Lư uý khi xây dựng phương án nhiễu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 76 - 77)

- Trong việc soạn các PA lựa chọn, việc soạn PAN là khó nhất. PAN phải có vẻ hợp lý và phải có sức thu hút HS kém và làm băn khoăn HS khá, giỏi. Một PAN mà không được HS chọn thì không có tác dụng;

- Nên có 4, 5 PA trả lời cho mỗi câu hỏi. Nếu số PA trả lời ít hơn thì yếu tố may rủi sẽ tăng lên. Nhưng nếu có quá nhiều PA để chọn thì GV khó soạn và HS mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi. Các PAN phải có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn như nhau để thu hút HS học không kỹ lựa chọn;

- Các PA trả lời phải rõ ràng, dễ hiểu và phải có cùng loại quan hệ với câu dẫn, có cấu trúc song song, nghĩa là chúng phải phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn (đồng nhất về ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là động từ, tính từ hay danh từ) và không nên làm câu đáp án dài hơn các PAN vì HS thường cho rằng câu dài hơn là câu đúng (vì đầy đủ ý hơn, mô tả tỉ mỉ hơn);

- Không được đưa vào 2 PA trả lời cùng ý nghĩa, mỗi câu hỏi chỉ nên viết 1 nội dung kiến thức nào đó;

- Đáp án của các câu hỏi TNKQ phải được đặt ở những vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D, E gần bằng nhau, tránh hiện tượng HS chọn 1 loại PA cho nhiều câu hỏi;

- Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định hai lần;

- Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được sắp xếp chung một chỗ;

- Kinh nghiệm cho thấy nên xây dựng PAN dựa trên những sai lầm của HS hay những nội dung HS còn mơ hồ, chưa phân biệt được đúng hay sai;

- Nếu không thể soạn được 4 PA trả lời tốt thì nên chuyển câu hỏi nhiều lựa chọn đó thành câu đúng – sai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ thuật biên soạn phương án nhiễu trong trắc nghiệm khách quan (phần kim loại hóa học 12 nâng cao) (Trang 76 - 77)