Giải pháp thực hiện phương án sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 108 - 120)

a. Giải pháp về chính sách - cơ chế

Nghiên cứu áp dụng và thực hiện tốt các quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn dưới Luật về công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và về công tác quản lý, thực hiện quy hoạch nói riêng trên địa bàn huyện.

Kiến nghị Thành phố ban hành cơ chế, chính sách, hỗ trợ huyện trong việc quảng bá, mời gọi các nhà đầu tư, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển vào các khu công nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác với nhau để đầu tư

những dự án lớn, thu hút nguồn vốn đầu tư hạ tầng.

Xây dựng cơ chế chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, học tập đào tạo nghề và giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho người dân trong khu vực đất bị thu hồi phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, đồng thời phù hợp với điều kiển cụ thể trên địa bàn huyện Củ Chi.

b. Giải pháp về nguồn lực kinh tế và vốn đầu tư

Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội các dự án lớn địa bàn huyện đều thuộc cấp thành phố làm chủ đầu tư và cần nguồn kinh phí rất lớn. Vì vậy đề nghị Thành phố sớm có kế hoạch vốn để giao các ban ngành phối hợp với huyện tổ chức thực hiện, nhất là công tác giải phóng mặt bằng.

Tập trung tăng cường công tác phát triển quỹ đất: UBND huyện phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố: Xây dựng kế hoạch phát triển quỹ đất, chọn những vị trí có tiềm lực về kinh tế, hấp dẫn đầu tư để tiến hành bồi thường tạo quỹ đất sạch nhằm điều tiết giá trị gia tăng từ đất, cung ứng cho nhà đầu tư theo kế hoạch sử dụng đất đã đề ra với nhiều phương thức (đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án, đổi đất, BOT, BT,...

Tạo điều kiện thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư tham gia phát triển các dự án trên địa bàn theo hình thức xã hội hóa, đặc biệt là các dự án phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng.

Kết hợp nguồn kinh phí chương trình xây dựng nông thôn mới với thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Áp dụng rộng rãi mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm, trên cơ sở nhà nước đầu tư một phần, vận động đơn vị sản xuất, hiệp hội đoàn thể, tổ chức, cá nhân trên địa bàn đóng góp công sức, tài chính để phát triển giao thông và công trình phúc lợi công cộng.

Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường về nông sản thực thẩm và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện.

c. Giải pháp về khoa học - công nghệ

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ mới, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ và nguồn nhân lực để xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin đất đai trên địa bàn huyện để phục vụ công tác quản lý, theo dõi thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất. Xây dựng mạng thông tin đất đai và nối mạng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ thành phố xuống đến huyện, xã và các đơn vị có liên quan, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của ngành và của người dân về quy hoạch sử dụng đất của huyện.

Ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ, ưu đãi để các nhà đầu tư, áp dụng, chuyển giao, sử dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng chất xám cao, vào các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh.

Đầu tư, chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư vào chiều sâu và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợp. Áp dụng các biện pháp canh tác vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đáp ứng về việc bảo vệ môi trường.

d. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị,.. đảm bảo chất thải được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sử dụng hợp lý phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh cải tạo dinh dưỡng đất cũng như vị trí, quy mô từng loại mô hình sản xuất nhằm tránh tình trạng sản xuất nông nghiệp không hiệu quả ảnh hưởng đến đời sống của người dân và chất lượng môi trường đất.

Phát triển hệ thống mạng lưới cây xanh như: mảng cây xanh tập trung dưới hình thức công viên cây xanh trong đô thị; cây xanh trong các khu dân cư; cây

xanh dọc theo các đường quốc lộ, kênh, rạch, sông; nhất là mảng cây xanh cách ly ở các khu, cụm công nghiệp.

e. Giải pháp về tổ chức thực hiện

Thành phố chỉ đạo huyện Củ Chi và các Sở, Ban, Ngành phối hợp thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Căn cứ vào phương án các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các ngành, các xã triển khai thực hiện. Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ tham mưu, theo dõi tiến độ thực hiện các dự án trong kỳ quy hoạch.

Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, triển khai thực hiện công bố quy hoạch đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt theo quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng pháp luật về đất đai, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dung đất, nhất là công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng.

Trong quá trình thực hiện, Ủy ban nhân dân huyện phải thường xuyên rà soát và chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đánh giá tình hình, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch nhằm ngăn chặn kịp thời các vi phạm, đồng thời phát hiện và kiến nghị điều chỉnh những bất hợp lý trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

KẾT LUẬN

Đất đai là một loại hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tài nguyên đất trở nên vô cùng ý nghĩa và quý báo đối với cuộc sống con người. Bảo vệ đất, quản lý sử dụng hiệu quả vốn tài nguyên đất là trách nhiệm của toàn dân, là giải pháp hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế cao trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nhận thức được vấn đề đó khi tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình, tôi đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại.

