25. Nguyễn Văn Tiến Thành (2010), “Một số lưu ý khi soạn thảo bài tập trắc nghiệm dạng tính toán”, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 115(7), tr. 14−16. 26. Lâm Quang Thiệp (2008), Trắc nghiệm và ứng dụng, Nxb Khoa học kỹ

thuật.

27. Lâm Quang Thiệp, Lâm Ngọc Minh, Lê Mạnh Tấn, Vũ Đình Bổng (2007), “Phần mềm Vitesta và việc phân tích số liệu trắc nghiệm”, tạp chí Giáo dục, (176), tr. 10−12, tr. 28.

28. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Hữu Đĩnh, Từ Vọng Nghi, Đỗ Đình Rãng, Cao Thị Thặng (2010), Hóa học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục.

29. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Xuân Trường, Trần Quốc Đắc, Đoàn Việt Nga, Cao Thị Thặng, Lê Trọng Tín, Đoàn Thanh Tường (2008), Sách giáo viên Hóa

học 12 nâng cao, Nxb Giáo dục.

30. Nguyễn Xuân Trường (2007), Trắc nghiệm và sử dụng trắc nghiệm trong

dạy học Hóa học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm.

31. Vũ Anh Tuấn, Nguyễn Hải Châu, Đặng Thị Oanh, Cao Thị Thặng (2009),

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Hóa học lớp 12, Nxb

Giáo dục.

32. Vũ Anh Tuấn (chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Trần Quốc Đắc, Nguyễn Hữu Đĩnh, Phạm Văn Hoa, Từ Vọng Nghi, Cao Thị Thặng, Nguyễn Phú Tuấn, Nguyễn Xuân Trường (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo

khoa lớp 12 môn Hóa học, Nxb Giáo dục.

33. Hoàng Văn Tùng (2010), “Phương án nhiễu − Một số sai lầm có thể mắc phải khi giải toán trắc nghiệm khách quan”, tạp chí Hóa học và Ứng dụng, 121(13), tr. 6−9.

6. PHỤ LỤC

1. Phụ lục 1: Đề kiểm tra thực nghiệm 15 phút 2. Phụ lục 2: Đề kiểm tra thực nghiệm 1 tiết

PHỤ LỤC 1

ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 15 PHÚT

Câu 1. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

− Thí nghiệm 1: Điện phân có màng ngăn dung dịch chứa 0,2 mol NaCl. − Thí nghiệm 2: Điện phân nóng chảy 0,2 mol NaCl.

Sau khi NaCl bị điện phân hết, số mol khí sinh ra ở catot lần lượt trong 2 thí nghiệm trên là:

A. 0 mol và 0,2 mol. B. 0,1 mol và 0 mol.

C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0 mol và 0,1 mol.

Câu 2. Cách hiệu quả nhất điều chế Al(OH)3 trong phòng thí nghiệm là

A. đổ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

B. đổ từ từ đến dư dung dịch NaAlO2 vào dung dịch NaOH.

C. nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2.

D. rót từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.

Câu 3. Nhận xét đúngkhi nói về điểm giống nhau giữa Na2CO3 và NaHCO3 là:

A. Cả 2 đều dễ tan trong nước.

B. Có thể phân biệt bằng dung dịch HCl.

C. Cả 2 đều kém bền với nhiệt.

D. Dung dịch 2 chất đều làm hồng phenolphtalein.

Câu 4. Nhận định không đúng là:

A. Nguyên tố có 1e lớp ngoài cùng là nguyên tố kim loại kiềm.

C. Quá trình sản xuất Al bằng phương pháp điện phân nóng chảy Al2O3 với điện cực bằng than chì có tạo ra sản phẩm phụ là CO2.

D. Trộn nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu thu được nước cứng toàn phần.

Câu 5. Có nhận định sau: Na2CO3 là muối trung hòa (ý 1) nên dung dịch Na2CO3

có môi trường trung tính (ý 2). Nhận xét đúngkhi nói về nhận định trên là:

A. Cả 2 ý đều đúng. B. Cả 2 ý đều sai.

C. Ý 1 đúng và ý 2 sai. D. Ý 1 sai và ý 2 đúng.

Câu 6. Trộn dung dịch chứa 0,1 mol Ca(HCO3)2 và dung dịch chứa 0,2 mol NaOH

thu được kết tủa M và dung dịch X. Lọc bỏ kết tủa M và cô cạn dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 5,3. B. 9,3. C. 10,6. D. 12,4.

Câu 7. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và

NaAlO2 1,5M, sau một thời gian thu được 7,8 gam kết tủa. Thể tích dung dịch HCl 1M tối thiểu đã dùng là

A. 150 ml. B. 200 ml. C. 250 ml. D. 300 ml.

Câu 8. Cho các dung dịch sau: NaOH, Ba(OH)2, NH3. Lượng dư dung dịch tạo kết

tủa với dung dịch Al2(SO4)3 là

A. dung dịch NaOH, dung dịch NH3. B. dung dịch Ba(OH)2, dung dịch NH3.

C. dung dịch NH3. D. dung dịch Ba(OH)2.

Câu 9. Từ mẫu quặng dolomit (MgCO3.CaCO3), tiến hành tách riêng Mg, Ca theo

các bước sau:

− Bước 1: Nhiệt phân hoàn toàn mẫu quặng thu được chất rắn A và khí B. − Bước 2: Hòa tan chất rắn A vào nước thu được dung dịch C và chất rắn D.

Nội dung các bước chính tiến hành tiếp theo (bỏ qua các công đoạn lọc, rửa, sấy khô) lần lượt là:

A. Điện phân dung dịch C thu được Ca. Chất rắn D là Mg.

B. Điện phân dung dịch C thu được Ca. Hòa tan D vào dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng và điện phân nóng chảy thu được Mg.

C. Cô cạn dung dịch C và điện phân nóng chảy C thu được Ca. Chất rắn D (Mg(OH)2) được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng và điện phân nóng chảy thu được Mg.

D. Trung hòa dung dịch C bằng dung dịch HCl, cô cạn và điện phân nóng chảy

dung dịch thu được Ca. Hòa tan D vào dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau phản ứng và điện phân nóng chảy thu được Mg.

Câu 10. Nhận xét đúng là:

A. Dung dịch NaOH có thể làm mềm nước cứng tạm thời.

B. Ở điều kiện thường, Al thể hiện tính khử khi phản ứng với dung dịch HCl đặc và dung dịch HNO3 đặc.

C. Đốt Na trong oxy thu được natri oxit và natri supeoxit.

D. Không thể phân biệt Ca và Na bằng nước.

PHỤ LỤC 2

ĐỀ KIỂM TRA THỰC NGHIỆM 1 TIẾT

Câu 1: Vôi sống được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Sau khi quét vôi lên

tường, một thời gian sau, vôi sẽ hóa rắn lại. Lúc này đã xảy ra phản ứng

A. CaO + H2O → Ca(OH)2.

B. CaO + CO2 → CaCO3.

C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 119 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)