1.Những kết quả đạt được

Về mặt lý luận: Đề tài thực hiện đánh giá BĐSDĐ phục vụ mục tiêu sử dụng đất bền vững nên các chỉ tiêu đánh giá BĐSDĐ và khung đánh giá sử dụng đất bền vững là hai vấn đề cơ bản nhất về mặt lý luận của đề tài nghiên cứu. Từ việc xác định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu BĐSDĐ đến việc tiếp cận một cách hệ thống những vấn đề lý luận đối với đánh giá BĐSDĐ là những vấn đề quan trọng cho định hƣớng sử dụng đất bền vững huyện Củ Chi.

Về mặt phương pháp: Phương pháp phân tích số liệu thống kê được coi là phương pháp chủ đạo trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng phương pháp xây dựng bản đồ BĐSDĐ (được xây dựng trên cơ sở sử dụng phần mềm MAPINFO 7.5.). Căn cứ trên cơ sở biến động diện tích thực, căn cứ vào kết quả điều tra, tôi đã đề xuất những giải pháp sử dụng đất hiệu quả ở huyện Củ Chi.

Về kết quả ứng dụng cho huyện Củ Chi

Thứ nhất, tôi đã rút ra được nhận xét về những ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế - xã hội đến sử dụng đất. Các nhân tố tự nhiên chính như đặc trưng thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, địa hình là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn loại hình sử dụng đất. Các nhân tố kinh tế - xã hội như sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế,

quá trình CNH, đô thị hoá và sự biến động phân bố dân cư là những yếu tố ảnh hưởng quyết định đến biến động sử dụng đất.

Thứ hai, tôi đã tiến hành tổng hợp tình hình sử dụng đất huyện Củ Chi tại 5 thời điểm 2000, 2005, 2010, 2016 và 2018 theo cơ cấu sử dụng của từng loại đất và của từng địa phương. Từ phân tích cơ cấu sử dụng đất cho thấy, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên 74%), điều này phù hợp với đặc trưng của các huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ lệ diện tích đất chuyên dùng và đất ở dù nhỏ nhưng sự thay đổi tỷ lệ của chúng cũng phản ánh những chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu dân cư.

Thứ ba, qua phân tích, tổng hợp BĐSDĐ đề tài đã phân tích được quá trình chu chuyển đất đai. Các loại đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở là những loại đất có diện tích gia tăng từ nhiều loại đất khác nên tình hình biến động sử dụng các loại đất này tương đối phức tạp. Ở một khía khác, những qui hoạch sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của quá trình phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số đều có tác động đến BĐSDĐ.

Thứ tư, tôi đã xây dựng mô hình phân loại các nhóm BĐSDĐ nhằm xác định các kiểu biến động đất ở từng xã. Từ đó đề xuất phương hướng sử dụng đất hợp lí cho từng đơn vị hành chính và định hướng phát triển không gian trên địa bàn huyện.

2. Những tồn tại của luận văn

Do điều kiện nghiên cứu không cho phép nên tôi không thể tiến hành phân tích BĐSĐ trên phạm xã trong cả giai đoạn 2000-2016. Chưa thống kê chi tiết những địa điểm sử dụng đất chưa hợp lý của huyện Củ Chi để từ đó có những điều chỉnh hợp lý cho sử dụng đất tại những khu vực này. Đây là một đề tài có nhiều ý nghĩa cho thực tiễn cần được đầu tư và nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Tư Pháp, (2013) Luật Đất Đai

Chu Diệu Thu. (2006). Hiện Trạng sử dụng đất đai tỉnh Phú Thợ thời kì 2002 – 2005, luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đào Tiến Bản. (2005). Tài nguyên đất Lạng Sơn hiện trạng và tiềm năng, Nxb Nông nghiệp. http://www.cuchi.hochiminhcity.gov.vn http://www.donre.hochiminhcity.gov.vn http://www.hochiminhcity.gov.vn http://www.huyencuchi.com.vn http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn https://www.gso.gov.vn

Lê Bá Thảo. (1971). Miền Núi và còn người. Nxb KHKT Hà Nội.

Lê Bá Thảo. (1988). Cơ sở địa lí tự nhiên đại cương tập I, II, III. Nxb Giáo dục.

Lê Bá Thảo. (2004). Thiên nhiên Việt Nam. Nxb Giáo dục.

Lê Duy Bá. (2003). Sinh thái môi trường đất. Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

Lê Thị Ngọc Khanh. (2002). Đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch lãnh thổ, luận án tiến sĩ Địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội. Lê Văn Khoa. (1997). Môi trường và phát triển bền vững ở miền núi. Nxb Khoa

học kĩ thuật.

Nguyễn Danh. (2005). Một số kiến thức về tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Dũng Tiến. (1995). Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai vùng Bắc Trung bộ, luận án tiến sĩ địa lí, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Kim Hồng, Phạm Xuân Hậu, Đào Ngọc Cảnh, Phạm Thị Xuân Thọ

(1997), Giáo trình địa lí kinh tế xã hội đại cương. Trường ĐHSPTP Hồ Chí Minh.

Nguyễn Thế Đặng và những người khác. (2003). Đất đồi núi Việt Nam. Nxb Nông nghiệp.

Nguyễn Thị Nhường. (2002). Nghiên cứu các hợp phần tự nhiên Tây Nguyên thời kì 1976 – 1995 và phân tích nguyên nhân, Luận án tiến sĩ Địa lí, Đại Học sư phạm Hà Nội.

Nguyễn Thị Thu Hiền (2015), Nghiên cứu biến động và đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lí huyện tiên yên, tỉnh Quảng Ninh

Phạm Quang Vinh, Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức. (2005). Nông lâm kết hợp,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

Phạm Văn. Chung (2017) Nghiên cứu, đánh giá biến động sử dụng đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh

Vũ Anh Tuân. (2004). Nghiên cứa biến động hiện trạng lớp phủ thực vật và ảnh hưởng của nó tới quá trình sói mòn lưu vực sông Trà Khúc bằng phương pháp viễn thám và hệ thông tin địa lí, luận án tiến sĩ địa lí.

Vũ Cao Thái, Phạm Quang Khánh, Nguyễn Văn Khiếm. (1997). Điều tra đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp FAO – UNESCO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn một tỉnh, tập 1. Nxb Nông nghiệp TPHCM. Vũ Như Vân, Dương Quỳnh Phương. (2004). Giáo trình địa lí kinh tế xã hội

Việt Nam. Trường ĐHSP Thái Nguyên.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH CHUNG HUYỆN CỦ CHI ĐẾN NĂM 2020

PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020

PHỤ LỤC 3:

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2000 HUYỆN CỦ CHI

THỐNG KÊ DIỆN TÍCH ĐẤT ĐAI THEO ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG 2000

Đất đã giao , cho thuê phân theo đối tượng

sử dụng LOẠI ĐẤT Mã số Tổng diện tích trong địa giới hành chánh Tổng số Hộ gia đình cá nhân Các Tổ Chức Kinh Tế Nước Ngoài và LD với Nước Ngoài UBND Xã quản lý sử dụng Các đối tượng khác Đất chưa giao cho thuê sử dụng A B 1 = 2+8 2 = 3+4+5+6+7 3 4 5 6 7 8 TỔNG DIỆN TÍCH 01 43450,1983 42038,3359 31633,6685 5395,7390 235,5498 3662,6675 1110,7111 1411,8624 I- ĐẤT NÔNG NGHIỆP : 02 34101,4151 34101,4151 28677,5493 4714,4036 92,7091 401,2000 215,5531 0,0000 1- Đất trồng cây hàng năm 03 23404,1670 23404,1670 22262,6596 869,3795 0,0000 251,0428 21,0851 0,0000

a/ Đất ruộng lúa , lúa màu 04 17516,7764 17516,7764 17.394,4857 48,6178 68,3696 5,3033

b/Đất nương rẫy 09 0,0000 0,0000

c/ Đất trồng cây hàng năm 12 5887,3906 5887,3906 4868,1739 820,7617 182,6732 15,7818

HNG NĂM KHC 5887,3906 5887,3906 4868,1739 820,7617 0,0000 182,6732 15,7818 0,0000

2/. Đất vườn tạp 17 5039,0735 5039,0735 4929,5833 84,7688 21,6892 3,0322

3- Đất trồng cây lâu năm 18 5068,2566 5068,2566 1259,402 3478,6177 34,2721 105,5270 190,4378

4- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 23 271,8398 271,8398 271,8398

5- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 26 318,0782 318,0782 225,9044 9,7978 58,4370 22,9410 0,9980

NƠNG NGHIỆP KHẤC 5630,1536 5630,1536 4964,0327 442,0890 0,0000 21,6892 202,3427 0,0000 II - ĐẤT LÂM NGHIỆP : 30 319,2403 319,2403 34,4494 85,4804 0,0000 0,0000 199,3105 0,0000 1/- Rừng tự nhiên 31 93,0105 93,0105 11,7522 0,0000 0,0000 0,0000 81,2583 0,0000 a/. Đất có rừng sản xuất 32 0,0000 0,0000 b/. Đất có rừng phòng hộ 33 92,4973 92,4973 11,2390 81,2583 c/. Đất có rừng đặc dụng 34 0,5132 0,5132 0,5132 2/- Rừng trồng 35 226,2298 226,2298 22,6972 85,4804 0,0000 0,0000 118,0522 0,0000 a/. Đất có rừng sản xuất 36 106,8486 106,8486 21,3682 85,4804 b/. Đất có rừng phòng hộ 37 66,7861 66,7861 1,3290 65,4571 c/. Đất có rừng đặc dụng 38 52,5951 52,5951 52,5951

3/ Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng 43 1216,8526 1216,8526 39,2489 3,2985 1174,3052

4/ Đất di tích lịch sử văn hoá 44 3,5559 3,5559 3,5559

5/. Đất an ninh quốc phòng 45 547,2514 547,2514 547,2514

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng biến động mục đích sử dụng đất huyện củ chi, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2000 2016 (Trang 108 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)